Tìm ký ức để thấy mình phải cố gắng thật nhiều

Nguyên Hương| 25/08/2020 22:46

NSƯT Đức Khuê, gương mặt diễn viên truyền hình quen thuộc với những vai tri thức nghèo xuất hiện trong chương trình Quán Thanh xuân số tháng 8 với chủ đề “Bật tivi tìm ký ức” chia sẻ: “Quá khứ là nỗ lực của người đi trước để thế hệ sau thấy cần phải phấn đấu hơn nữa”.

Tìm ký ức để thấy mình phải cố gắng thật nhiều

Tham gia chương trình Quán Thanh xuân lần thứ 2 trong một số đặc biệt nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Đài Truyền hình Việt Nam (7-9-1970 – 7-9-2020), hẳn gợi lại trong anh rất nhiều những ký ức về một thời xem truyền hình?

NSƯT Đức Khuê: Tháng 8 năm ngoái, tôi tham gia chương trình Quán Thanh xuân với chủ đề “Điều không thể mất” với tư cách diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ và sau đó đúng 1 năm, tôi đã trở lại với chương trình nhưng với một tư cách khác, đó là làm khách mời. 50 năm là một quãng đường dài, nếu không muốn nói là quá dài so với đời của một con người. Nó gần bằng tuổi của Đức Khuê và có thể nói truyền hình luôn gắn bó với ký ức trong từng giai đoạn của cuộc đời tôi. Ngày xưa, tôi thường mong ngóng từng chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam mà ngày đó còn rất khó khăn. Bây giờ nhận lời tham gia chương trình thì ký ức ấy lại ùa về và tôi thấy mình như trẻ lại. Hồi ấy điều kiện vật chất còn khó khăn, có phải lúc nào ở nhà cũng có điện và tivi để xem đâu. Tôi toàn phải sang hàng xóm xem, có những hôm thật trớ trêu là đang xem thì mất điện. 

Còn riêng chương trình này, tôi thấy rất hay và ý nghĩa, bởi ở đó có những ký ức mà những người như tôi được xem lại một thời thế hệ đi trước đã làm, đã nỗ lực thế nào thì mình phải trân trọng giá trị ấy và phấn đấu hơn nữa. Ký ức là một sự tiếp nối, thế nên các con tôi xem chương trình để thấy thế hệ của bố chúng đã sống, suy nghĩ và làm việc ra sao, từ đó cũng có những nhận thức trong cuộc sống hôm nay.

Con người ta đến một tuổi nào đó sẽ hay hồi tưởng về ký ức và tự nhiên chỉ một hình ảnh, câu nói lại gợi về cả một trời ký ức. Như trong chương trình phát lại nhạc hiệu của các chương trình gắn bó với tuổi thơ tôi như: “Những bông hoa nhỏ”, “Giải đáp khoa học”, tôi thấy rất nhớ về những ngày xa xưa. 

Vậy là từ một khán giả của truyền hình anh đã trở thành một nghệ sĩ trên truyền hình, được khán giả biết đến và yêu mến qua truyền hình?

NSƯT Đức Khuê: Đúng vậy. Nếu bạn xem chương trình này sẽ thấy đạo diễn, NSND Khải Hưng nói về thời đầu tiên làm truyền hình vì thời xưa chỉ có điện ảnh, chiếu ở rạp, ở bãi và khi có truyền hình thì các nghệ sĩ thông qua đó tiếp cận với khán giả. Ngày xưa Khuê hay tham gia mảng kịch truyền hình, sau đó hợp tác với hãng phim VFC trong các chương trình giải trí khác.

Tôi cộng tác với VTV rất nhiều, nhất là một diễn viên trong nhiều bộ phim truyền hình. Khán giả biết đến Khuê qua các phim vì sân khấu phạm vi còn nhỏ trong khi truyền hình có độ phủ sóng đến với khán giả rộng lớn hơn. Tôi còn nhớ bộ phim truyền hình đầu tiên mà tôi tham gia là vở kịch “Hoàng Lê nhất thống chí” của đạo diễn Trọng Liên, khi ấy tôi mới đang là sinh viên trường sân khấu. 

Tìm ký ức để thấy mình phải cố gắng thật nhiều

Trước đó anh đến với sân khấu như thế nào?

NSƯT Đức Khuê: Tôi đến với sân khấu là sự tình cờ. Khi vào Nhà hát thấy các anh chị em nghệ sĩ biểu diễn vào vai diễn một cách say sưa, tôi rất thích. Cũng đúng lúc đó, Nhà hát mở khóa đào tạo diễn viên, các thầy động viên: “Khuê mạnh dạn thi vào đi”. Tôi thi đỗ, vào học và gắn bó với Nhà hát đã 30 năm.

Có lẽ các đạo diễn thấy tôi hiền lành, chất phác và hơi ngố ngố nên thường sắm cho vai nhà giáo, vai tri thức nghèo, mải mê nghiên cứu mà quên cuộc sống hiện tại, bị vợ suốt ngày réo tên. Tôi nghĩ mình có lợi thế đó nên cứ diễn làm sao chân thật nhất, mang màu sắc riêng nhất của người nghệ sĩ.

Về gia đình tôi thì toàn giáo viên, nhà khoa học nên khi mỗi mình lạc vào con đường nghệ thuật lúc ban đầu cũng thấy mông lung lắm nhưng rồi thấy yêu thích, thấy nghề này rất thú vị và cảm thấy mình chọn đúng nghề. Mình cũng rút ra kinh nghiệm các con thích gì thì đi theo, không ép các con đi theo. Bây giờ có thể không thích nhưng sau các con thích thì sao. 

Ở tuổi 53 thành công với những vai diễn, nhiều người đang tò mò về cuộc sống hiện tại của anh?

NSƯT Đức Khuê: Hiện nay, công việc chính của tôi vẫn ở Nhà hát Tuổi trẻ, một nhà hát mà khán giả biết đến qua nhiều chương trình hài kịch, cổ điển. Tôi đang cùng anh em nghệ sĩ Nhà hát tập vở mới theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Nhà hát. Ngoài ra tôi còn cùng anh em đồng nghiệp tham gia các bộ phim truyền hình, điện ảnh.

Tôi cũng vừa tham gia vở kịch “Bộ cảnh phục” tham gia Liên hoan sân khấu hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân”. Vở diễn đang mang đến Huy chương Bạc cho Nhà hát và bản thân tôi cũng đã giành được một Huy chương Bạc./.

Xin cám ơn anh! Chúc anh tiếp tục có những vai diễn thành công.

(0) Bình luận
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tìm ký ức để thấy mình phải cố gắng thật nhiều
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO