Tình yêu dành cho thiếu nhi của một nhà thơ

Tổ quốc| 17/07/2017 10:20

Thơ thiếu nhi là thể loại thơ khó viết, nên không nhiều nhà thơ theo đuổi đề tài này, bởi khi sáng tác, tác giả phải đặt mình vào ngôn ngữ, tâm lý của trẻ em để cảm, để hiểu và cho ra đời những bài thơ hồn nhiên, trong sáng. Tuy nhiên, với nhà thơ Dương Thuấn, đề tài thơ thiếu nhi luôn hấp dẫn ông, để trong nghìn bài thơ ông đã viết, thơ thiếu nhi chiếm một số lượng không nhỏ. Nhiều tập thơ thiếu nhi đã mang về cho ông những giải thưởng quý giá.

Tình yêu dành cho thiếu nhi của một nhà thơ - ảnh 1

Nhà thơ Dương Thuấn là người dân tộc Tày, ông sinh ra tại Bản Hon, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Nơi có hồ Ba Bể, sông Năng, thác Đầu Đẳng, động Puông, núi Phja Bjoóc… mảnh đất gió núi, đại ngàn ấy chính là nguồn sữa văn hóa nuôi lớn tình yêu thi ca trong ông để sau này, ông trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tày nói riêng và thơ Việt Nam đương đại nói chung.

Có thể nói, bằng tình yêu với trẻ em, nhà thơ Dương Thuấn đã dành nhiều tình cảm và tâm huyết cho thơ thiếu nhi, những bài thơ thiếu nhi của ông luôn có sự trong sáng, hồn nhiên, tinh nghịch của trẻ em miền núi. Sáng tác cho thiếu nhi chiếm tỷ lệ đáng kể trong thơ Dương Thuấn, các tác phẩm viết cho thiếu nhi tiêu biểu của ông phải kể đến tập Cưỡi ngựa đi săn, Bà lão và chích chòe, Trăng mã Pì Lèng, Dương Thuấn - Thơ với tuổi thơ, Chia trứng công… Năm 2010, Dương Thuấn là nhà thơ dân tộc thiểu số đầu tiên cho ra đời tuyển tập thơ song ngữ Tày - Việt dày 2.000 trang gồm ba tập, trong đó tập thứ ba là tập thơ dành riêng cho thiếu nhi.

Có thể nói, thơ thiếu nhi đã đem lại cho ông nhiều thành công, ngay từ năm 1986, ông đoạt giải khuyến khích cuộc thi Thơ viết cho thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức đã báo hiệu tương lai rộng mở cho một tài năng thơ. Năm 1992, với tập thơ đầu tay viết cho thiếu nhi Cưỡi ngựa đi săn, Dương Thuấn đã nhận được Giải A Giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn Việt Nam. Cũng với tác phẩm này, cùng năm Dương Thuấn còn nhận thêm giải Nhất của Hội giao lưu văn hóa Nhật - Việt.

Hình ảnh thiên nhiên miền núi trong thơ Dương Thuấn hiện lên phong phú, đa dạng. Người đọc như cảm nhận được âm thanh của núi rừng, như đang đi dạo cùng trẻ em miền núi. Trong bài thơ Vào hè, nhà thơ Dương Thuấn viết:

“Măng vầu cởi áo

Mở lá cánh ve

Ông trời thở phè

Bay từng phoi lửa

Ông sấm ra cửa

Tập súng trên cao”

(Vào hè - Cưỡi ngựa đi săn)

Thế giới tuổi thơ tràn ngập sắc màu, với cây cỏ, chim muông đã đi vào thơ Dương Thuấn một cách tự nhiên, chân thực nhất. Những bài thơ ông viết cho trẻ em với những loại hoa quả chỉ có miền núi mới có được thể hiện qua những bài thơ Hoa mơ, Hoa lê, Bjoóc mạ, Hạt dẻ, Cây sau sau, Cây sui, Bứa, Xổ, Gắm, Bồ khai, Núc nác, Mùa hoa chít nở, Hồng sinh con, Mong dưa chín, Cây tre, Chuối rừng

“Mặc cho nắng táp

Mặc cho gió xoay

To bằng bàn tay

Dài như lưỡi mác”

(Núc nác - Chia trứng công)

Một thế giới thu nhỏ mang linh hồn của quê hương Bắc Kạn, của quê hương người Tày. Từ con ngựa ở tàu/ suốt đời ngủ đứng đến cá dưới vực sâu/ vừa bơi vừa ngủ. Chao ôi! Hình ảnh mới đáng yêu và dễ thương làm sao:

Cỏ cây đi ngủ

Lá khép vào nhau

Cá dưới vực sâu

Vừa bơi vừa ngủ

Con ngựa ở tàu

Suốt đời ngủ đứng

Con chim đậu vững

Ngủ trên ngọn cây

Con giơi ngủ ngày

Chân treo vòm đá

Tình yêu dành cho thiếu nhi của một nhà thơ - ảnh 2

Cuộc trò chuyện ngộ nghĩnh của ếch và cá rô được nhà thơ Dương Thuấn miêu tả hết sức hồn nhiên:

Một đêm mùa hạ

Trời đầy trăng sao

Có một chú ếch

Ngồi ở bờ ao

Mồm luôn đớp đớp

Uống bóng trăng vào

Cá rô thấy lạ

Mới hỏi làm sao

Ếch bảo cố đớp

Ăn hết trăng sao

Cho trời tối lại

Thành cơn mưa rào

Cá rô nghe vậy

Cười sủi cả ao.

Cái nhìn vui vẻ trong veo của trẻ em với thế giới xung quanh đã vang lên trong những câu thơ của nhà thơ Dương Thuấn. Nguồn nước quê hương Hồ Ba Bể ngọt ngào đã được nhà thơ miêu tả lại:

Tiếng chim hót trong veo

Làm xanh biếc da trời

Con chim đã uống nước

Hồ Ba Bể đấy thôi.

Thơ trẻ em dân tộc thiểu số mang vẻ đẹp ở sự diễn đạt giản dị, mộc mạc. Vẻ tinh nghịch, hồn nhiên của những đứa trẻ quen sống với núi rừng được nhà thơ gọi là những em bé xứ Mây:

Những em bé xứ Mây

Tóc nâu

Da thơm mùi cỏ

Chạy đuổi theo trăng

Trăng chạy xuống nước

Cả lũ đứng cười ha hả.

Đề tài trẻ em luôn cuốn hút nhà thơ vì ông cũng thường xuyên hay chơi và quan sát trẻ em. Ông rất thích thú khi làm thơ cho trẻ em đọc, do đó những tứ thơ cho trẻ em được hình thành rất nhanh mỗi khi ông quan sát thế giới xung quanh.

Mặc dù đã xa quê từ lâu, kể từ khi tham dự học khóa IV trường Viết Văn Nguyễn Du và tốt nghiệp xuất sắc ở vị trí thủ khoa năm 1992 được giữ lại làm cán bộ giảng dạy ở trường, sau đó về công tác tại báo Thiếu niên Tiền Phong. Sống và viết ở Hà Nội từ bấy đến nay, nhưng tình cảm với quê hương vẫn luôn ở trong ông. Ông cho rằng, kỷ niệm đối với người sáng tác rất quan trọng. Từ những kỷ niệm sẽ hình thành tác phẩm văn học, rất nhiều kỷ niệm về quê hương bản Hon yêu dấu đã đi vào thơ Dương Thuấn một cách dung dị và tự nhiên do đó, hằng trăm bài thơ về trẻ em đã được sinh ra một cách dung dị và tự nhiên như thế.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Tình yêu dành cho thiếu nhi của một nhà thơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO