Tôi đi học trường huyện

Lê Bá Thự| 24/11/2019 21:53

Trẻ con thời nay sướng hơn thời cha mẹ, ông bà chúng rất nhiều lần. Chỉ tính mảng chăm lo, trang bị, đưa đón là đã thấy công phu, tốn kém. Nhưng tôi thì thấy trẻ con thời nay tuy thông minh, được tiếp cận các thiết bị hiện đại xong thế giới quan, nghị lực, độ chịu khó, lòng hiếu học thì dường như vẫn thua xa lớp tiền bối. Cứ đến mùa tựu trường, tôi lại nhớ thời học cấp II cách đây trên 60 năm.

 Hoà bình lập lại, tháng 9 năm 1954, tôi lên học cấp II. Cả huyện Thiệu Hoá hồi đó chỉ có duy nhất một trường cấp hai, được gọi là "Trường cấp hai Thiệu Hoá". Cả làng Nguyệt Lãng (xã Thiệu Lý) năm đó chỉ hai học sinh cấp một đỗ cấp II. Tôi và anh Lê Tâm Thể. Thực ra, họ tên chính xác của anh Thể là Lê Tam Thể, nhưng mỗi lần điểm danh, cứ gọi đến "Lê Tam Thể" là học sinh cả lớp lại cười ồ. Cho nên anh phải đổi "Tam" thành "Tâm" để họ tên mình không còn là trò cười nữa. Anh Thể là anh họ của tôi, hơn tôi hai tuổi. Hai anh em tôi cùng xóm, nhà anh Thể ở đầu xóm ngoài, còn nhà tôi ở xóm trong, nhìn ra cánh đồng làng.

Cứ 17 giờ mỗi ngày, tôi ra đầu xóm gọi anh Thể, rủ nhau đi gánh nước giếng làng, giếng đất. Hai anh em mỗi người gánh một đôi nồi su trên vai (tên gọi loại nồi đất, miệng tròn, dùng đựng nước mưa, nước giếng ở làng tôi) ra giếng múc nước, gọi là "nước ăn", gánh về nhà để dùng. Hồi đó, làng tôi còn có một chiếc giếng xây bằng gạch, gần đình làng, nhưng vì nước tanh, nồng, nấu cơm thì cơm mất ngon, nấu nước chè thì nước chè mất mùi, cho nên dân làng hầu như không sử dụng. Sau này người ta đã lấp chiếc giếng này, chỉ còn lại giếng đất. Bây giờ thì khác, nhà nhà dùng nước giếng khoan, nhà tôi cũng vậy. Nước mạch ở làng tôi khá ngon, không hôi, không tanh.

Bố anh Thể là thầy thuốc đông y, chuyên cắt thuốc nam, thuốc bắc cho bà con dân làng. Tuy là nông dân, nhưng mẹ anh Thể hầu như không cày, bừa, cấy, hái, quanh năm chủ yếu nuôi tằm, dệt vải. Khác với tôi, anh Thể ít khi được mẹ cho ra khỏi nhà, chơi bời, nghịch ngợm với lũ trẻ trong làng. Còn tôi thì hầu như không bị mẹ tôi cấm đoán, muốn chơi đâu thì chơi, muốn đi đâu thì đi, tự do thoải mái. Cho nên tôi "hư" hơn anh Thể. 

Ngày ấy, làng tôi vô cùng lạc hậu, sống hoàn toàn tự nhiên, không điện, không báo chí, không đài (Đã có thời gian tôi và mấy thằng bạn trong xóm xin tiền bố mẹ, rủ nhau đi mua một cục đá galen về làm "loa galen" để nghe Đài Tiếng nói Việt Nam. Hì hục mấy ngày liền, nào lắp "linh kiện" theo sơ đồ hướng dẫn, nào leo lên hai cây cau cao nhất vườn kéo dây ăngten. Rốt cuộc không thành công. Chỉ nghe độc tiếng sột soạt, không nghe được đài, thất bại, chúng tôi buồn, mặt tiu nghỉu). Không hề có chuyện nghe dự báo thời tiết như bây giờ. Ngày mai, những ngày sắp tới, mưa nắng ra sao chẳng thể biết. Nếu có cái gọi là "dự báo thời tiết" đi chăng nữa thì hoàn toàn dựa theo kinh nghiệm, trải nghiệm và những hiện tượng tự nhiên. Mẹ tôi thường là người dự báo thời tiết của nhà. Mẹ tôi bảo: "Đêm qua, tau đau ê ẩm cả người. Tay chân buồn bực, không ngủ được, chiều nay lại có mưa". Hoặc: "Hôm nay, chuồn chuồn bay thấp, bay là là sát mặt ao. Sắp có mưa". Ông nội là người báo bão cực giỏi, thậm chí rất chính xác.

Ông đứng giữa sân, ngắm mây trên trời. Nhìn mây, ông nhắc tôi: "Cháu ơi, mây trời hôm nay có vân vẩy cá như thế kia là sắp có bão đó". Và quả đúng vậy, mấy hôm sau bão đổ bộ vào quê tôi. Mỗi lần có bão là một lần thiệt hại rất lớn, nhà đổ, vì hồi đó đa phần là nhà tranh vách đất. Cây cối trong làng đổ ngổn ngang, nhất là chuối, xoan. Bão tàn phá nhiều giờ, cho nên trước khi bão đổ bộ phải huy động mọi phương tiện có thể để chằng chống nhà cửa. Nhà nào cũng đóng chặt cửa, cho gió bão không lọt được vào nhà. Ngồi co rúm trong căn nhà kín bưng, lũ trẻ con chúng tôi sợ vãi linh hồn, khi nghe tiếng gió rít mạnh, chỉ sợ nhà mình bị đổ. Theo kinh nghiệm thực tế, phải khi nào "bão đông" nổi lên thì trận bão mới đến hồi kết. Vì bão chuyển động xoay tròn theo hướng ngược chiều kim đồng hồ mà.

Làng tôi nghèo và lạc hậu đến nỗi chẳng ai có đồng hồ, dù là đồng hồ báo thức hay đồng hồ đeo tay. Đồng hồ là một thứ xa lạ đối với dân quê chúng tôi. Mặt trời và gà gáy chính là "đồng hồ" của chúng tôi. Chẳng hạn, mười hai giờ trưa, tức là "trưa", là lúc mặt trời đứng bóng, nghĩa là vào giờ này nếu ta đứng ngoài sân, dưới nắng trời, thì bóng người tròn xoe in ngay dưới chân mình. Còn gà gáy ban đêm chính là "đồng hồ báo thức" của nông dân, theo canh - canh một, canh hai, canh ba, canh bốn, canh năm.

Mẹ tôi chính là "đồng hồ báo thức" của tôi. Không có mẹ đánh thức, chắc tôi toàn đi học muộn vì dậy muộn hoặc ngủ quên. Tôi còn trẻ, ngủ say "như chết". Sáng nào cũng vậy, mẹ tôi lắng nghe tiếng gà gáy, nghe tiếng gà gáy là mẹ tôi biết đã mấy giờ để đánh thức tôi dậy đi học. Thường khoảng năm giờ sáng là tôi phải dậy, có hôm tôi ngủ quá say, mẹ tôi phải gọi đi gọi lại đến ba bốn lần tôi mới chịu rời khỏi giường.

Chẳng có chuyện đánh răng buổi sáng, chưa có "văn hoá đánh răng", cho nên tôi không phải tốn thì giờ cho công việc vệ sinh cá nhân này. Vùng dậy khỏi giường, tôi chạy ngay xuống bếp, nhóm lửa nấu cơm, đun bằng rơm hoặc rạ. Quê tôi không có củi để mà đun, vì chỉ trồng lúa. Tôi cho một bò gạo (ống bò là hộp sắt tây đựng sữa bò thời Pháp) tức 1/3 cân gạo vào niêu đồng để nấu bữa cơm sáng cho mình.

Đó là bữa ăn tôi được "ưu tiên" không phải ăn độn. Còn cả nhà phải ăn cơm độn khoai (thường là khoai lang thái, phơi khô, để ăn dần). Ăn xong tôi ra đầu xóm rủ anh Thể đi học. Để tới trường huyện chúng tôi phải đi bộ bốn cây số, đi qua chiếc cầu mà dân làng tôi vẫn gọi là "Cầu Tây", cầu xi măng cốt thép bắc qua Nông Giang, xây dựng từ thời Pháp thuộc. Tiếp nữa, chúng tôi đi trên con đường xuyên qua hai cánh đồng làng Vận Quy và làng Vạc. Đến làng Vạc chúng tôi phải sang đò, gọi là Đò Vạc, hay Đò Vạn Hà, qua sông Chu, để sang xã Vạn Hà, nơi có trường cấp II Thiệu Hoá. Là học sinh phổ thông, chúng tôi được đi đò miễn phí. Cho nên mấy người lái đò thường không thích chở học sinh, vì họ bị "thất thu". Sang đò khổ nhất là mùa lũ, nước sông Chu dâng cao, chảy xiết.

Để sang được bờ bên kia, người lái đò phải chèo đò ngược dòng, men theo bờ đến nửa cây số, lên gần làng Khoai, rồi lúc đó mới lấy hết sức bình sinh chèo thật mạnh tay cho con thuyền sang sông. Lúc này, con đò vừa dịch chuyển chậm chạp sang ngang vừa trôi mạnh xuôi theo dòng nước xiết, nếu không lái khéo léo, con đò dễ bị đâm vào những cây gỗ to đang lao như điên giữa dòng nước xoáy. Lái con đò nhằm trúng bến là chuyện không đơn giản chút nào. Còn khi con đò bị nước lũ chảy xiết đẩy trôi xuôi, chệch khỏi bến, thì người lái đò lại phải chèo đò ngược dòng, men theo bờ, để quay lại bến. Lắm khi chúng tôi bị muộn học vì những chuyến đò "bất kham" như vậy.

Đó là mùa lũ. Còn mùa Đông, nước sông Chu cạn kiệt, để lộ những bãi cát dài, có chỗ nước chỉ sâu đến rốn chúng tôi. Nhất là đoạn ở cuối làng Vạc. Những khi như thế, chúng tôi rủ nhau lội sông cho thỏa thích. Tôi và anh Thể, tìm đoạn nước nông, cởi truồng, tay ôm quần áo và sách vở, lội qua sông một cách ngon lành. Vừa lội sông tôi vừa nhìn về phía bến đò, vẻ mặt đầy kiêu hãnh, ra điều: "Hôm nay ta đếch phải luỵ đò".

Bây giờ, tại nơi ngày xưa gọi là Đò Vạc hay Đò Vạn Hà, nhà nước đã xây cầu Thiệu Hoá, hay còn gọi là cầu Vạn Hà, trên quốc lộ 45, nối thị trấn Vạn Hà và xã Thiệu Đô.

Còn một câu chuyện nữa về việc tôi đi học trường huyện. Đi cùng đường đến trường với chúng tôi còn có cô bạn tên là B., B. học cùng lớp với tôi. B. gương mặt trái xoan, xinh, dễ thương. Đoạn đường từ Ngã Ba Chè đến trường, dài chừng hai cây số, là đoạn đường đi chung của chúng tôi. Sáng nào chúng tôi cũng gặp nhau, và cùng đi trên con đường này. Tôi thích B. Và có lẽ B. cũng thích tôi. Lạ là, hai đứa chung đường, chung lớp, nhưng suốt mấy năm trời chúng tôi không hề bắt chuyện. Đùng một cái B. chuyển trường khác và biến mất tăm từ đó. Mấy chục năm sau, tình cờ tôi gặp lại B. trên đường phố Hà Nội. Và cuộc tái ngộ vô tiền khoáng hậu này đã cho tôi cái tứ để làm bài thơ "Tình câm": "Ngày học phổ thông/ Hai ta cùng lớp/ Hai ta cùng trường/ Cùng đi một đường/ Không hề bắt chuyện/ Đường lên trường huyện / Dày dấu chân ta/ Gần mà như xa…/ Một ngày đầu Hạ/ Bỗng vắng bóng nàng/ Lòng thấy bàng hoàng/ Có gì luyến tiếc/ Trời cao xanh biếc/ Chắc biết tôi mong… / Mấy chục năm ròng/ Bóng nàng vẫn vắng / Một ngày hạ nắng/ Phượng đỏ rực trời/ Chẳng hẹn chẳng chờ/ Gặp lại người xưa/ Sững sờ tôi đứng/ Lệ nàng như mưa…"
(0) Bình luận
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
  • Tin vào nắng
    Cuối giờ chiều, Diệp gọi cho cô về số máy cơ quan, vừa kịp “Alô” đã nghe đầu kia choe chóe: “Mày còn chết gí ở đấy à? Tuần sau tao cưới rồi, đang túi bụi đưa thiếp mời đây. Mày phải về từ hai hôm trước còn giúp các cụ tiếp khách ở nhà.” Diệp lúc nào cũng thế, cứ ào ào như đi đánh trận. Cầm tấm thiệp được thiết kế khá cầu kỳ, tên chú rể là Biền - không nằm trong số những người quen cũ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Tôi đi học trường huyện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO