Tường vi, chạm tay vào mùa cũ

nhipsonghanoi| 05/08/2020 07:21

Mùa hè Hà Nội đâu chỉ có bằng lăng tím, muồng vàng, sen hồng... mà còn có những đốm tường vi "phủ hồng" ngõ xóm.

.
Tường vi, chạm tay vào mùa cũ…

Hoa tường vi mọc từng chùm chi chít ở phía đầu cành, cánh xoăn mỏng manh, mềm như mây, mỏng như lụa và thơm dịu dàng. Nét đẹp này khiến ai cũng phải xao xuyến.

Ngay đầu con ngõ rẽ vào nhà bà ngoại tôi ở làng Phù Sa (Sơn Tây) có trồng một bụi tường vi. Mỗi lần về quê, qua con ngõ nhỏ này tôi thường lặng lẽ ngắm hoa. Với tôi, tường vi chính là loài hoa gây thương nhớ, tượng trưng cho cái đẹp kiêu sa nhưng mong manh cần được chở che.

Tường vi, chạm tay vào mùa cũ…

Tôi nghe bà ngoại kể, tường vi cũng là loài hoa của tình yêu, tuy nhiên, không giống như hoa hồng, tường vi là loài hoa của kỷ niệm, của những mối tình không đi chung cùng nhau ở cuối con đường.

Truyền thuyết về hoa tường vi đã lấy đi nước mắt của bao người. Truyền thuyết kể lại rằng, có một nàng công chúa sống trong lầu son gác tía nhưng lại trót yêu một người lính giữ kinh thành. Ngày nọ, chàng trai phải đi chinh chiến nơi miền biên giới. Công chúa không thể đi theo tiễn chàng, đành nhờ người hầu gái đem tới cho người mình yêu một cành hoa bẻ vội bên tường. Đó là hoa tường vi, loài hoa ngày nào công chúa cũng nhìn ngắm. Anh lính ra đi biền biệt. Năm nào cũng vậy, mỗi khi tường vi nở hoa, công chúa lại đứng bên hoa dõi mắt nhìn về nơi xa lắm. Nàng nhất định không lấy chồng, mặc cho vua cha thúc giục. Rồi, trong cô đơn, công chúa héo mòn. Khi chết, công chúa đã hóa thân vào loài hoa ấy...

Tường vi, chạm tay vào mùa cũ…

Tôi yêu loài hoa mỏng manh này khi đọc những vần thơ tình yêu tha thiết của nữ sĩ Xuân Quỳnh:

“Trắng với hồng và tim tím nhạt
Tựa màu mây phiêu lãng cuối trời xa
Hoa tường vi như thực lại như mơ
Cùng tôi sống suốt một thời trẻ dại”…

Nhà thơ xem hoa như người bạn tri kỷ:

“Hoa phảng phất mối tình trong truyện cổ
Mang lỡ lầm oan ức đã xa xôi

Hoa tường vi thời trẻ dại của tôi
Bên mái rạ một mảng vườn hẻo lánh

Ngày mưa bụi khắp nẻo đường và lạnh
Những cụm hồng cụm tím lẫn màu xanh
Tôi có hoa bè bạn bên mình
Hoa hiểu cả những điều tôi chẳng nói”…

Nhiều người cũng rất thích bài hát “Cô láng giềng” của nhạc sĩ Hoàng Quý. Lời bài hát có đoạn: “Cô láng giềng ơi! Tuy cách xa phương trời tôi không hề, quên bóng ai bên bờ đường quê, đôi mắt đăm đăm tìm phương về. Đành lòng nay tôi bước chân ra đi. Giơ tay buồn hái bông hồng tường vi. Ghi chút tình em nói chờ đợi tôi, đừng nói tới phân ly”. Lời ca khơi lại những kỷ niệm buồn mà sương mù thời gian không thể khỏa lấp.

Tường vi, chạm tay vào mùa cũ…

Đám hoa mùa hạ ấy cũng ngủ lại giữa tâm tư vừa chạm thời thiếu nữ của tôi bao nhiêu luyến thương...

Mấy năm trước, nhà thơ Bằng Việt có tặng tôi tập thơ “Hoa tường vi” (2018) của anh để kỷ niệm nửa thế kỷ hoạt động văn chương. “Hoa tường vi” trong thơ Bằng Việt thật dịu dàng:

“Bỗng chốc, hoa làm tôi dịu lại,
Sau nửa đời, trên những chuyến tàu xa”…

(Hoa tường vi – Bằng Việt)

Hôm nay, giữa nồng nàn và bỏng rát của mùa hạ, bỗng giật mình thảng thốt khi đâu đó vang vọng lời bài hát da diết như ru hồn về phương trời vắng: “Một đêm bước chân về gác nhỏ. Chợt nhớ đóa hoa tường vi. Bàn tay ngắt hoa từ phố nọ, giờ đã quên vườn xưa...”.

Tường vi, chạm tay vào mùa cũ…
Tường vi, chạm tay vào mùa cũ…

Hoa vẫn thế, rực rỡ trong nắng chiều nhưng người ngắm hoa hôm nay đâu còn là cô thiếu nữ năm xưa.

Duy chỉ có đôi mắt ngắm hoa là vẫn còn nguyên vẻ đắm đuối.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tường vi, chạm tay vào mùa cũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO