''Viên ngọc quý'' dưới nếp rêu phong

hanoimoi| 05/07/2020 08:57

Vốn thích cảm giác bình yên ở làng quê nên những dịp cuối tuần rảnh rỗi là tôi lại tìm về các làng quê ngoại thành Hà Nội. Một trong số những ngôi làng cổ để lại ấn tượng là Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây).

Ngoài nếp làng bền bỉ tồn tại qua nhiều thế kỷ, lối ứng xử mộc mạc, gần gũi của cư dân bản địa, nơi đây còn có nét độc đáo làm nên điểm nhấn đặc trưng, đó là những khối đá ong xù xì trên tường nhà hay hàng rào của những ngôi nhà có tuổi đời hàng trăm năm. Đây là những “viên ngọc quý” ẩn sau nếp rêu phong của ngôi làng cổ đang chờ cơ hội phát lộ, tỏa sáng.
''Viên ngọc quý'' dưới nếp rêu phong
Cổng Làng cổ Mông Phụ, xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây). Ảnh: Linh Ngọc

"Báu vật" trời cho

Mỗi lần đến làng cổ Đường Lâm tôi đều cố nán những bước đi thật chậm để trải nghiệm vẻ đẹp bình dị của ngôi làng đặc trưng cho vùng nông thôn xứ Bắc. “Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì” là câu cửa miệng của người xứ Đoài nhằm chỉ sự khắc nhiệt của nắng gió ở vùng đất này.

Theo chị Nguyễn Thị Thu Hương, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thị xã Sơn Tây, nắng ở Sơn Tây cháy rát là thế, nhưng làn da của các thiếu nữ nơi đây lại trắng sáng nhờ những mạch nước nguồn trong mát ẩn sâu trong lớp đá ong. Tại những ngôi làng quanh khu vực thành cổ, những giếng khơi được đào trong đá ong, thành giếng xây bằng đá ong, nước trong veo. Giữa những ngày hè oi ả, nguồn nước giếng luôn trong và mát đến lạ thường. Những vỉa đá ong trầm tích hình thành trong lòng đất hàng vạn, hàng triệu năm. Ngoài cung cấp mạch nước ngầm mát lành còn là vật liệu để người dân khai thác, sử dụng xây dựng nhà ở, công trình kiến trúc khác.

Từ lâu người dân Đường Lâm nói riêng và xứ Đoài nói chung đã biết khai thác đá ong để xây nhà. Cũng không khó để thấy bóng dáng đá ong trên cổng làng, tường rào, giếng khơi ở vùng đất này. Chính những đặc tính của đá ong đã tạo ra những tác phẩm thủ công mỹ nghệ “có một không hai”, vừa đậm nét cổ xưa, mộc mạc mà vẫn thanh thoát, mềm mại, mang một vẻ sinh động riêng có.

Trải qua những lớp lang thời gian, qua bao mùa nắng mưa, những viên gạch đá ong càng cố kết nhau lại, càng trở nên rắn chắc. Vì đặc tính ấy nên xưa nay nhiều người ở Đường Lâm vẫn thích xây dựng nhà ở bằng thứ vật liệu tự nhiên này. Và cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều di tích nổi tiếng ở xứ Đoài cũng đều sử dụng vật liệu đá ong để xây dựng, tôn tạo công trình. Thành cổ Sơn Tây, lăng Ngô Quyền, chợ Mía… là những công trình điển hình như thế.

Coi đá ong như thứ "báu vật" trân quý, bao thế hệ người Đường Lâm đã cố gắng gìn giữ nét rêu phong. Thế nhưng, dường như dòng chảy xô bồ của cuộc sống mưu sinh, của quá trình đô thị hóa khiến những nếp nhà cổ ở Đường Lâm dần bị đốn ngã trong sự chen lấn của những ngôi nhà bê tông cốt thép kiểu cách. Những bức tường đá ong chạy dọc các con ngõ rợp bóng mát cũng dần bị thay thế bằng gạch ốp, gạch giả cổ. Vẻ đẹp xưa cũ của ngôi làng không còn nguyên vẹn, thậm chí như "tấm áo vá".

Nhiều người dân làng cổ tâm sự, họ cũng muốn giữ nếp nhà xưa, giữ lối kiến trúc cũ cũng như những vật liệu truyền thống mà cha ông để lại, nhưng “cái khó bó cái khôn”, bởi đất không sinh nở được mà người thì ngày một đông thêm. Một nếp nhà cổ bị “triệt hạ” sẽ nhường chỗ cho ít nhất một ngôi nhà cao tầng mọc lên, trở thành nơi trú ngụ cho nhiều người, thậm chí nhiều gia đình. Những người hoài cổ có tiếc nuối đến mấy cũng chẳng thể thay đổi quy luật khắc nghiệt của cuộc sống. Bản thân những người có nhà cổ phải phá đi cũng thấy đau lòng nhưng họ đành “nhắm mắt” bởi sự chẳng đặng đừng.

Nỗ lực gìn giữ vẻ đẹp truyền thống

Ngoài "báu vật" đá ong, ở Đường Lâm còn có nhiều "đặc sản" đang được cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây gìn giữ. Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm Phan Văn Lợi dẫn tôi đi thăm một vòng làng cổ. Vừa đi ông vừa kể chuyện về giống gà Mía "đặc sản" của Đường Lâm ngày xưa vốn chỉ dùng làm lễ vật cung tiến vua. Giống gà Mía thuần chủng có đầu nhỏ, mình vuông, màu lông rất đẹp, da màu vàng. Thịt gà Mía thơm ngon, vị ngọt, đậm đà được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Cho đến nay, gà Mía đã trở thành thương hiệu, là “cần câu” nâng cao đời sống vật chất của người Đường Lâm. Bữa cơm quê có gà Mía, cà muối, rau muống chấm tương (cũng là một món đặc sản của Đường Lâm)… mà những người dân chất phác thường mang ra thết đãi khách quý mỗi dịp lễ Tết, hội hè nay đã trở thành những món ẩm thực mang đậm bản sắc làng cổ trong thực đơn dành cho du khách trong và ngoài nước khi ghé thăm ngôi làng cổ.

Trở lại với những trăn trở, băn khoăn về việc làm sao gìn giữ vẻ đẹp xưa của ngôi làng, ông Phan Văn Lợi cho biết, các ban, ngành địa phương đã và đang rất nỗ lực vào cuộc. Đảng ủy, chính quyền địa phương luôn đau đáu tìm giải pháp tối ưu nhất để dung hòa những mâu thuẫn, để làng cổ tồn tại một cách bền vững. Những cuộc họp, hội nghị, hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, những chương trình tập huấn phát triển du lịch cộng đồng đã nhiều lần được tổ chức. Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm tin rằng, những nỗ lực ấy chắc chắn sẽ không hoài phí. Những nét đẹp cổ kính của vùng đất giàu truyền thống này sẽ tồn tại bền vững với thời gian, và người làng sẽ sống tốt nhờ phát triển du lịch.

Nghe ông Phan Văn Lợi nói, chợt nhớ tại một hội thảo bàn về giải pháp phát triển du lịch làng cổ Đường Lâm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Văn Sáu, Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng, du lịch ở Làng cổ Đường Lâm vẫn manh mún, tự phát. Sản phẩm du lịch mới chỉ dừng ở việc bán một số sản phẩm bánh kẹo, tương cà, nấu ăn cho du khách... Vì vậy, cần có bàn tay điều hành của một “nhạc trưởng” để bảo đảm một sự thống nhất trong quá trình tổ chức, điều hành, duy trì các hoạt động du lịch. Đặc biệt, phải để mỗi người dân làng cổ trở thành một chủ thể bảo tồn và quảng bá những nét văn hóa truyền thống của Đường Lâm.

Trước khi rời Đường Lâm, tôi ngồi trong một ngôi nhà ngay lối đi gần cổng làng. Tự tay rót nước chè xanh từ chiếc ấm tích ủ trong giỏ, nhẩn nha nếm chiếc kẹo lạc, nhìn ngắm những nét rêu phong còn đọng lại nơi đây, tôi cảm nhận cuộc sống dường như đang trôi chậm lại, không có chút nào vội vã, hối hả, xô bồ thường thấy nơi phố thị. Và có lẽ đó cũng chính là một thứ “đặc sản” của Đường Lâm làm say lòng du khách.

Trải nghiệm không gian bình dị, yên ả của ngôi làng, càng thấy rõ phát triển du lịch làng cổ Đường Lâm là hướng đi đúng đắn và nhạy bén của chính quyền, người dân làng cổ cũng như các cấp chính quyền thành phố và ngành Du lịch Hà Nội. Như Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Văn Sáu đã nhận định, cần có bàn tay quản lý, điều hành của “nhạc trưởng” để hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, từ đó đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Đường Lâm. Có như vậy “viên ngọc quý” mới phát lộ, tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng du khách về ngôi làng cổ nghìn năm tuổi.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Hà Nội: Dự kiến tăng cường trên 700 xe khách phục vụ dịp cao điểm 30/4 - 1/5
    Tin từ Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội cho biết, đơn vị đã triển khai kế hoạch phục vụ hành khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới, dự báo nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng cao.
  • Những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
    Đồng chí Trần Phú là người cộng sản mẫu mực, kiên cường, bất khuất, đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của đảng và của nhân dân, luôn nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, thủy chung, trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của đảng, của giai cấp và của dân tộc, lạc quan tin tưởng vào tương lai và sự tất thắng của cách mạng… Hướng tới Kỷ niệm 120 năm ngày sinh (01/5/1904 - 01/5/2024) đồng Chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu đến bạn đọc những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
  • Âm vang Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Âm vang Điện Biên của tác giả Vũ Nhang.
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
''Viên ngọc quý'' dưới nếp rêu phong
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO