Văn hóa Thăng Long - Hà Nội rộng mở hơn sau 10 năm

Yên Nga/HNM| 26/09/2018 19:24

Ngày 25-9, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức hội thảo “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính (2008-2018)” với sự tham gia của các văn nghệ sĩ thuộc 9 hội chuyên ngành và nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Hà Nội.

Văn hóa Thăng Long - Hà Nội rộng mở hơn sau 10 năm

Trong bài phát biểu mở đầu, nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, đã nhấn mạnh, Hà Nội là nơi chưng cất tinh hoa của cả nước, vì vậy sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính, sự hòa quyện giữa vùng đất văn hiến Thăng Long với tinh hoa văn hóa xứ Đoài cùng các vùng văn hóa khác được gìn giữ tốt đẹp, phát huy thế mạnh cùng Thủ đô tiến lên văn minh, hiện đại. 

Tại hội thảo, với tầm nhìn và bề dày kinh nghiệm của các chuyên gia về văn hóa và văn nghệ sĩ hàng đầu Thủ đô, như GS.TS Lê Hồng Lý, PGS.TS Trần Trí Trắc, nhà thơ Bằng Việt, Nghệ sĩ nhân dân Lê Ngọc Canh, kiến trúc sư Trần Huy Ánh, nhà văn Nguyễn Sĩ Đại…, nhiều kiến giải sâu sắc về văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua 10 năm đã được phân tích rõ. Trong đó, các đại biểu đều cho rằng, việc hòa nhập giữa văn hóa xứ Đoài và văn hóa Thăng Long - Hà Nội, giữa ngôn ngữ, phong tục tập quán, nếp sống của các vùng đất, tạo cảm hứng sáng tạo rộng mở hơn cho văn học, nghệ thuật, từ đó góp phần trở lại việc giữ gìn và phát triển văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Lĩnh vực văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật, văn nghệ dân gian, múa… đều có thành tựu nổi bật trong thời gian qua.

10 năm qua, Hà Nội đã có thêm nhiều công trình văn hóa, nghệ thuật được đầu tư quy mô lớn, như Bảo tàng Hà Nội, Rạp Công Nhân, Rạp Đại Nam, Rạp Kim Đồng, Thư viện Hà Nội, Tượng đài Thánh Gióng… Nhiều không gian văn hóa được mở thêm, như không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, Phố sách Hà Nội, phố đi bộ Trịnh Công Sơn… đáp ứng nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của nhân dân, góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống Thủ đô. 

Khép lại hội thảo, Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội Trần Quốc Chiêm thêm một lần nữa khẳng định, sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, quá trình tiếp cận và hội nhập văn hóa của các vùng văn hóa đã đi đúng hướng và xử lý đúng đắn. Các giá trị tốt đẹp được chọn lọc, hội tụ, kết tinh, tạo nên một nền văn hóa Thủ đô hội nhập và phát triển bền vững.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức mô hình điểm Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"
    Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” là đợt sinh hoạt truyền thống lịch sử, nhằm tạo nên bầu không khí thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm sôi nổi trong toàn liên đội; qua đó biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động Đội.
  • MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng trong năm 2024
    Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, lãnh đạo MB đã chia sẻ những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ngân hàng (04/11/1994 – 04/11/2024) cùng nhiều nội dung nổi bật khác.
Đừng bỏ lỡ
Văn hóa Thăng Long - Hà Nội rộng mở hơn sau 10 năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO