Trò múa hổ Ải Lao trong lễ hội làng Hội Xá

Văn Hậu| 14/05/2018 09:53

Đầu thế kỷ XIX, làng Hội Xá có tên là Hộ Xá, là một xã thuộc tổng Đặng Xá huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Từ năm Minh Mạng thứ 12 - 1831 là tỉnh Bắc Ninh. Vào đầu đời Thành Thái (1889 - 1907), vì kỵ húy nên làng phải đổi tên thành Hội Xá.

Trò múa hổ Ải Lao trong lễ hội làng Hội Xá
Tam quan đình làng Hội Xá
Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Hội Xá nằm trong một xã lớn mang tên Toàn Thắng chia nhỏ thành nhiều xã, trong đó có Hội Xá, gồm các làng: Hội Xá, Nông Vụ (Đông, Thượng, Chung). Từ tháng 6 năm 1961, xã Hội Xá cùng các xã trong huyện Gia Lâm được chuyển về Thành phố Hà Nội. Tháng 11/2003 quận Long Biên, xã Hội Xá được chuyển thành phường và đổi tên toàn bộ làng Hội Xá (phường Phúc Lợi ). Xưa, làng có 4 giáp, các giáp thay phiên nhau hát múa Ải Lao phục vụ lễ hội .

Hội Xá có ngôi đình được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa (năm 1995). Kiến trúc và điêu khắc hiện tại của đình khá đơn giản, gồm 3 gian đại đình và một gian hậu cung. Ngoài thần Hoàng Hổ, đình còn thờ hai vị khác là Nguyên Phi Ỷ Lan - người phụ nữ nổi tiếng của dưới hai triều vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072), Lý Nhân Tông (1072 - 1128) và Nguyễn Nộn (? - 1229). Làng còn có ngôi chùa Linh Tiên tự, được dựng vào thế kỷ XVIII, được tu sửa nhiều lần, với việc công đức của nhiều người, thông qua tục đặt hậu, sửa chữa lần cuối cùng vào năm Bảo Đại thứ mười (năm 1935).

Dân gian còn truyền câu ca:

Mồng bảy hội Khám
Mồng tám hội Dâu
Mồng chín đâu đâu
Kéo về hội Gióng

Phù Đổng Thiên Vương bay lên trời sau khi đã chiến thắng giặc Ân một cách oanh liệt. Diễn xướng dân gian với vị anh hùng “Xung Thiên Thần Vương” trải rộng từ bao làng quê từ sông Cầu (Nguyệt Đức) tới sông Đuống (Thiên Đức). Hội Sóc Sơn (mồng 7 tháng Giêng) có tục cướp hoa tre. Hội đền Sóc Xuân Đỉnh (mồng 6 tháng Giêng) có tục rước ông ra lầu Phiến Đá. Hội Gióng Phù Đổng (mồng 9 tháng 4) diễn tả trận đánh giặc Ân có Phù Đổng, Phù Dực, Đổng Viên, Đổng Xuyên…, đặc biệt có trò diễn của phường Ải Lao Hội Xá là điệu múa hổ. Điệu múa hổ phục vụ hội làng vào ngày mồng 10 tháng hai và hội Gióng dịp đầu tháng tư.

Hiệu hàng đăng trung quân tiếu cổ
Phường Ải Lao áo hổ đi theo
Là phường “Tùng Choạc” cổ mao
Người bên Hội Xá năm nào cũng sang
(Ca dao)

Phường Ải Lao (nước Lào) từ thời vua Lý Thái Tổ thế kỷ XI vẫn sang chầu biểu diễn. Có năm họ không sang, vua Lý ban truyền cho Hội Xá lo liệu như cấp ruộng cho 27 mẫu 5 sào ruộng công, miễn lao dịch cho 20 thanh niên tham gia phường hát múa Ải Lao. Phường gồm một trùm trưởng, một người mang lốt hổ, một người đi câu, một người đeo cung, hai người mang cờ lau, 12 người cầm sênh. Trang phục của họ giống nhau trừ người đội lốt hổ họ đội nón chóp dứa, mặc áo chẽn, chít khăn đen, đi chân trần, thắt lưng xanh có nút bên trái.  Đầu tháng ba, giáp phụ trách đem trầu cau, hương hoa lên đình Hội Xá mang đầu hổ về bôi bìa, mang vải vẽ vằn hổ, sau đó tập múa hổ, gọi là múa “Tùng Choạc” và tập hát đồng ca gồm 12 ca khúc:

- Hát lúc rước như hát đến đền Gióng, hát nơi thờ, hát khi ra khỏi đền hát nơi thờ Thánh Mẫu, hát xem đánh cờ.

- Hát lúc rước về như hát uốn câu, hát săn hổ, hát vây hổ, hát lúc hổ bị bắt, hát lúc ra khỏi đền, sau cảnh diễn của hổ… hát ở chùa Kiến Sơ.

Đoàn ca múa hát theo nhịp trống nhịp sênh có cải biên hai câu lục bát thành đoạn dài kèm tiếng đệm. Ví dụ:

Giáo quân cờ quạt tưng bừng.
Nhác trông uy vũ tưởng chừng nẻo xa…

Hát thành:

Cờ mà quạt là là tưng mà bừng
Giáo á gươm là là giáo á gươm
Nhác mà trông là là uy mà vũ
Tưởng mà chừng là là nẻo mà xa…

Xong hội diễn, giáp làm lễ cúng tại đình làng Hội Xá rồi đốt tấm da hổ. Đầu hổ được thủ từ cất vào trong điện thờ. Nay tấm da hổ làm vải tốt nên cứ để dùng.

Trò múa hổ Ải Lao trong lễ hội làng Hội Xá
Biểu diễn trò múa hổ Ải Lao trong lễ hội
Đúng mồng 9 tháng tư, khoảng 10 giờ, phường Ải Lao chuẩn bị diễn trò bắt hổ. Phường múa hát theo nhịp sênh một số câu ca trước đền. Hiệu cờ được che 4 lọng vàng, tượng trưng cho Thánh Gióng. Chờ hiệu cờ lễ xong, cả phường thứ tự xếp hàng vào lễ. Đầu tiên là ông Hổ, bước lên chiếu nhất một bước, chân choãi ra khuỵu dần, quỳ xuống, hai tay chống chiếu, đầu cúi xuống đất theo hiệu trống. Ông Hổ lễ 4 lễ rồi giật lùi về phía bên trái ban thờ Gióng. Kế đến hai người cầm cờ lau rồi hai người cầm trống và mèn đĩa đồng. Hai người khác cầm cần câu, cung tên. Mấy đôi này lễ 4 lễ nhưng chỉ chắp tay khấu đầu ở chiếu nhì, xong chia nhau đứng hai bên: người trống, người bắn cung, người hổ một bên; người trống mèn, người cần câu một bên. Tiếp đến 12 người cầm sênh thanh tre hàng đôi tiến vào chiếu ba, đứng cụm gót, sênh gài thắng lưng, tay ngửa về phía ban thờ, xếp chéo trước ngực, hướng mặt sang phía phải, trái, giữa, rồi quỳ xuống, tay chống chiếu khấu đầu. Lại đứng dậy bắt chéo tay lễ lần thứ hai. Theo hiệu trống hiệu mèn, vái 4 vái. Bốn tiếng sênh cùng vang rồi chia hai hàng đứng hai bên. Hiệu trống thì thùng dồn dập. Cả phường Ải Lao đồng thanh ca:

Lập đền, đắp lũy, xây thành
Bên ngoài trống điểm canh tuần bên trong
Hát xong, ông trùm phường quay ra nói:
Chiềng hàng đôi? Đền đây có ông hổ lang!
Ai nhân tài mau ra mắt! Chúa hội xin thưởng!

Người đội lốt hổ nhảy múa, lăn người, động tác ngoại mục. Trong lúc đó, người bắn cung, người câu rủ nhau ra bắt hổ. Hai người nhảy múa vờn quanh trong tiếng trống, tiếng mèn, tiếng hò reo inh ỏi của người dự hội. Hổ bị thương lăn ra đất, hai vệ sĩ nhảy ra trói. Song, cả hổ cùng người vệ sĩ đứng dậy đến trước ban thờ tượng Gióng van lạy. Cả phường đồng thanh ca:

Này ta, quân ăn quân chơi
Quân bắn súng trụ, quân chơi thuyền rồng…

Trải qua giai đoạn chiến tranh tạm dừng thì sau năm 1954 phường (đội) múa hổ, được khôi phục, đặc biệt quy mô từ năm 1983 tới nay khi di tích, và hội Gióng được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt và tổ chức văn hóa giáo dục UNESCO xếp hạng di sản thế giới. Trò diễn Hội Xá đã tham dự 300 năm thành lập Sài Gòn, lễ duyệt binh ở Hà Nội, nhiều lần dịp Quốc khánh, hội Đình Bảng, lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (1010 - 2010)…

Nhân dân vùng quê sông Đuống đất Kinh Bắc xưa, Hà Nội nay tổ chức hội Gióng trên một sân khấu ngoài trời với cảnh con đê, dòng sông, cánh bãi, đền, miếu, chùa. Hàng vạn người nô nức tham dự. “Phi Ải Lao bất thành hội Gióng”. Hát múa Hội Xá mang tính biểu tượng đặc sắc của cộng đồng và tích hợp hàng loạt giá trị văn hóa tiêu biểu có sức hấp dẫn lôi cuốn, một thông điệp về sức mạnh của dân tộc Việt trong việc chinh phục tự nhiên, chiến thắng ngoại xâm và giữ gìn hòa bình cho Tổ quốc. Ta như gặp lại một cảnh trong anh hùng ca Iliat, Odyssey của Hy Lạp. 
(0) Bình luận
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Bồi đắp hệ giá trị gia đình Thủ đô
    Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến là nơi hội tụ nhiều nét tinh hoa của dân tộc. Nổi bật trong đó là nét đẹp văn hóa gia đình, là ứng xử thanh lịch, văn minh trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Nói theo cách khác, văn hóa gia đình là một trong những nền tảng, cốt lõi để hình thành nên giá trị văn hóa người Hà Nội; góp phần đưa những giá trị văn hóa Thủ đô thăng hoa lên tầm cao mới trong thời đại hội nhập quốc tế.
  • Vinh danh 70 cán bộ Đoàn Thủ đô Hà Nội tiêu biểu năm 2023
    Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), ngày 22/3/2024, Ban Chấp hành Thành đoàn Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm và Lễ Tuyên dương 70 cán bộ Đoàn Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
  • Hà Nội: Hành trình cảm xúc của người phụ nữ đi tìm ánh sáng cho con trai, em trai
    Chị Trần Thị Xuân (33 tuổi, thị trấn Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) là nhân vật đặc biệt và đến với khán giả cả nước trong chương trình “Trạm yêu thương” - chủ đề “Điểm tựa bình yên”, phát sóng lúc 10 giờ ngày 23/3 trên kênh VTV1.
  • Lễ hội xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm: Tái hiện nét đẹp giá trị văn hóa truyền thống
    Sáng ngày 22/3, đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội do đồng chí Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) đã kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Trò múa hổ Ải Lao trong lễ hội làng Hội Xá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO