Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng giảm mạnh, trong khi giá thực phẩm và trái cây đồng loạt tăng

Tieudung.vn| 14/10/2019 18:23

Giá cả thị trường trong tuần này: Giá vàng giảm mạnh, trong khi giá thực phẩm và trái cây đồng loạt tăng.

Bản tin  trong tuần: Giá vàng giảm mạnh, trong khi giá  và trái cây đồng loạt tăng.

Giá vàng giảm mạnh

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới giao dịch tại  châu Á ở quanh mức trên 1.485 USD/oz, giảm hơn 10 USD/oz so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng giảm mạnh, trong khi giá thực phẩm và trái cây đồng loạt tăng

Giá vàng giảm mạnh.

Tuần qua giá vàng thế giới đã có những phiên được hỗ trợ mạnh, nhưng cuối tuần lại chịu áp lực khiến giá vàng lao dốc.

Đầu tuần khi Quỹ Tiền tệ Thế giới đưa ra  kinh tế toàn cầu suy giảm do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại thì giá vàng đã tăng mạnh lên trên mốc 1.500 USD/oz. Nhưng cũng chỉ sau đó 1 phiên, khi Mỹ - Trung nối lại đàm phán thương mại thì vàng lại đảo chiều giảm về sát mốc 1.490 USD/oz. Khi cuộc đàm phán ban đầu có những thông tin không thuận lợi vàng sau đó 1 phiên bật tăng mạnh lên mốc 1.514 USD/oz.

Tuy nhiên, 2 phiên cuối tuần các lãnh đạo của 2 nước Mỹ - Trung Quốc đã tìm được tiếng nói chung và đã ký thỏa thuận ở một số lĩnh vực như: Sở hữu trí tuệ, công nghệ, nông sản và tiền tệ.

Ngay sau khi thông tin được phát ra, thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh, còn vàng lao dốc 2 phiên liền. Tính chung cả tuần mất 24 USD/oz so với giá mở cửa tuần.

Tuần qua giá vàng trong nước cũng tăng - giảm theo thị trường quốc tế. Khi giá vàng thế giới có 2 lần trong tuần lên trên 1.500 USD/oz, thì giá vàng SJC cũng đã 2 lần tăng lên trên mốc 42 triệu đồng/lượng. 2 phiên cuối tuần giá vàng SJC cũng lao dốc mạnh.

Tính chung vàng SJC trên thị trường tự do trong tuần qua đã mất 350.000 đồng/lượng. Vàng SJC trong các DN cũng mất từ 300.000 - 350.000 đồng/lượng, tùy theo đơn vị.

Theo nhận định của chuyên gia, giá vàng vẫn có thể còn giảm thêm. Bởi sau khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có lối thoát thì Anh cũng có thể rơi EU có thỏa thuận. Thủ tướng Anh cũng đã gửi đến Liên minh châu Âu (EU) 1 bản yêu cầu. Một số thành viên EU đã thấy yêu cầu của Anh là hợp lý. Nếu 1 tuần nữa Anh và EU họp bàn thống nhất được với yêu cầu của Anh thì có thể quóc gia xứ sở sương mù không phải rời EU không có thỏa thuận. Anh còn 20 ngày nữu đã rời EU, du có hay không thỏa thuận thì Chính phủ nước này cũng sẽ không lùi thêm thời hạn. Nhà đầu tư đang kỳ vọng thỏa thuận sẽ được EU xem xét trong 1 tuần tới. Như vậy, vàng sẽ hạn chế đi cơ hội tránh trú dòng tiền.

Giá  tăng mạnh

Sau một thời gian dài giữ ổn định ở mốc 40.000 - 50.000 đồng/kg, hơn một tuần nay giá heo hơi liên tục tăng "sốc". Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi và kinh doanh heo cũng ồ ạt điều chỉnh giá heo hơi khi bán ra thị trường.

Tập đoàn Dabaco vừa thay đổi niêm yết giá thịt lợn hơi xuất chuồng lên mốc 59.000 - 60.000 đồng/kg, tuỳ vùng miền. Đây cũng là mức giá cao nhất trong vòng 3 năm qua. Tập đoàn C.P điều chỉnh giá từ mức 48.000 đồng một kg lên 53.000 - 56.500 đồng/kg. Vissan nâng lên 57.500 đồng một kg.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng giảm mạnh, trong khi giá thực phẩm và trái cây đồng loạt tăng

Giá thịt heo tăng mạnh.

Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) cho biết, giá heo đang tăng mạnh do nguồn cung ngày càng giảm. Nếu so với đầu tháng 9, giá heo hơi tại công ty đã tăng thêm 11.000 đồng/kg, lên 57.500 đồng/kg. Dự báo, giá heo còn tăng khi nguồn heo tại các trang trại ngày càng giảm, còn heo trong dân gần như cạn kiệt vì dịch bệnh kéo dài, người nuôi chưa dám tái đàn.

Ông Phú cũng cho biết, lượng heo tại công ty ông đang giảm, trong khi đó giá heo hơi tăng cao khiến lợi nhuận doanh nghiệp bị ảnh hưởng mạnh. "Chúng tôi đang làm kiến nghị gửi Sở Tài Chính TP HCM cho điều chỉnh giá bán lẻ. Với giá bán lẻ đang niêm yết, doanh nghiệp gặp khó vì chi phí đầu vào và giá heo hơi tăng cao. Nếu không được điều chỉnh, công ty sẽ bị thua lỗ", ông Phú nói.

Khảo sát tại các chợ cho thấy, giá heo pha lóc tại chợ đầu mối Hóc Môn mỗi loại tăng thêm 10.000 đồng một kg. Cụ thể, đùi heo từ 60.000 đồng tăng lên 73.000 đồng một kg, sườn non tăng thêm 10.000 đồng lên 130.000 đồng một kg, nạc heo cũng tăng thêm 12.000 đồng lên 85.000 đồng một kg.

Còn tại các chợ lẻ, giá thịt heo mỗi loại tăng thêm 12.000 -15.000 đồng. Sườn non đang được các sạp bán với giá 140.000 - 160.000 đồng một kg, ba rọi tăng thêm 20.000 đồng lên 120.000 đồng, chân giò tăng thêm 10.000 đồng lên 100.000 đồng một kg, xương ống cũng tăng lên 70.000 đồng thay vì 60.000 đồng như trước...Theo TS. Kiều Minh Lực, chuyên gia về chăn nuôi ở TP Hồ Chí Minh khuyên, để đảm bảo cân đối cung cầu,  nên sử dụng các sản phẩm thay thế thịt heo bằng thịt gà, cá, hải sản. Còn với người nuôi, nên tái đàn khi điều kiện cho phép. Song song đó, thay vì giữ giá "găm" hàng chờ tăng thì hộ chăn nuôi nên xuất heo đúng trọng lượng 100 - 120 kg/con để đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Tránh trường hợp giữ heo chờ giá tạo thị trường khan hiếm.

Giá gà nhích nhẹ

Ngày 8/10, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ Nguyễn Văn Ngọc cho biết, giá gà lông trắng mấy ngày nay đã nhích lên thêm khoảng 4.000 đồng/kg so với chục ngày trước. Song, với giá bán 16.000 đồng/kg như hiện nay thì người chăn nuôi vẫn thua lỗ nặng.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng giảm mạnh, trong khi giá thực phẩm và trái cây đồng loạt tăng

Giá gà nhích nhẹ.

Theo ông Ngọc, giá thành sản xuất của 1kg gà lông trắng là khoảng 25.000 đồng, tức mỗi 1kg gà người chăn nuôi lỗ khoảng 9.000 đồng. Xuất bán 1 con gà lông trắng người nuôi lỗ 24.000 đồng.

“Đáng buồn là giá gà đã giảm suốt một khoảng thời gian dài và chưa có dấu hiệu phục hồi trở lại”. Ông Ngọc cho hay, giá gà lông trắng bắt đầu giảm từ dịp 30/4 đến giờ, thậm chí có thời điểm giá còn chạm đáy xuống mức 12.000-13.000 đồng/kg. Trong khi, mỗi một tuần ở khu vực Đông Nam Bộ tổng số gà vào đàn khoảng 3 triệu con, tức gà xuất chuồng số lượng cũng tương đương.Nếu nhân lên với số tiền lỗ 24.000 đồng/con, một tuần người nuôi gà lông trắng ở Đông Nam Bộ lỗ khoảng trên 70 tỷ đồng. Nếu tình trạng này kéo dài thì người nuôi gà sẽ phá sản cả loạt.

Trước đó, ông Nguyễn Tấn Tam - chủ một trang trại chăn nuôi gà công nghiệp ở thị xã Dĩ An (Bình Dương) - cũng than thở giá gà sụt giảm từng ngày, chưa nhìn thấy dấu hiệu tăng. Nhóm chăn nuôi của ông có khoảng 10 hộ tham gia, quy mô 650.000 con. Mỗi ngày, nhóm này cung cấp ra thị trường khoảng 10.000 con gà lông trắng, trọng lượng khoảng 2,7-2,8kg/con. Với mức giá như hiện nay, mỗi sáng mở mắt ra, họ chịu lỗ 200-270 triệu đồng.

Không lỗ nặng như các trại nuôi ở miền Nam, song ở miền Bắc người chăn nuôi cũng chịu thua lỗ khi giá gà công nghiệp giảm xuống chỉ còn từ 19.000-21.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, cho hay Hiệp hội đã làm việc với các ngành liên quan và có số liệu chính xác số lượng thịt gia cầm nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2019 là 98.462 tấn, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng đột biến này là nguyên nhân khiến việc tiêu thụ gà trong nước gặp khó khăn lớn.

Trái cây đồng loạt tăng giá

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, trong tháng 9, giá của nhiều mặt hàng trái cây biến động liên tục. Cụ thể, cách đây một tháng, chanh ở ĐBSCL dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/kg thì nay còn 5.000 - 15.000 đồng/kg.

Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng giảm mạnh, trong khi giá thực phẩm và trái cây đồng loạt tăng

Trái cây đồng loạt tăng giá.

Tương tự, sau thời gian rớt giá thê thảm, hiện nay giá thanh long ruột trắng ở tỉnh Tiền Giang đã tăng đến hơn 15.000 đồng/kg, tăng gấp 3 lần so với thời điểm giữa tháng. Với mức giá này, nhà vườn có lãi hơn 5.000 đồng/kg. Các doanh nghiệp thanh long cho biết, nguyên nhân khiến giá thanh long ruột trắng tăng cao là do nhu cầu xuất khẩu trái cây này hút hàng, nhất là thị trường Trung Quốc.

Ngoài thanh long, dừa khô cũng là mặt hàng có giá không ngừng tăng cao trong tháng 9. Cụ thể, ở tỉnh Trà Vinh, giá dừa khô được thu mua tại cơ sở với giá 80.000 đồng/chục, tăng hơn tuần trước 15.000 đồng/chục. Giá dừa khô liên tục tăng là do đang thời điểm mùa mưa nên sản lượng dừa khô bị giảm gần 40%. Các nhà vườn quen gọi là mùa dừa "treo buồng".
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức mô hình điểm Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"
    Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” là đợt sinh hoạt truyền thống lịch sử, nhằm tạo nên bầu không khí thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm sôi nổi trong toàn liên đội; qua đó biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động Đội.
  • MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng trong năm 2024
    Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, lãnh đạo MB đã chia sẻ những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ngân hàng (04/11/1994 – 04/11/2024) cùng nhiều nội dung nổi bật khác.
Đừng bỏ lỡ
Tiêu dùng trong tuần: Giá vàng giảm mạnh, trong khi giá thực phẩm và trái cây đồng loạt tăng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO