Tĩnh Gia (Thanh Hóa): Vì sao đất vườn liền kề đất ở vẫn đền bù đất trồng cây lâu năm?

Nhóm PV| 04/06/2020 10:17

Báo Người Hà Nội vừa nhận được đơn của ông Mai Xuân Mân ở thôn Hòa Lâm, xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia (từ 01/6/2020 là thị xã Nghi Sơn), tỉnh Thanh Hóa phản ánh về việc UBND huyện Tĩnh Gia trong quá trình thu hồi đất thực hiện Dự án: “Đường dây 500kv đấu nối nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 vào hệ thống điện Quốc gia” đã đền bù chưa thỏa đáng.

Tĩnh Gia (Thanh Hóa): Đất vườn liền kề đất ở vẫn đền bù đất trồng cây lâu năm?

Tĩnh Gia (Thanh Hóa): Đất vườn liền kề đất ở vẫn đền bù đất trồng cây lâu năm?
Đơn của ông Mai Xuân Mân gửi báo Người Hà Nội

Theo đơn thư, gia đình ông Mân có ngôi nhà và thửa đất nằm trong diện giải phóng mặt bằng đường điện 500 KV. Tổng diện tích đất cần thu hồi của gia đình nhà ông Mân là 2.114,3 m2 nhưng đến khi ban giải phóng mặt bằng huyện Tĩnh Gia làm quyết định chi trả thì chỉ có 1.122,5 m2 . Trong khi đó diện tích 2.114,3 m2 là diện tích mà bên điện lực đã về đo (07) lần và yêu cầu gia đình ông Mân ký xác nhận. Vậy mà không hiểu vì sao Ban giải phóng mặt bằng huyện Tĩnh Gia chỉ chi trả cho gia đình ông có 1.122,5 m2 ? Ông Mân cũng cho rằng Ban giải phóng mặt bằng huyện Tĩnh Gia còn chi trả đền bù thiếu cho nhà ông Mân 42 m 2 đất ở. Ông Mân đã có đơn khiếu nại lên UBND huyện Tĩnh Gia nhưng Ban Giải phóng mặt bằng trả lời, diện tích 991,8 m2 của ông Mân là đất màu không đền bù. Trong khi các nhà hàng xóm cùng loại đất tương tự như nhà ông Mân thì lại được đền bù theo giá đất vườn.

Tĩnh Gia (Thanh Hóa): Đất vườn liền kề đất ở vẫn đền bù đất trồng cây lâu năm?
Ông Mân chỉ tay sang mảnh đất nhà hàng xóm cũng giống như đất nhà mình nhưng lại được đền bù là đất vườn

Tĩnh Gia (Thanh Hóa): Đất vườn liền kề đất ở vẫn đền bù đất trồng cây lâu năm?

Ông Đỗ Thế Thống- Chủ tịch UBND xã Trường Lâm trong buổi làm việc với phóng viên báo Người Hà Nội

Ông Đỗ Thế Thống- Chủ tịch UBND xã Trường Lâm giải thích: Xã Trường Lâm hiện có 41 chân cột điện nằm trên tuyến đường điện 500KV cần giải phóng mặt bằng. Trong đó hộ gia đình nhà ông Mân có phần diện tích đất cũng bị ảnh hưởng. Trong quá trình các cơ quan chức năng lên phương án đền bù, ông Mân chưa đồng ý với các phương thức đền bù nên đã có đơn kiến nghị. Nội dung kiến nghị của ông Mân gửi lên UBND huyện hiện đang được các cơ quan chức năng kiểm tra trả lời theo quy định. 

Việc ông Mân thắc mắc tại sao đất vườn liền kề đất ở nhà ông lại được đền bù là đất trồng cây lâu năm là do các cơ quan chức năng tính theo tờ bản đồ xác định nguồn gốc đất vẽ năm 1998. Xét theo tờ bản đồ này, diện tích đất vườn của nhà ông Mân mặc dù liền kề đất ở nhưng lại được tách thành hai thửa khác nhau. Trong khi, đất vườn cùng thửa đất ở thì được tính là đất vườn còn đất vườn khác thửa đất ở thì được tính là đất trồng cây lâu năm. Vì vậy, diện tích đất vườn nhà ông Mân được tính là đất trng cây lâu năm. Ông Mân không đồng ý với đền bù này nên đưa đơn khiếu nại và UBND huyện đã thành lập một Đội thanh tra giải quyết khiếu nại. Nhưng gia đình bác Mân cũng không thống nhất với kết luận Thanh tra. Bác Mân cho rằng như vậy là không đúng. UBND xã đã động viên Bác cứ nhận tiền đền bù rồi bàn giao mặt bằng còn việc sai hay đúng hay như thế nào thì Bác tiếp tục làm đơn để giải quyết. Nhưng hiện nay bác Mân chưa nhất trí- ông Thống nói.

Về trường hợp ông Mân thắc mắc tại sao hàng xóm nhà ông cũng có kiểu đất giống như nhà ông nhưng lại được công nhận là đất vườn cùng thửa đất ở, ông Đỗ Thế Thống- Chủ tịch UBND xã Trường Lâm phân bua, đó là do những gia đình đấy căn cứ theo bản đồ 1998 đất nhà họ có cùng một thửa. 

Tuy nhiên theo điều tra của phóng viên, hiện nay ở địa phương đang có (03) tờ bản đồ về đất đai, ngoài bản đồ 299 được vẽ không chi tiết, bản đồ vẽ năm 1998 xác định nguồn gốc đất thì vẫn còn một tờ bản đồ khác nữa được đo năm 2011 về hiện trạng đất. Nhưng tờ bản đồ được đo, vẽ năm 2011 theo hiện trạng đất đã không được các cơ quan chức năng huyện Tĩnh Gia lấy làm căn cứ để đền bù với lý do bản đồ đó chỉ vẽ... hiện trạng.

Trong khi, đất nhà ông Mân xét theo bản đồ 1998 là hai thửa khác nhau. Nhưng, nếu căn cứ vào bản đồ gần đây nhất được vẽ (năm 2011) thì mảnh đất nhà ông Mân lại cùng một thửa. Như vậy, gia đình nhà ông Mân đi kêu cứu đòi quyền lợi là có lý. Việc các cơ quan chức năng huyện Tĩnh Gia trong quá trình làm công tác đền bù không căn cứ vào bản đồ năm 2011 là đã bất lợi cho gia đình ông Mân. 

Tĩnh Gia (Thanh Hóa): Đất vườn liền kề đất ở vẫn đền bù đất trồng cây lâu năm?
Ông Nguyễn Tiến Dũng- Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia (nay là Thị xã Nghi Sơn), tỉnh Thanh Hóa tại buổi trao đổi với phóng viên báo Người Hà Nội

Trả lời phóng viên báo Người Hà Nội, ông Nguyễn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia cho biết, sau khi tiếp nhận đơn kiến nghị của ông Mai Xuân Mân, chúng tôi đã thành lập đoàn xác minh, giao cho Thanh tra phối hợp với các phòng, ban chuyên môn kiểm tra, làm rõ. Sau khi có kết quả sẽ trả lời đơn thư theo quy định- ông Dũng nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức văn hóa Kinh Kỳ qua tranh truyện Hàng Trống
    Tranh truyện Hàng Trống chính là giá trị thẩm mỹ, sự tinh tế của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu, mang đậm bản sắc văn hoá độc đáo của đất và người Kinh kỳ xưa.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • “Một thời mạ Huế” - đậm sâu cảm xúc, suy tư về xứ Huế
    Tháng 3 này, Tủ sách văn học Việt Nam của Chibooks có thêm ấn phẩm mới là tập tản văn “Một thời mạ Huế” của tác giả Nguyễn Khoa Diệu Hà. Sách do Chibooks liên kết với Nhà xuất bản Lao động ấn hành.
  • Đảm bảo việc cung ứng điện an toàn, ổn định trên địa bàn Thủ đô trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 677/UBND-KTN, chỉ đạo các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; Các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố; Tổng Công ty Điện lực Thành phố về việc đảm bảo cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo.
  • Hà Nội có 8 học sinh tham dự Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia
    Chiều 18/3, Sở GD&ĐT tổ chức gặp mặt 8 học sinh, tác giả của 4 dự án tham dự Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2023 – 2024.
Đừng bỏ lỡ
Tĩnh Gia (Thanh Hóa): Vì sao đất vườn liền kề đất ở vẫn đền bù đất trồng cây lâu năm?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO