Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg

tuổi trẻ| 01/06/2018 16:26

Giá vải đầu mùa liên tục rớt giá, hiện còn 6.000 - 8.000 đồng/kg, khiến nhiều người dân trồng vải ở xã Mỹ An, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang lại lo lắng về một vụ "được mùa lại mất giá".

Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Người dân Lục Ngạn thu hoạch vải sớm đầu mùa để bán cho các lái buôn. - Ảnh: NAM TRẦN

Trong ngày 31-5 tại vùng trồng vải ở huyện Lục Ngạn, người dân trồng vải ở các xã đã bắt đầu thu hoạch vải chín sớm giống u hồng, u trứng. Hiện tại chưa có vải thiều, khoảng 2 - 3 tuần nữa vải thiều mới vào vụ thu hoạch.

Từ sáng sớm, các xe máy chất đầy vải từ các xã nườm nượm đổ về phố Kim (quốc lộ 31, xã Phượng Sơn) để bán cho các thương lái, tiểu thương. Hôm nay, giá vải phổ biến trung bình từ 6.000 - 8.000 đồng/kg tùy từng loại.

Một số người dân có vải loại đẹp vẫn kiên quyết giữ giá 10.000 đồng/kg, một số ít vải mẫu mã xấu thì các thương lái, tiểu thương cũng chỉ trả được khoảng 4.000 đồng/kg.

Ông Trần Văn Lợi (xã Mỹ An) cho hay mấy ngày hôm nay vải liên tục rớt giá, thấp hơn nhiều so với cùng thời điểm năm ngoái.

Ban đầu, vải u hồng có giá trung bình từ 13.000 - 15.000 đồng/kg, hai hôm trước thì còn 10.000 - 13.000 đồng/kg, hôm nay, vải bắt đầu rộ thì thương lái chỉ trả 7.000 đồng/kg, thậm chí có loại xấu chỉ còn 4.000 đồng/kg.

Theo nhiều người dân trồng vải tại Lục Ngạn, giá vải đầu mùa so với năm ngoái nay chỉ bằng 1/3, 1/4.

"Năm nay thì 6.000 - 8.000 đồng/kg, cứ đà này năm nay chúng tôi không đủ tiền phân bón, chăm sóc. Nếu độ nửa tháng nữa, khi vải bước vào thu chính vụ mà sức mua chậm, số lượng xuất khẩu mà ít... thì giá có lẽ còn rẻ nữa, có khi xuống tới mức 2.000 - 4.000 đồng/kg, như vài năm về trước giá vải rớt xuống "đáy", thì người nông dân không chỉ buồn mà còn... khóc vì thua lỗ!", bà Hồ Thị Thanh (thôn An Phú, xã Mỹ An) chia sẻ.

Theo một thương lái tại phố Kim (xã Phương Sơn) cho biết vải chín sớm hiện nay chủ yếu được bán buôn và tiêu thụ ở thị trường các tỉnh miền Nam với giá bán trung bình khoảng 300.000 đồng/1 thùng (19,5kg), còn xuất khẩu sang Trung Quốc hiện nay chưa nhiều.

Tham khảo tại một số điểm bán lẻ tại Bắc Giang cho thấy, giá vải u hồng giao động từ 12.000 - 15.000 đồng/kg, u thâm 10.000 - 12.000 đồng/kg.

Theo nhiều người dân, giá vải đầu mùa giảm mạnh do vải được mùa dẫn đến số lượng vải lớn. Hơn nữa, đến thời điểm này vẫn chưa thấy các thương lái Trung Quốc tới mua, trong khi thị trường tiêu thụ vải ở trong nước có hạn.

Theo thông tin từ huyện Lục Ngạn thì năm nay có khoảng 1.850 ha vải chín sớm gồm các giống: Bình Khê, u trứng, u thâm, u hồng, lai Thanh Hà… Sản lượng năm nay ước đạt từ 13-15 nghìn tấn quả tươi, tăng 1.000 tấn so với vụ trước.

Trước đó, tại hội nghị chăm sóc và tiêu thụ nhãn, vải thiều các tỉnh trọng điểm phía Bắc niên vụ 2018, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thị Thu Hà cho biết diện tích trồng vải năm nay gần 29.000ha, sản lượng đạt 150.000-180.000 tấn (tăng 90.000 tấn, gần 2 lần so với 2017).

"Sản lượng tăng mạnh cũng sẽ áp lực trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Do thời gian thu hoạch ngắn, khó khăn nhất là khâu sơ chế, bảo quản, chủ yếu bảo quản trong thùng xốp ướp lạnh nên việc xuất khẩu thị trường xa gặp nhiều khó khăn" - bà Hà cho biết.
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Vải Lục Ngạn, Bắc Giang năm nay được mùa, đậu nhiều và trái to, dự kiến năng suất sẽ cao hơn năm ngoài - Ảnh: NAM TRẦN
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Tuy nhiên, giá vải đầu mùa tại Lục Ngạn rớt mạnh ngay những ngày đầu thu hoạch khiến người dân dân vô cùng lo lắng và ngán ngẩm - Ảnh: NAM TRẦN
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Nhiều người dân mang vải từ vườn nhà tới chợ gần cả ngày vẫn không thoải thuận giá bán với lái buôn vì giá rớt thảm, bán không đành mà không bán cũng không xong - Ảnh: NAM TRẦN
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Nhiều người cho biết vừa lái buôn trả 8.000 đồng/ kg nhưng họ không đồng ý thì quay đi quay lại lái buôn lại trả giá chỉ còn 7.000 đồng/kg - Ảnh: NAM TRẦN
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Theo lý giải của một số lái buôn thì vải rớt giá là do nhu cầu phía đầu tiêu thụ hiện không nhiều, một ngày trung bình chỉ khoảng 12 tấn vải xuất đi nhưng số lượng người dân mang tới thì quá dồn dập và nhiều - Ảnh: NAM TRẦN
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Lựa chọn và ướp lạnh vải trong thùng xốp trước khi vải được đưa đi tiêu thụ các nơi - Ảnh: NAM TRẦN
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Nếu vải đẹp và vừa chín thì giá cao nhất cũng chỉ được 12.000 đồng/kg... - Ảnh: NAM TRẦN
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Còn xanh và mã không đều như thế này thì một là bị trả giá thấp chỉ còn 6.000 đồng/kg hoặc là bị từ chối mua - Ảnh: NAM TRẦN
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Một lái buôn đang lựa vải từ người dân để đóng hàng vào các tỉnh phía Nam - Ảnh: NAM TRẦN
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
Thời điểm này, người dân bắt đầu thu hoạch vải chín sớm chủ yếu là các giống u hồng, u trứng, u thâm. Toàn huyện có khoảng 20 điểm thu mua vải sớm, tập trung nhiều ở phố Kim, xã Phượng Sơn - Ảnh: NAM TRẦN
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Có một miền chỉ một…
    Cách nay không lâu, nhà thơ Quang Hoài trải qua một cơn bạo bệnh. Rất nhiều bạn thơ lo lắng và không khỏi ái ngại cho ông. Rồi may mắn thay, ông đã “thoát hiểm”! Đó cũng là sự ngạc nhiên mà số phận dành cho ông. Càng ngạc nhiên hơn là sau đó cũng không lâu, gần như ngay lập tức, ông cho hạ sinh đứa con tinh thần thứ mười ba mang tên “Miền Hoài Phương”- một cái tên thật có ý nghĩa, lại rất lạ và hấp dẫn độc giả. Hỏi tác giả, mới hay: Đó là cái tên được kết nối, gắn kết thật khéo bởi tên ông (Hoài) cùng tên
  • Trở lại Hà Nội sau 15 năm, nhà văn quốc tế vẫn ấn tượng với ẩm thực Thủ đô
    Trong bài viết trên trang Travel And Leisure gần đây, nhà văn Chris Wallace (Mỹ) cho biết, sau 15 năm trở lại Việt Nam đã nhận thấy quốc gia hình chữ S có nhiều sự phát triển. Với Hà Nội, nhà văn Chris Wallace ấn tượng với món chả cá, cà phê sữa, khu phố cổ…
  • Thương hoài xe sứ hàng rong
    Bố tôi bảo rằng, người Hà Nội sành sỏi chơi hàng gốm sứ, có đắt một chút mà món hàng ưng ý họ cũng sẽ mua. Mà gốm sứ Bát Tràng mang theo hồn cốt người Hà thành, dẫu đồ sứ nhập ngoại hay đồ nhựa, inox ào ạt thì gốm sứ Bát Tràng luôn có một vị trí trang trọng trong ngôi nhà của họ.
  • Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam
    Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo buổi Lễ.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua tiếp thu, chỉnh lý đủ điều kiện trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
    Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh, cho biết, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua những lần xin ý kiến gần đây, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung, được lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
Vải Lục Ngạn đầu mùa đã rớt giá, chỉ còn 6.000-8.000đ/kg
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO