Vũ Tú Nam với thơ tình yêu, tình đời

Phạm Đình Ân| 25/10/2020 11:47

Lâu nay, độc giả quen gọi Vũ Tú Nam là nhà văn, bởi vì ông là tác giả văn xuôi nổi bật. Thật ra, ông còn là một nhà thơ khi có tới 5 tập thơ cùng nhiều bài thơ hay.

Vũ Tú Nam với thơ tình yêu, tình đời
Nhà thơ Vũ Tú Nam và vợ - nhà báo Thanh Hương

Tình yêu đối với bạn đời

Cùng sinh năm 1929, hai anh chị Vũ Tú Nam - Thanh Hương cùng tham gia kháng chiến (chồng là bộ đội viết báo - viết văn, vợ là cán bộ phụ nữ), mãi đến năm 1954 lên Việt Bắc mới cưới nhau. Sau này, Vũ Tú Nam tiếp tục sáng tác. Sau khi cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam ổn định tổ chức một thời gian, ông chuyển công tác từ cơ quan quân đội sang Hội Nhà văn. Ông từng giữ chức vụ Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Thanh Hương tiếp tục công tác Đại hội phụ nữ, có thời kỳ làm Tổng biên tập báo Phụ nữ Việt Nam (1978 - 1988).

Tình yêu - hạnh phúc của vợ chồng nhà văn Vũ Tú Nam gắn liền với cộng đồng, đất nước, đầy nghĩa tình san sẻ đồng chí, đồng nghiệp, trải qua những năm tháng chiến tranh đáng nhớ và hòa bình nhiều khó khăn, trắc trở không thể nào quên. Nhà thơ tâm sự: “Anh thương em trong nỗi thương chung” (bài Mùa xuân ở đây). Hoặc: “Em em nhỉ, hạnh phúc chung ta hưởng/ là đem cho, mãi mãi đem cho”… (bài Gửi em).

Khác hẳn thơ của nhiều tác giả, người tình trong thơ Vũ Tú Nam trùng khớp trăm phần trăm với người yêu - người vợ trong đời sống thực tế của tác giả. Trong thơ ông, tình yêu nam - nữ thuần túy mau chóng chuyển sang tình yêu - hạnh phúc gắn kết sâu nặng, bền bỉ, và cứ thế mà diễn tiến cho đến hôm nay. Dù nói gì, dù trực tiếp hay gián tiếp, gần gũi hay xa xôi, từ việc bé đến việc lớn, loanh quanh lại là hình ảnh người vợ mến thương. Trong tập thơ “Túc tắc”, tập cuối cùng ra mắt độc giả khi ông còn sống, có 38 bài thì hơn một phần ba nói đến tình yêu đối với vợ, hoặc gián tiếp có hình ảnh người vợ: Bài “Thu - Đêm” viết năm 1960 nói về một giấc chiêm bao rất ám ảnh: “Trong đêm mơ anh đắp áo cùng em/ Gió bổi hổi - em nhìn anh náo nức…/ Gió xô cửa. Một mình, anh chợt thức/ Xa thật xa đơn chiếc mảnh trăng vàng”. Bài “Trống vắng” viết năm 2004 nói về tình cảm vợ chồng - gia đình rất xúc động: “Xa vợ một bữa cơm đã thấy sao mà trống vắng (…) Ôi dằng dặc nỗi buồn của chồng vợ thiếu nhau!”. Đến 2008, ông có thêm bài thơ “Ngắm nhìn vợ ngủ”:

Chẳng lẽ đó là cháu nội ta
Đứa cháu gái quý yêu, 
đôi má hồng mắt sáng?
Chẳng lẽ đó là người tình xưa của ta
Vẻ đẹp tươi non đã mờ xa?
Chẳng lẽ đó là
Chẳng lẽ?...
Trên gối
Trong chăn,
Hình hài như thật như không thật
Thời gian trĩu nặng
Rồi một ngày hình hài sẽ biến tan
Kỷ niệm đâu còn!
Người đi vào hư vô
Ta hóa thành giọt lệ…
Kìa, người thức dậy!
Lại chăm chồng chăm con
Lại lo toan cơm áo gạo tiền
Lại thương bạn bè 
thương người nghèo khổ
Giấc ngủ của người nhẹ nhàng 
đến thế!

Bài thơ “Ngắm nhìn vợ ngủ” nói đến cái nhìn của nhà thơ Vũ Tú Nam sau năm mươi chín năm (1949 - 2008) kể từ đêm trăng vợ nhìn ông ngủ ở Việt Bắc khi bà vừa tới thăm sau nhiều ngày xa cách. Ông ngắm nhìn vợ ngủ, cũng là ngắm thời gian - đời người của bản thân, của vợ mình và của cả hai trong mối quan hệ ruột rà với các con, cháu. Quá khứ đang có mặt trong hiện tại. Ông thấy lại tất cả ở dáng hình người vợ đang yên giấc, nói khác đi là tất cả đã trở về ở người phụ nữ yêu quý đang nằm kia của ông - một người đang thức trong giấc mơ của mình mà không biết chồng đang đứng ngắm. Đây là cách viết đồng hiện, nhưng không phải đồng hiện cơ học theo bố cục của tác phẩm mà là đồng hiện chính đối tượng hướng đến của người viết. Ông có thể tả vợ ông đang ngủ, một giấc ngủ say bình thường. Nhưng không, ông viết về cái thức khi ngủ của bà qua cách nhìn của ông. Người ngủ là tạm thời bước vào một thế giới khác. Biết đâu, bà gặp ông trong giấc mơ khi ông đang ở bên? Thời gian như dừng lại, “trĩu nặng” là vậy. Hình hài có thật như không thật” do chủ thể trữ tình cảm nhận cái chơi vơi của không gian - thời gian vừa tiệm tiến vừa đảo chiều, thể hiện ở chính thân xác đang phập phồng nhịp đập của tâm hồn một người khỏe mạnh đang phiêu du vào một thế giới khác. Ông cũng như đang ở trong một giấc mơ, ngơ ngác hỏi: Chẳng lẽ đó là cháu nội ta/ Đứa cháu gái quý yêu, đôi má hồng mắt sáng?/ Chẳng lẽ đó là người tình xưa của ta/ Vẻ đẹp tươi non đã mờ xa ?/ Chẳng lẽ đó là/ Chẳng lẽ… Nhà thơ đã ngắm vợ mình đang đi vào giấc ngủ sâu tại một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, ông cũng ngắm luôn cả tình yêu - hạnh phúc tươi đẹp và sâu nặng, ngắm cả thời gian - đời người không chỉ của riêng mình. Đây là một bài thơ ảo diệu, tài hoa.

Cảm hứng về thời gian - đời người và hạnh phúc riêng - chung

Cảm hứng nêu trên lan tràn, xen trộn ở khắp tập thơ “Túc tắc” và ở những bài Vũ Tú Nam in báo rải rác. Lẽ thường, đọc đến bài cuối cùng của tập thơ, người ta chuẩn bị tâm thế gấp sách lại. Nhưng ở đây, có thể nhiều bạn đọc rất chú ý và dừng lại lâu hơn ở hai bài cuối cùng. Đó là bài trùng với tên tập thơ và bài “Gửi lại” - một nhan đề gợi đến lời chào khá nhạy cảm của một người trước khi đi xa. Không ít nhà thơ có tứ thơ tương tự. Tố Hữu cũng có bài thơ gần như vậy, chỉ khác ở giọng điệu và cách phát triển bài thơ. Trước tiên, chúng ta hãy tiếp cận bài “Túc tắc”:

Giáp Thân đến
Gối đã chồn
Nghĩ đã chậm
Nói đã mòn
Năm tháng nặng
Biết sao hơn ?
Túc tắc sống
Hôm lại hôm
Túc tắc yêu
Người quanh mình
Túc tắc viết 
Túc tắc đọc
Không dừng bước
Lùi một phân!
Túc tắc sống
Ngày tiếp ngày
Túc tắc say
từng phút giây
Tới khi nao
buông tay bút
Trời xanh ngút
Túc tắc bay…
8/11/2003
(Rằm tháng mười Quý Mùi)

Túc tắc đọc. Túc tắc là từ láy đôi vừa tượng thanh vừa tượng hình nói về cách sống chậm, trải nghiệm, cần cù, kiên nhẫn, tự tin và khiêm nhường (như con gà mổ thóc, bới rác tìm thức ăn nuôi mình nuôi con, con chim bay nhảy trong khóm cây tìm sâu bọ). Hình ảnh ấy, âm thanh ấy còn diễn tả đôi chân túc tắc đi như thể lặng lẽ nghĩ ngợi trong kiên nhẫn, quyết tâm không dừng bước/ lùi một phân!

Bài “Gửi lại” viết khi nhà thơ tròn 80 tuổi và cách ngày ông mất hăm mốt năm vẫn dạt dào cảm xúc tươi mới, trong trẻo, bình tâm như mới hôm qua:

Ta ngồi chờ cảm hứng
Không gian lồng lộng phủ quanh ta
Tám mươi tuổi, ta bỗng nhiên đơn độc
Như con tằm náu trong kén tơ.
Tằm ơi, trả lá dâu cho đất
Trả màu xanh cho gió mùa xuân
Trả tháng năm cho thời gian đã mất
Để ngươi quay trở lại trứng tằm.
Trứng tằm nhỏ li ti vô nghĩa
Lại thành ra nào áo nào khăn
Những cô gái tơ non mảnh dẻ
Bỗng tươi xanh như các nữ thần.
Tám mươi năm, bao lứa tằm đã nở
Bao luống dâu xanh ngút bãi bồi
Thôi, ta sống thế là cũng đủ
Bóng hình ta giữ lại cho người.
6/4/2009

Trước khi rời cõi thế - chưa biết rõ tháng năm nào, nhưng có thể không xa lắm - Vũ Tú Nam đã sẵn sàng tâm thế bình thản. Ông mượn hình ảnh con tằm gửi lại cho vợ, con, cháu, những người thân khác cùng tất cả, tình cảm yêu thương và lời cảm ơn, nhắn nhủ tin yêu. Rằng mình như con tằm trả lại lá dâu cho đất để rồi quay trở lại trứng tằm, mong lại được làm nên áo khăn, làm đẹp những cô gái tơ non mảnh dẻ tươi xanh như các nữ thần. Cuộc đời đã cho ông biết bao điều tốt đẹp, ông muốn gửi lại cho đời những điều tốt đẹp nhất. Mười một năm sau khi làm bài thơ “Gửi lại”, ngày 9 tháng 9 năm 2020, ông vĩnh viễn ra đi, để lại một tiếng thơ dồi dào ý nghĩa nhân văn và một giá trị nghệ thuật đáng ghi nhận.

Thơ Vũ Tú Nam, bài nọ nói thay bài kia, cộng vào nhau, nhân nhau lên để chụm về một cảm hứng tổng thể là tình yêu đối với cái đẹp; tình yêu đối với bạn đời; nỗi niềm nhân ái về thời gian - đời người trong mối quan hệ khăng khí với cộng đồng, xã hội. Hồn thơ Vũ Tú Nam nghiêng về truyền thống nhưng cũng ít nhiều lộ ra xúc cảm thẩm mỹ hiện đại. Ông chú ý đến tứ thơ, thi ảnh và câu chữ chọn lọc. Ở nhiều trường hợp, bài thơ, câu thơ tinh tế, tài hoa mà giản dị. 
(0) Bình luận
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Bồi đắp hệ giá trị gia đình Thủ đô
    Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến là nơi hội tụ nhiều nét tinh hoa của dân tộc. Nổi bật trong đó là nét đẹp văn hóa gia đình, là ứng xử thanh lịch, văn minh trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Nói theo cách khác, văn hóa gia đình là một trong những nền tảng, cốt lõi để hình thành nên giá trị văn hóa người Hà Nội; góp phần đưa những giá trị văn hóa Thủ đô thăng hoa lên tầm cao mới trong thời đại hội nhập quốc tế.
  • Vinh danh 70 cán bộ Đoàn Thủ đô Hà Nội tiêu biểu năm 2023
    Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), ngày 22/3/2024, Ban Chấp hành Thành đoàn Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm và Lễ Tuyên dương 70 cán bộ Đoàn Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
  • Hà Nội: Hành trình cảm xúc của người phụ nữ đi tìm ánh sáng cho con trai, em trai
    Chị Trần Thị Xuân (33 tuổi, thị trấn Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) là nhân vật đặc biệt và đến với khán giả cả nước trong chương trình “Trạm yêu thương” - chủ đề “Điểm tựa bình yên”, phát sóng lúc 10 giờ ngày 23/3 trên kênh VTV1.
  • Lễ hội xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm: Tái hiện nét đẹp giá trị văn hóa truyền thống
    Sáng ngày 22/3, đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội do đồng chí Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) đã kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
  • Cuộc thi báo chí viết về công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi Thủ đô năm 2024
    Thành đoàn Hà Nội vừa phát động “Cuộc thi báo chí viết về công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi Thủ đô năm 2024”. Các tác phẩm dự thi ở 1 trong 4 thể loại: Báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình được đăng tải từ ngày 1/3 đến hết ngày 30/10/2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Vũ Tú Nam với thơ tình yêu, tình đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO