Từ ''Quỹ Độc lập'' đến ''Quỹ Vaccine...''

Arttimes| 26/08/2021 10:31

Cách nhau hơn 75 năm, “Quỹ Độc lập” (năm 1945) và “Quỹ Vaccine phòng, chống Covid-19” (năm 2021) ra mắt, phát động quyên góp đều tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội. Đó là hai dấu mốc lịch sử trọng đại vào thời điểm “khi Tổ quốc lâm nguy…”

“Quỹ Độc lập” và “Tuần lễ vàng” có một không hai…

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công dẫn tới sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đứng trước những khó khăn, thách thức nghiệt ngã. Đó là quân đồng minh kéo vào, nền kinh tế kiệt quệ, nhân dân có tự do độc lập nhưng vừa trải qua nạn đói khủng khiếp. Giành được chính quyền khi Kho bạc trống rỗng, thuế chưa thu được, Ngân hàng Đông Dương người Pháp còn nắm giữ. Tiền mặt ở ngân khố Trung ương vỏn vẹn có 1.250.000 đồng Đông Dương, trong đó 580.000 đồng rách nát chờ tiêu hủy. Chính phủ bù nhìn tay sai để lại các món nợ 564 triệu đồng tiền Đông Dương. Quân đội Tưởng ép ta dùng tiền Quan kim, Quốc tế... Thế nước như “ngàn cân treo sợi tóc”. Vào thời điểm ấy, Chính phủ phải lo nhiều khoản chi tiêu cho công việc khẩn cấp để tổ chức, xây dựng bộ máy nhà nước, phục vụ chiến đẩu bảo vệ nền độc lập.

Theo sáng kiến của Bác Hồ, ngày 4/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ lâm thời kí sắc lệnh số 04/SL-CP thành lập “Quỹ Độc lập”. Sắc lệnh nêu: “Quỹ Độc lập thành lập ở Hà Nội và các tỉnh trong cả nước, một quỹ thu nhận các món tiền và đồ vật mà nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập của quốc gia”; và “ Mọi việc quyên tiền, đồ vật và việc tổ chức sẽ đặt dưới quyền kiểm soát của Bộ Tài chính…”. Hồ Chủ tịch chỉ đạo, thông qua “Quỹ Độc lập” tổ chức chương trình “Tuần lễ vàng” từ ngày 17 đến 24/9/1945. Bác Hồ gửi thư đồng bào cả nước, nhấn mạnh: “Tôi mong rằng toàn quốc đồng bào, nhất là các nhà giàu có, trong sự quyên góp này, sẽ xứng đáng với sự hi sinh, phấn đấu của các chiến sĩ ái quốc trên các mặt trận. Mong toàn quốc đồng bào làm tròn nghĩa vụ…” Bác cổ vũ: ”Người có ít giúp ít, người có nhiều giúp nhiều!...”

Ngày 17/9/1945, tại Nhà Hát lớn Hà Nội, Chính phủ tổ chức lễ ra mắt “Quỹ Độc lập”, kêu gọi nhân dân, các nhà giàu ủng hộ vàng. Sau lời khai mạc của cố vấn Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại mới thoái vị), đoàn người nô nức xếp hàng tiến đến hòm lớn lần lượt đóng góp. Trong ngày lễ, Chính phủ nhận được 370kg vàng và 20 triệu đồng tiền Đông Dương.

Sau đó, nhân dân và các nhà giàu trong cả nước tích cực góp vàng, tiền cho Chính phủ.

e65e09d442d6b588ecc7-1627351334.jpg
Đông đảo các tầng lớp nhân dân thủ đô mít tinh ủng hộ Tuần lễ Vàng. (Ảnh tư liệu).

“Qũy Độc lập” và “Tuần lễ vàng” là một kì tích, giúp Chính phủ non trẻ vượt qua những khó khăn to lớn về tài chính, minh chứng cho sức mạnh vô địch của quần chúng nhân dân, là bài học quý báu về công tác dân vận.

“Quỹ Vaccine phòng, chống Covid-19”

Đại dịch Covid-19 gây thảm họa cho toàn nhân loại. Ở nước ta, từ đầu năm 2020 đến nay xuất hiện các đợt dịch lây lan khắp mọi miền, nghiêm trọng là các thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh), các địa phương có nhiều khu công nghiệp, đông dân cư (Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Binh Dương, Đồng Nai, Long An, Khánh Hòa, Tiền Giang,v.v…). Mặc dù, Đảng, Nhà nước, nhân dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, quyết liệt ngăn chặn và nhanh chóng đẩy lùi các đợt bùng phát. Tuy nhiên, do đại dịch diễn biến phức tạp trên hầu hết các châu lục, virus SARS-CoV-2 biến thể khôn lường nên sự cần thiết, cấp bách là phải thực hiện tiêm chủng vaccine cho toàn dân. Đó là chìa khóa, là giải pháp căn cơ để dập dịch, bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng cho người dân và giành thắng lợi “mục tiêu kép”.

Để có hàng trăm triệu liều vaccine, Chính phủ cần một nguồn kinh phí đáng kể. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn thuộc diện nhóm các quốc gia thu nhập thấp, nguồn lực có hạn. Ngoài 38,9 triệu liều vaccine quốc tế viện trợ, để có thêm 110 triệu liều vaccine tiêm cho 75% số dân từ nay đến quý 1 năm 2022 cần có 252.000 tỉ đồng. Ngân sách Nhà nước chi 120.000 tỉ đồng, còn phải huy động trong nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong, ngoài nước. Từ đó, Chính phủ chủ trương thành lập “Quỹ Vaccine phòng, chống covid-19”.

Ngày 26/5/2021, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định 779/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ này. Quỹ do Bộ Tài chính tiếp nhận, quản lí, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, bằng vaccine của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, các nguồn vốn hợp pháp khác để mua, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất trong nước và tiêm chủng vaccine cho nhân dân.

Ngày 5/6/2021, tại Nhà hát lớn Hà Nội - nơi hơn 75 năm về trước ra mắt “Quỹ Độc lập” và chương trình “Tuần lễ vàng”- Chính phủ tổ chức lễ ra mắt “Quỹ Vaccine phòng, chống Covid-19”. Phát biểu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 với sứ mệnh huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách nhà nước nhằm phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng Covid-19 cho người dân trên nguyên tắc bảo đảm sự tự nguyện đóng góp, hoạt động công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật...”; “Đây là Quỹ của sự nhân ái, của tinh thần đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim để chúng ta cùng nhau vượt qua khó khăn, góp phần tạo nên một Việt Nam chiến thắng”.

511154c31fc1e89fb1d0-1627351334.jpg
Các đại biểu tại Lễ phát động chương trình nhắn tin “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID -19”

Tại buổi lễ, gần một trăm tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã cam kết đóng góp: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ chuyển 1.016 tỉ đồng tiếp nhận được; Các tổ chức, doanh nghiệp đăng kí: Ngành ngân hàng 1.300 tỉ đồng, Thành phố Hà Nội 1.000 tỉ đồng, Công ty Gofl Long Thành 500 tỉ đồng, Tập đoàn Vingroup 480 tỉ đồng, Tập đoàn Viễn thông Viettel 450 tỉ đồng; các Tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Bưu chính viễn thông mỗi nơi 400 tỉ đồng; Các Tổng công ty: Cao su, Cảng hàng không, Xăng dầu, Than-Khoáng sản, Mobifone mỗi nơi 200 tỉ đồng; “Quỹ Tấm lòng vàng” (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) 150 tỉ đồng; Âu Lạc Quảng Ninh 170 tỉ đồng; tỉnh Quảng Ninh 100 tỉ đồng; Khoảng 20 tổ chức, doanh nghiệp đóng góp từ 60 tỉ đến 120 tỉ đồng; Hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp đóng góp từ 5 tỉ đồng đến 50 tỉ đồng; Một số cơ quan Trung ương đóng góp từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng,v.v… Đồng thời, Chính phủ phát động nhắn tin qua cổng thông tin điện tử Nhân đạo quốc gia theo đầu số 1408 đã nhận được hàng triệu tin nhắn,v.v...

Tính đến nay, “Quỹ Vaccine phòng, chống Covid-19” thuộc Bộ Tài chính đã tiếp nhận được hơn 8.236 tỉ đồng, trong đó có gần 120 tỉ đồng từ tin nhắn. Việc huy động nguồn lực chia sẻ với khó khăn của ngân sách nhà nước vẫn tiếp tục nhằm bảo đảm có nguồn vaccine phục vụ chương trình tiêm chủng quốc gia chưa từng có trong lịch sử. Kết quả to lớn này, chứng minh “khi đất nước lâm nguy”, thì tinh thần đoàn kết, sức dân là vũ khí tối tân nhất, sắc bén nhất để chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù và viết nên mốc son chói lọi của dân tộc như lời căn dặn “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong…”

Qua đây chúng tôi góp sức kêu gọi người dân nói chung và giới văn nghệ sĩ nói riêng tích cực cùng chung tay ủng hộ “Quỹ Vaccine phòng, chống Covid-19” để nhanh chóng đạt được mục tiêu thực hiện tiêm chủng vaccine cho toàn dân, dập dịch, bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng cho người dân và giành thắng lợi “mục tiêu kép”.

Bài Tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ

(0) Bình luận
  • Phượng tím vắt ngang trời thương nhớ
    Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Đà Lạt mùa nào sắc đó, đều là những loài đặc trưng của xứ sở ngàn hoa. Mùa dã quỳ vàng hoang hoải, mùa cỏ hồng bềnh bồng như mây, mùa hoa ban trắng tinh khôi, mùa anh đào ngọt ngào trong trẻo. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt khắp đất cùng trời, gợi lên trong lòng xiết bao lưu luyến.
  • Phù sa đời cha
    Cha trầm lành như đất, tôi là con gái nhưng lại đáo để, nghịch ra trò. Vậy mà hai cha con lại bện nhau như hình với bóng.
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Bà ngoại của tôi
    Bà ngoại tôi có dáng người gầy gầy, lưng bà hơi còng, tóc bà xen kẽ sợi đen, sợi bạc. Khuôn mặt bà nhiều nếp nhăn, nhưng khi bà cười, gương mặt bà vô cùng phúc hậu.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Từ ''Quỹ Độc lập'' đến ''Quỹ Vaccine...''
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO