Vì sao bệnh đột quỵ ở người cao tuổi gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh?

N.Mai – P.Thuận/Gia đình xã hội| 16/11/2018 07:16

Thời tiết chuyển lạnh, nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nhất là ở những người cao tuổi, người mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp…

Bệnh có xu hướng tăng trong mùa lạnh

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, sự thay đổi thời tiết thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu cơ thể con người không kịp thích nghi, nhất là ở người cao tuổi.Đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh, nếu hệ thống mạch máu của cơ thể không khỏe mạnh, bền bỉ thì nguy cơ đột quỵ não

sẽ gia tăng.

Trên thực tế, theo thống kê tại các bệnh viện, nhất là tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, vào thời điểm giao mùa từ thu sang đông, lượng bệnh nhân đột quỵ não tăng khoảng 10-15% so với ngày thường. Đa phần các trường hợp bị đột quỵ được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nặng hoặc không được sơ cứu đúng cách khiến bệnh có nhiều biến chứng, thậm chí ngừng tim trước khi vào viện.

Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh đột quỵ não có xu hướng gia tăng trong mùa lạnh. Ảnh minh họa

Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh đột quỵ não có xu hướng gia tăng trong mùa lạnh. Ảnh minh họa

Lý giải về vấn đề này, PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, thời tiết thay đổi đột ngột là yếu tố thuận lợi để bộc lộ những mầm bệnh, nguy cơ đã có trong mỗi cá thể có từ trước. Bởi thời tiết đang mát chuyển nóng, hoặc nóng chuyển sang lạnh dễ làm cho sự thay đổi trong cơ thể, nhất là những người cao tuổi không thích nghi kịp.

Nếu như mạch máu đã bị chít hẹp bởi những mảng vữa xơ, cục huyết khối rồi nay lại bị chít hẹp hơn do gặp lạnh co thắt lại làm những động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và ôxy. Từ đó dẫn tới đột quỵ do 

nhồi máu não

.

Đồng quan điểm trên, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng Khoa Nội tiết – Cơ xương khớp (Bệnh viện Lão khoa Trung ương) cho biết, khi thời tiết thay đổi, nhất là khi chuyển lạnh thì số lượng bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ cũng tăng lên. Bởi lẽ, bệnh lý mạch máu não cũng liên quan nhiều đến yếu tố thời tiết.

Bình thường mạch của chúng ta co giãn rất nhịp nhàng nhưng ở người lớn tuổi thì vỡ xơ mạch đã làm cho thành mạch cứng hơn, khả năng điều hòa kém. Bên cạnh đó, yếu tố nguy cơ dễ dẫn tới đột quỵ như bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn nhịp tim… khi đổi mùa như vậy cũng làm cho tỷ lệ bệnh tăng lên, nguy cơ đột quỵ nhiều hơn”, PGS.TS Kim Thanh cho hay.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, nói thế không có nghĩa là cứ lạnh, cứ giao mùa là bệnh đột quỵ tăng lên rõ rệt. Để làm rõ xem bệnh đột quỵ có theo mùa hay không, bà cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu, theo dõi trong suốt 12 tháng. Kết quả cho thấy, bệnh có xu hướng tăng nhưng không phải quá cao theo mùa. Yếu tố thời tiết chỉ là một phần, ngoài ra, còn rất nhiều nguy cơ khác có liên quan đến bệnh đột quỵ.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ

Theo các chuyên gia, đột quỵ não là chứng bệnh phần lớn gặp ở người cao tuổi. Có hai trường hợp nặng là nhồi máu não và 

chảy máu não

(xuất huyết não).

Đối với trường hợp nhồi máu não, dấu hiệu thường báo trước từ 30 phút đến 1 ngày. Người bệnh cảm thấy choáng váng, khó chịu. Có những trường hợp chỉ nói líu nhíu, nhức đầu, nhà cửa chao đảo…

Khi xảy ra ngay lập tức, nửa người sẽ bị yếu, bị tê, giảm vận động hoặc mất vận động ở một nửa người. Khi đưa đến cơ sở y tế sẽ phát hiện người đó bị tổn thương nửa người ở một bên. Điều đó cho thấy nửa bán cầu đối diện cũng bị tổn thương.

Thể nhồi máu não đã có nhiều kỹ thuật để giải quyết. Nếu bệnh nhân được đưa đến trong vòng 3 tiếng đồng hồ khi bị tắc mạch máu não do nhồi máu não đã có những thuốc để làm tiêu các cục máu gọi là phương thuốc tiêu sợi huyết. Nếu sớm, đúng, nhanh thì chỉ sau hai hoặc 3 ngày là bệnh nhân gần như bình phục. Rất nhiều trường hợp được cứu như vậy.

Thứ hai là trường hợp đột quỵ do chảy máu não thường gặp ở những người có những vấn đề như tăng huyết áp, đái tháo đường… Đó là khi có những thay đổi về thời tiết, sức khỏe, thì ngay lập tức bị ngã xuống, mất ý thức, nửa người bán thân bất toại. Người bệnh có thể đi vào bất tỉnh, hôn mê.

Chảy máu não thường ở người lớn tuổi, mạch máu bị vỡ xơ, có tăng huyết áp không được điều trị. Khi xảy ra thì mạch máu vỡ ra, ngay lập tức bệnh nhân hôn mê bất tỉnh, tỷ lệ 25 – 30%. Đây là những trường hợp cực kỳ nặng, khả năng phục hồi cũng không cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
Vì sao bệnh đột quỵ ở người cao tuổi gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO