Vingroup tài trợ 1.100 suất học bổng du học thạc sĩ, tiến sĩ KHCN: TRAO CƠ HỘI, NHẬN NIỀM TIN.

Thái Triệu Luân | 18/03/2019 21:50

Đầu tháng 3 vừa qua, Tập đoàn Vingroup công bố chương trình học bổng du học đào tạo Thạc sĩ - Tiến sĩ Khoa học Công nghệ (KHCN) tại các quốc gia phát triển với tổng giá trị lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Có một chi tiết rất thú vị là các học viên nhận học bổng không bắt buộc phải làm việc ở Vingroup sau tốt nghiệp.

Trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2030, mỗi năm, Tập đoàn Vingroup sẽ tài trợ tối đa 100 suất học bổng du học toàn phần bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành KHCN.

Tùy vào chính sách học phí từng trường theo từng ngành học và chi phí sinh hoạt tại từng quốc gia, một suất học bổng Thạc sĩ có thể lên tới 3,6 tỉ đồng, học bổng Tiến sĩ có thể lên tới 9,2 tỉ đồng. 100% chi phí phát sinh trong suốt thời gian đào tạo như học phí, sinh hoạt phí, vé máy bay và bảo hiểm… sẽ do Tập đoàn Vingroup đài thọ.

Lí do gì khiến một doanh nghiệp tư nhân chấp nhận trao đi hàng ngàn tỉ đồng mà không đòi hỏi ràng buộc được nhận lại? Bà Lê Mai Lan, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Giám đốc điều hành Đại học VinUni chia sẻ:

“Mục tiêu của chương trình là tìm kiếm các tài năng người Việt để bồi dưỡng, phát triển thành những nhân tài có khả năng dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển KHCN của Việt Nam trong tương lai. Trước hết, đây chính là trách nhiệm xã hội của Vingroup...”

Vingroup tài trợ 1.100 suất học bổng du học thạc sĩ, tiến sĩ KHCN: TRAO CƠ HỘI, NHẬN NIỀM TIN.
Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Giám đốc điều hành Đại học VinUni: Việc đào tạo được người giỏi quay về làm việc cho Việt Nam không chỉ đóng góp thiết thực cho sự phát triển đất nước mà có tác động lâu dài và tích cực cho xã hội. 

Đầu tư bền vững cho KHCN Việt Nam

Vì sao Vingroup quyết định tài trợ học bổng du học sau đại học trong lĩnh vực KHCN, thưa bà?

Chúng ta đều biết, cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi mạnh mẽ thế giới ngày nay trong tất cả mọi mặt. Tuy nhiên, nếu không có nhân lực chất lượng cao thì việc đầu tư vào công nghệ, bằng sáng chế, phát minh hay dây chuyền sản xuất đều không thể mang lại hiệu quả đột phá như mong muốn.

Ngay từ trước khi công bố tham gia lĩnh vực Công nghệ, chúng tôi đã ý thức rất rõ không thể vận hành công nghệ 4.0 với “con người 0.4”. Tất nhiên, việc “trồng người” không thể có kết quả ngày một, ngày hai, nên chúng tôi quyết tâm đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách dài hạn và bài bản, hướng tới hiệu quả bền vững.

Việc đầu tư này không chỉ để đáp ứng nhu cầu nhân lực của Tập đoàn, mà trước hết đây cũng chính là trách nhiệm xã hội của Vingroup. Việc đào tạo được người giỏi quay về làm việc cho Việt Nam không chỉ đóng góp thiết thực cho sự phát triển đất nước mà có tác động lâu dài và tích cực cho xã hội. 

Người nhận học bổng cần có cam kết gì khi học xong và trong trường hợp vi phạm cam kết sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào, thưa bà?

Các học viên nhận Học bổng cần cam kết sẽ trở về Việt Nam làm việc sau khi hoàn thành các chương trình học tập. Họ không bắt buộc mà có thể chọn công tác tại một trong các trường Đại học, Viện nghiên cứu công lập của Việt Nam hoặc tại Đại học VinUni hay các

Viện nghiên cứu hoặc Công ty thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Vingroup trong thời gian bằng thời gian học viên đã nhận Học bổng, thường là 2 năm cho bậc Thạc sĩ và 5 năm cho bậc Tiến sĩ.

Trường hợp học viên ở lại nước ngoài hoặc làm việc cho các tổ chức vì lợi nhuận, không phải là các Đại học hay Viện nghiên cứu công lập của Việt Nam hoặc Tập đoàn Vingroup thì học viên cần hoàn lại chi phí học bổng đã được đầu tư để Chương trình có thể dành số tài trợ này cho các tài năng khác có nhu cầu đào tạo và phát triển.

Rất nhiều người bày tỏ ấn tượng, thậm chí “nể” với việc Vingroup không yêu cầu người nhận học bổng phải làm việc cho Tập đoàn như một hình thức “trả góp” học phí đã nhận. Trong trường hợp những tài năng KHCN này chọn làm việc trong hệ sinh thái Vingroup, họ sẽ được hưởng quyền lợi như thế nào?
Nếu chọn làm việc cho Đại học VinUni hoặc các Viện nghiên cứu hay Công ty thuộc Tập đoàn Vingroup, chúng tôi đảm bảo điều kiện làm việc, nghiên cứu và mức thu nhập xứng đáng để họ tập trung phát huy tối đa trình độ và năng lực của mình. Trên thực tế, Vingroup đã và đang thu hút ngày càng nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao tới làm việc tại các Công ty Công nghệ, Công nghiệp và các Viện nghiên cứu của Tập đoàn.

Vingroup tài trợ 1.100 suất học bổng du học thạc sĩ, tiến sĩ KHCN: TRAO CƠ HỘI, NHẬN NIỀM TIN.
Chương trình không yêu cầu người nhận học bổng bắt buộc phải làm việc cho Tập đoàn mà tạo điều kiện tốt nhất nếu họ chọn lựa công tác  tại Vingroup sau tốt nghiệp.

Cơ hội dành cho những tài năng KHCN mang khát vọng cống hiến
Điều gì khiến Vingroup tin rằng có thể “giữ chân” các học viên này, khi chắc chắn đây đều là những người đã thể hiện được năng lực xuất sắc? Bởi để được nhận làm Thạc sĩ, Tiến sĩ trong danh sách 50 trường lừng danh thế giới mà Vingroup đưa ra không phải chuyện dễ dàng và điều đó cũng đồng nghĩa họ sẽ trở thành đối tượng “săn đầu người” của nước ngoài…

Theo tìm hiểu của chúng tôi, số lượng người Việt được nhận học sau đại học ngành KHCN tại các trường này rất ít, không quá 300 người trong tổng số hơn 130.000 lưu học sinh du học hàng năm. Một số trường chỉ nhận 1-2 ứng viên, thậm chí có năm không nhận ứng viên nào từ Việt Nam. Việc được trao Học bổng sẽ gia tăng tối đa số lượng ứng viên có cơ hội học tập tại các Đại học hàng đầu này.

Chúng tôi tin tưởng rằng các trí thức Việt Nam đều là những người có khát khao đem tài năng và tâm huyết của mình cống hiến cho sự phát triển KHCN của nước nhà. Thực tế, hiện nay các nhà khoa học và các chuyên gia gốc Việt giỏi, tâm huyết với quê hương cũng đang trở về Việt Nam ngày càng nhiều. Đơn cử như Giáo sư Vũ Hà Văn (Đại học Yale) hiện cũng đã dành nhiều thời gian về Việt Nam và đang thực hiện các dự án nghiên cứu lớn tại Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn và Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup.

Được biết Chương trình không chỉ còn là ý tưởng mà Vingroup đã triển khai Chương trình Học bổng Thạc sĩ Toán và Tin Bảo mật tại Đại học Limoges, hiện được đón nhận rất tích cực.  Việc hợp tác này được thực hiện như thế nào và ý tưởng đã hình thành ra sao?

Chương trình hợp tác với Limoges được hình thành sau cuộc trao đổi với GS Phan Dương Hiệu, người đang phụ trách một chương trình cao học về Mật mã/An toàn Thông tin (Master Cryptis) tại Đại học Limoges, Pháp. Giáo sư nhận định đầu tư cho khoa học bây giờ cần nhất là đào tạo nhân lực. Mục tiêu Chương trình là đào tạo nhân lực cho Việt Nam nói chung chứ không phải chỉ riêng cho Vingroup. Sinh viên sau khi tốt nghiệp không có ràng buộc nhất khoát phải vào làm việc cho Vingroup mà có thể tự do lựa chọn làm việc cho Đại học công lập hay Viện nghiên cứu nhà nước. Giáo sư quan niệm rằng việc người được đào tạo quay về làm cho Đại học hay Viện nghiên cứu công chính là sự đóng góp cho Việt Nam.

Ý tưởng đó cũng trùng hợp với mong muốn của Tập đoàn về sự đóng góp thiết thực và bền vững cho đất nước. Sau khi nhất trí mục tiêu chung đó, Đại  học Limoges, Pháp đã cùng chúng tôi khẩn trương khởi động Chương trình Học bổng Thạc sĩ Toán và Tin Bảo mật Master Cryptis. Chương trình được giới thiệu  trực tiếp tại các Đại học uy tín ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM), cũng như chia sẻ thông tin rộng rãi. Rất nhanh chóng, Chương trình được đón nhận nhiệt tình, đến nay có khoảng 100 sinh viên đặc biệt quan tâm. Mặc dù 20.3.2019 mới là hạn chót nộp hồ sơ nhưng chúng tôi đã nhận được những bộ hồ sơ đầu tiên, rất chất lượng. Giáo sư Hiệu là Chủ tịch Hội đồng Tuyển chọn Học bổng Limoges, cùng phối hợp với các Giáo sư uy tín trong và ngoài nước xét tuyển.

Dự kiến nhóm học viên đầu tiên nhận học bổng của Chương trình sẽ lên đường vào tháng 9.2019.

Xin cảm ơn bà!

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thơ Nguyễn Đức Tùng - một buổi sáng chín
    Tôi muốn đánh thức “buổi sáng chín” của Nguyễn Đức Tùng để mở ra những trang thơ giàu tính sáng tạo của ông: Sau cái chết, nếu trở lại/ Anh sẽ trở lại vì một buổi sáng/ Một buổi sáng chín trên cành/ Như trái ổi xanh/ Bỗng chín/ Nhưng không rụng xuống/ Vì hãy còn xanh (Thời gian).
  • Hà Nội tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô
    UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 23/4 về việc tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”
    Với hình thức trực tuyến, triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Bảo tàng tỉnh Điện Biên, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp và một số cơ quan, đơn vị tỉnh Điện Biên nhằm phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố. Triển lãm “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” sẽ diễn ra vào ngày 26/4.
  • Khoảng lặng với sen Hồ Tây
    Sáng sớm mùa hè, tôi đi bộ dọc bờ Hồ Tây để thuê một chiếc xe đạp dạo quanh hồ như lời hẹn của chuyến đi trước. Tôi lạc bước đến đầm sen Hồ Tây. Ngay khoảnh khắc ấy, sen gieo một nốt lặng thương nhớ vào lòng tôi.
  • Hà Nội thông báo về việc treo cờ Tổ quốc
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 353/TB-UBND về việc treo cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước
Đừng bỏ lỡ
Vingroup tài trợ 1.100 suất học bổng du học thạc sĩ, tiến sĩ KHCN: TRAO CƠ HỘI, NHẬN NIỀM TIN.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO