Vũ Đình Liên

Vũ Đình Liên| 29/08/2019 16:16

Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua.

Vũ Đình Liên

Ông đồ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay.

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ:
Hồn ở đâu bây giờ?

Chiêu quân

Gió lặng, mây in, nước lững lờ
Trôi về Hán quốc, góc trời xa 
Hai con chim nhạn bay giao cánh
Dăm thẳng xe tung cát bụi mờ.

Xa giục thêm gần cửa ải xa,
Vương phi buồn thảm nỗi chơ vơ,
Nét hoa thêm đượm tình lưu luyến,
Cuối mắt ngập ngừng hạt lệ sa.

Nhớ lại tình xưa, giấc mộng vàng, 
Âm thầm trông tưởng bóng mây tan, 
Bàng hoàng chưa biết mơ hay tỉnh,
Khoảnh khắc xe đà đến ải quan.

Thành Hán trong sương lẫn bóng cờ,
Xe bay, trông dõi mỗi dần xa,
Chiêu Quân sực tỉnh cơn ngây ngất,
Mắt tưởng còn trông ướt lệ mờ?

Quá quan, Phiên tướng lại bên xe
Xuống ngựa cùng nhau đến lạy quỳ
Kính cẩn tâu: “Giang sơn gấm vóc, 
Từ nay là riêng của Vương Phi”.

Đôi mắt Chiêu Quân vẫn lạnh lùng, 
Cao trông theo dõi bóng mây hồng,
Lững lờ trông lại hoàng cung Hán,
Bên chốn Quân Vương đang ngóng trông. 

Xe giục, đường veo, cát bụi bay, 
Xa mang Vương hậu với lòng say 
Trông vời trời Hán, non ngàn khuất, 
- Cây lạ bên đường gió lắt lay.
1934

Lòng ta là những hàng thành quách cũ

Dậy đi thôi con thuyền nằm dưới bến,
Vì đêm nay ta lại căng buồm đi.
Mái chèo mơ để bâng khuâng trôi đến
Một phương giời mây lọc bóng giăng khuya.

Gió không thổi, nước sông trôi giá lạnh,
Thuyền đi trong bóng tối lũy thành xưa.
Trên chòi cao, tự ngàn năm sực tỉnh
Trong giăng khuya bỗng vẳng tiếng loa mơ.

Tự ngàn năm cả hồn xưa sực tỉnh,
Tiếng loa vang giây lát động giăng khuya,
Nhưng giây lát lại rơi im, hiu quạnh,
Cả hồn xưa yên lặng trong giăng khuya.

Trôi đi thuyền! Cứ trôi đi xa nữa!
Vỗ giăng khuya bơi mãi! Cánh chèo mơ!
Lòng ta là những hàng thành quách cũ,
Tự ngàn năm bỗng vẳng tiếng loa xưa.
Thân tàn ma dại

- Tôi muốn hát những bài ca thảm thiết
Như những tiếng kêu than của người đói rét,
Trong đêm đông mưa gió lạnh lùng,
Khắp bốn bề yên lặng vắng không;
- Tôi muốn ru những trẻ con côi cút
Không chốn nương thân, không người chăm chút
Suốt đêm khuya đợi mẹ mãi không về
Ngủ đã say còn thổn thức trong cơn mê;
- Tôi muốn an ủi những người nghèo khổ,
Thiểu não bơ vơ, không họ hàng nhà cửa.

Họa lời ca, tôi muốn được cây đàn
Điệu xưa đưa, không đêm thắm, ái ân,
Mà duy có giọng thiết tha, nức nở,
Như tiếng người oán hờn than thở.

Tôi sẽ gẩy những khúc ca não nuột ai bi,
Như mối thương tâm u uất tê mê
Tiếng buồn bực, sợi thon thả dây buông.
Như hàng lệ tối tăm, thầm rơi trên má
Của lão lòa đôi mắt đục ngầu,
Mắt trơ trơ nhìn những cảnh đâu đâu

Tôi sẽ gọi bạn lầm than đói khát
Đến chung quanh để nghe tôi đàn hát
Quên hết những nỗi oán hờn đau khổ từ xưa,
Nghe thấy tiếng đàn họ yên lặng ngẩn ngơ.
Vì lời hát với tiếng đàn đều nhắc nhủ
Và tả rõ, vỗ về cuộc đời tận khổ.

Rồi hết cả bầy rách rưới đui mù,
Từ ông lão già, cho đến đứa trẻ thơ,
Dứt tiếng hát đều kêu lên, cảm khái,
“Anh ta thi sĩ của những người thân tàn ma dại”.
18/8/1934

Tiếng hát ru

Tiếng hát ai sao khêu gợi lúc đêm trường
Cho ta nhớ những ngày vui đã hết
Nhớ mẹ hiền nay phương trời cách biệt
Nhớ những đêm xưa yên lặng êm đềm
Ta ru lòng trong tiếng mẹ ru em.
Những em nhỏ không còn ai ru nữa
Chỉ có bóng giăng thôi giãi bên khung cửa
Trên vừng trăng nhớ mẹ ta gửi lòng
Nhưng biết phương trời mẹ có ngắm giăng không?
                                                                          1935

Người đàn bà điên ga Lưu Xá

Người đàn bà điên, ga Lưu Xá.
Ngồi ngay trước mặt, dưới chân tôi
 Ai vẽ được, thiên tài hội họa,
 Chân dung kia, kinh tởm tuyệt vời.

 Công chúa điên rồ và rách rưới,
 Hình ảnh lạ lùng chửa có hai,
 Cả tưởng tượng Đông Tây hợp lại
 Không dựng nên dù một phần mười.

Bao tải xơ, ni lông nát vụn,
Sợi dây thừng buộc mãi rách bông,
Vành hoa cưới, tràng hoa đã rụng
Tấm vũ y xơ xác từng lông.

Áo bông đụp nửa đen nửa trắng
Quần áo chằng màu bạc nước dưa
Không có xiêm y nào sánh đặng, 
Thách cả trời: nóng, lạnh, nắng, mưa.

Người điên ấy không gầy mà béo, 
Béo thực hay thịt bủng da phù,
Tưởng mọi người xung quanh khinh giễu, 
Nhìn ngược xuôi, mắt sắc căm thù.

Ba cháu gái xoa dầu lên mũi, 
Hương thơm nào bốc tự hoa ra, 
Tôi ngồi ngắm, mắt không hề mỏi
Đống rác kia, xưa đã là hoa!

Ca ngợi mỉa mai trời bỗng rực
Rọi nắng vàng trên cả bó hoa
Đẹp như một bài thơ “Hoa ác”
Hay bức tranh quái đản Goya!

Ai xui khiến và ai xếp đặt
Một nhà thơ với một người điên, 
Tôi bắt gặp ba lần cặp mắt
Nhẹ căm thù như muốn làm duyên.
 Tàu đến Đông Quan, người muốn đuổi:
“Đến ga rồi: thôi xuống đi mau”,
Tôi với người điên ngồi không nói
Dưới sàn, trên ghế vẫn nhìn nhau!

Tàu đến Quán Triều khách xuống xong
Còn người điên ấy với toa không
Tôi không ngồi nữa, chần chừ bước
Như cả chuyến xe, nặng trĩu lòng.
1977
........................................................................................

Thơ tuyển rút từ tập Vũ Đình Liên - Thơ với tuổi hoa, 
NXB Kim Đồng 2002
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Vũ Đình Liên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO