Văn hóa, giáo dục thời Lê ở Thăng Long

HNMCT| 13/09/2020 14:30

Cùng với phát triển kinh tế, vào nửa cuối thế kỷ XV, nhà Lê đã đẩy mạnh giáo dục Nho học và xây dựng một nền văn hóa của triều đại mình trên đất Thăng Long.

Văn hóa, giáo dục thời Lê ở Thăng Long
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư, Tiên hiền... Ảnh: Linh Tâm

Để xác định ranh giới với láng giềng, Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ Đại Việt mang tên Hồng Đức bản đồ, trong đó có bản đồ thành Đông Kinh. Tuy nhiên, trong kho Hán Nôm chỉ có 9 bản đồ thành Đông Kinh sao chép theo bản đồ Hồng Đức, không thấy bản đồ gốc. Nhờ có chú thích trên bản đồ mới biết Hoàng thành Thăng Long xây bằng gạch đá, trên có ụ bắn. Ngoài lập bản đồ, nhà Lê còn xây dựng nhiều công trình có giá trị kiến trúc, ở cửa phía Nam (cửa Đại Hưng) có đình Quảng Văn để niêm yết pháp lệnh, cáo thị của nhà nước.  

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng ở phía Tây thành Thăng Long từ thời Lý nhưng có quy mô nhỏ bé. Để khuyến khích và mở mang giáo dục Nho học, năm 1483, vua Lê Thánh Tông cho xây dựng, mở mang Văn Miếu - Quốc Tử Giám rộng thêm thành khu học xá lớn. Văn Miếu mở rộng có điện Đại Thành thờ Tiên thánh (Chu Công), Tiên sư (Khổng Tử), Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Nhà giải vũ hai bên tả hữu thờ Tiên nho, Tiên hiền. Đằng sau Văn Miếu là khu nhà học gọi là Thái Học, có lập 2 giảng đường, một ở phía Đông, một ở phía Tây làm chỗ dạy học. Ở đây còn có chỗ cho học sinh ở, mỗi bên 3 dãy, mỗi dãy 25 gian, chứa đủ 300 học sinh. Đề cao khoa cử và khuyến khích mọi người đua nhau vào con đường khoa cử, vua Lê Thánh Tông còn định lệ xướng danh, vinh quy long trọng hơn và bắt đầu định lệ dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu.

Năm 1481, trong kỳ thi Hội sau khi đã thi Đình, nhà vua ngự ở điện Kính Thiên làm lễ xướng danh rồi cho viết tên người trúng tuyển lên giấy vàng yết ở cửa Đông Hoa (cửa Đông). Năm 1484, lần đầu tiên trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam vua Lê Thánh Tông sai dựng bia đá khắc tên người trúng tuyển tiến sĩ từ khoa Nhâm Tuất (1442) đến khoa Giáp Thìn (1484), gồm 10 khoa, mỗi khoa một bia. Mỗi bia tiến sĩ gồm một bài văn bia kể về khoa thi ấy và tán tụng công lao sự nghiệp của nhà vua rồi liệt kê tên họ, quê quán những người đã trúng tuyển. Những văn bia này được dựng hai bên bờ Thiên Quang tỉnh (giếng Thiên Quang) - xây từ năm 1484, nay vẫn còn.

Trong tấm bia năm Nhâm Tuất (1442), do Thân Nhân Trung soạn, có ghi: “Vậy thì bia này dựng lên giúp ích được nhiều vì kẻ ác biết chỗ mà răn, kẻ thiện biết chỗ mà gắng, chứng rõ về trước, chỉ rộng về sau, một là để mài giũa danh tiết cho sĩ phu, hai là để giúp thêm mạch mệnh cho nước nhà. Việc thánh quân làm chẳng phải ngẫu nhiên, ai trông vào cũng nên hiểu ý sâu xa đó”. Từ khoa thi Hội đầu tiên đến khoa thi Hội cuối cùng, triều Lê đã mở 26 kỳ thi, đào tạo được 984 tiến sĩ. Hiện nay, Văn Miếu còn giữ được bia 13 tiến sĩ đời Lê, trong đó có Phan Phu Tiên người làng Đông Ngạc - một sử gia lớn của triều Lê.

Cùng với việc khuyến khích học hành thi cử, năm 1495, Lê Thánh Tông thành lập hội Tao Đàn. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thấy hai năm Quý Sửu và Giáp Dần được mùa đặt các bài ca vịnh để ghi điềm lành. Nội dung gồm những bài về đạo làm vua, vua giỏi tôi hiền, nhớ bậc anh tài kỳ tuấn và đùa viết vội thành văn... nhân gọi là Quỳnh Uyển cửu ca”. Nhà vua làm bài tựa cho thi ca tập, tự xưng là “Tao Đàn Nguyên súy”, tập hợp 28 văn thần gọi là “Tao đàn nhị thập bát tú”, theo vần 9 bài thơ xướng ấy các văn thần họa lại. 28 văn thần gồm: Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Ngô Luân, Ngô Hoán, Nguyễn Xung Xác, Lưu Hưng Hiếu...

Sự xuất hiện của hội Tao Đàn đánh dấu bước phát triển cao của sáng tác văn thơ cung đình do Lê Thánh Tông đề xướng, khuyến khích. Quan điểm văn hóa của hội Tao Đàn là quan điểm Nho gia dùng văn học phục vụ nhà nước phong kiến. Có điều nhà nước phong kiến lúc này còn có vai trò tích cực, nghĩ đến quyền lợi dân tộc nên những bản tụng ca có những yếu tố tích cực như: Tinh thần trách nhiệm với lịch sử, với dân tộc, niềm tự hào đất nước thịnh trị có văn hiến, có hòa bình và trăm họ yên ấm.

Tuy nhiên, nhà Lê đã chia văn hóa thành hai dòng đối lập là chính thống và dân gian. Nhà Lê muốn xây dựng một nền văn hóa chính thống dành riêng cho vua quan, phân biệt và tách rời, đối lập với văn hóa dân gian của dân chúng. Dù còn sử dụng trống đồng, còn biểu diễn Bình Ngô phá trận nhạc, nghĩa là còn tôn trọng di sản dân tộc, nhưng càng ngày triều đình càng coi thường văn hóa dân gian. Ở Thăng Long, nhà Lê cấm hát chèo, múa rối trong cung đình, phân biệt đối xử với nghệ sĩ dân gian, gọi họ là “xướng ca vô loài”, cấm con trai của họ đi thi, cấm con gái lấy chồng nhà quyền quý. Điều đó khiến dân chúng Thăng Long ngấm ngầm phản đối...

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Văn hóa, giáo dục thời Lê ở Thăng Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO