Vựa dược liệu trù phú nơi cửa ngõ Thủ đô

Ly Ly| 11/11/2019 10:23

Với sự cần cù, sáng tạo và trái tim nặng tình với dược liệu, chị Nguyễn Thanh Tuyền đã không quản ngại vất vả, quyết tâm đi tìm vùng đất thích nghi để bảo tồn và phát triển cây dược liệu Việt Nam. Và cuối cùng chị đã chọn vùng đất bán sơn địa Sóc Sơn là đại bản doanh để gây dựng vựa dược liệu trù phú sải cánh cò bay.

Vựa dược liệu trù phú nơi cửa ngõ Thủ đô
Chị Nguyễn Thanh Tuyền, chủ nhân Hợp tác xã bảo tồn và phát triển dược liệu
Sóc Sơn 
đang miệt mài chăm chút từng cây dược liệu
Con đường khởi nghiệp

Sinh ra tại quê hương Vĩnh Long, Chị Nguyễn Thanh Tuyền chủ nhân của Hợp tác xã bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn đã sớm nảy nở tình yêu với dược liệu tự nhiên ngay từ thời thơ ấu. Không dừng lại ở việc thi đỗ và tốt nghiệp khoa Đông phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM năm 1991, chị quyết tâm chinh phục giấc mơ dược liệu của chính mình bằng việc tiếp tục thi đỗ và tốt nghiệp tại Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 1995; thực tập nghiên cứu tại khoa Dược Bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh. “Bản thân tôi đã tham gia công việc ở các lĩnh vực khác nhau nhưng cuối cùng vẫn chọn con đường trồng bảo tồn và phát triển dược liệu”, chị Thanh Tuyền chia sẻ về mối lương duyên trời định giữa chị với dược liệu.

Hợp tác xã bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn là tiền thân của Hội nghiên cứu bảo tồn dược liệu Việt Nam do chị Nguyễn Thanh Tuyền sáng lập cùng nhóm 5 thành viên. Những ngày đầu thành lập, Hợp tác xã gặp muôn vàn khó khăn. Vẻ trầm tư, chị Tuyền trải lòng: “Chị và các thành viên sáng lập phải mất cả năm trời (từ đầu năm 2014) để thuyết phục từng người dân tại đây làm dược liệu. Lúc ấy, với người nông dân nơi đây, việc cấy lúa, trồng khoai, trồng sắn... trên những thửa ruộng, vạt đồi còn gian nan thì việc trồng và bảo tồn cây dược liệu là điều gì đó thật xa lạ. Ngày nào cũng lên, ngày nào cũng bị từ chối vì họ không tin dược liệu có thể phát triển tốt ở vùng đất cằn sỏi đá; họ không tin vì chị là một người “lạ” từ miền Nam ra… Có vô vàn những lý do ngăn cản mong muốn mang đến một vựa dược liệu tốt, có môi trường xanh sạch an toàn, mong muốn cho người dân địa phương có một nghề ổn định của chị”. 

Không có con đường nào dẫn tới thành công lại trải đầy hoa hồng. Người dân có cả 10 lý do để từ chối thì chị Tuyền có 11 lý do để thuyết phục. Sau nhiều nỗ lực, cuối năm 2014, từ diện tích canh tác 5ha đầu tiên tại vùng núi xã Bắc Sơn (Sóc Sơn) đến nay vùng nguyên liệu mang thương hiệu Thanh Tuyền đã lên đến 25ha trải dài tại hai xã Bắc Sơn và Xuân Giang. Cây chủ lực là cây trà hoa vàng Hakoda, kim ngân, thìa canh, râu mèo, khôi tía, bán chi liên và cát cánh… Khu vườn dược liệu cứ thế lớn dần, từ chỗ chỉ là hộ sản xuất, hiện phát triển thành Hợp tác xã bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn với trên 50 loại dược liệu khác nhau và hiện tại vẫn đang mở rộng thêm trên địa bàn xã Bắc Sơn.

Bằng một tình yêu mãnh liệt chị Tuyền dành cho dược liệu, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, đến nay nhà nhà đều muốn làm với Hợp tác xã bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn vì họ tin vào chị Tuyền, tin vào Hợp tác xã đã thay đổi môi trường nơi đây. Nhân công làm cho khu dược liệu ngày càng khỏe mạnh hơn, điều kiện kinh tế ổn định hơn, đời sống của bà con được cải thiện từng ngày, nhà nhà làm dược liệu đều sở hữu cả khu vườn hoa thơm ngát nên thơ, sạch đẹp và an lành.

Luôn gắn lợi ích của doanh nghiệp với trách nhiệm cộng đồng

Trong suy nghĩ của chị Tuyền, lợi ích của doanh nghiệp phải có nhưng không phải là vấn đề tiên quyết. Lợi ích của doanh nghiệp phải đứng sau lợi ích của xã hội, đứng sau lợi ích của cộng đồng, đứng sau lợi ích người lao động địa phương. Có như vậy doanh nghiệp mới cùng địa phương phát triển bền vững được. Chị Tuyền luôn đau đáu, Việt Nam sở hữu kho báu dược liệu dồi dào với hàng nghìn loài thực vật, tại sao không khai thác lợi thế để đưa cây thuốc Nam chữa bệnh đến gần hơn đời sống người dân. Chị mong muốn thông qua công việc của Hợp tác xã bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn đang triển khai sẽ đưa người dân Việt Nam quay lại yêu y học cổ truyền và yêu dược liệu Việt Nam. Từ trăn trở đó, chị cùng các bạn là các dược sĩ, lương y y học cổ truyền, các nhà sư hàng tháng 2 kỳ vào ngày mùng một và ngày rằm đều đặn hơn một năm nay có chương trình chia thuốc nam cho người nghèo tại chùa Đức Hậu (xã Đức Hòa, huyện Sóc Sơn). Rất nhiều bệnh nhân bị bệnh thông thường như: Mẩn ngứa, sỏi thận, dạ dày... đã tới lấy thuốc về sử dụng. “Người đến xin thuốc mang theo kết quả chẩn đoán bệnh của các bệnh viện, cơ sở y tế. Trên cơ sở đó, chúng tôi bốc thuốc, hướng dẫn uống cụ thể. Chúng tôi cũng có sổ theo dõi bệnh nhân, sau khi phát thuốc 3 tháng, chúng tôi yêu cầu bệnh nhân tái khám tại cơ sở y tế để thẩm định kết quả sau khi sử dụng thuốc ở đây”, chị Tuyền kể. Không chỉ cho thuốc, Hợp tác xã bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn còn khuyến khích người dân tự trồng cây dược liệu. Sau khi uống thuốc Nam có tác dụng, hợp tác xã vận động và hỗ trợ cây giống để bệnh nhân tự trồng cây dược liệu trong vườn nhà, phục vụ chính nhu cầu chữa bệnh của gia đình. Qua đó, người dân có thể chủ động chữa những bệnh đơn giản và đó chính là cách thu hút người dân tham gia trồng cây xanh, bảo vệ môi trường...

Vựa dược liệu trù phú nơi cửa ngõ Thủ đô
Công nhân đang thu hái tại vườn dược liệu của Hợp tác xã bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn
Chị Tuyền chia sẻ thêm: “Tôi nghĩ rằng, dù khoa học có tiến bộ đến đâu, bác sĩ có tài giỏi đến đâu tìm ra được bệnh nhưng phải có thuốc tốt để chữa bệnh; muốn có thuốc tốt thì phải được bào chế từ dược liệu tốt; muốn có dược liệu tốt phải được canh tác không hóa chất, không chất kích thích tăng trưởng, để cây phát triển thuận theo tự nhiên như vậy mới có được dược liệu tốt. Chúng tôi canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ sinh thái. Dựa vào triền đồi làm giàu đẹp thêm cho rừng, dùng nước suối 100% để tưới tiêu, phân bón trùn quế và hữu cơ vi sinh; phòng trừ sâu bệnh từ Thảo mộc trừ sâu ANISAF của Viện đào tạo và ứng dụng khoa học công nghệ thuộc Viện Hàn lâm khoa học công nghệ. Một số cây chủ lực như cây trà hoa vàng Hakoda cũng đã xin bảo hộ sáng chế của Cục sở hữu trí tuệ được chấp nhận chờ công bố”.

Bên cạnh đó, chị Tuyền còn chế biến 25 sản phẩm từ vườn thảo dược như: Trà ướp hoa, trà hoa... Các loại thảo dược túi lọc; các loại tinh dầu, gối chườm, mỹ phẩm (từ thảo dược)... được người tiêu dùng tin cậy. Ngoài ra, chị còn hướng dẫn người dân “gia giảm” dược liệu vào các món ăn, đồ uống hằng ngày để góp phần cải thiện sức khỏe thường xuyên... Thìa canh giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường; khôi tía lại tốt cho ai bị viêm loét, trào ngược dạ dày; râu mèo trị sỏi thận, viêm đường tiết niệu; hoa kim ngân giúp thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp; trà hoa vàng là vị thuốc quý bảo vệ thành mạch, phòng ngừa các bệnh tai biến, ngăn ngừa sự hình thành khối u... 

“Phát triển cây dược liệu không đơn thuần là làm kinh tế mà còn hướng đến phục vụ sức khỏe cộng đồng cùng mục tiêu bảo tồn nguồn dược liệu quý của Việt Nam. Vì những điều đó, chúng tôi không dừng lại mà tiếp tục mở rộng quy mô các loài cây có giá trị đáng quý này”, chị Tuyền tự tin khẳng định.

Có thể nói, phát triển vườn cây dược liệu theo hướng hữu cơ của Hợp tác xã bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn hiện là mô hình tiêu biểu của huyện Sóc Sơn; đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập đáng kể cho người dân địa phương nơi đây.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • “Một thời mạ Huế” - đậm sâu cảm xúc, suy tư về xứ Huế
    Tháng 3 này, Tủ sách văn học Việt Nam của Chibooks có thêm ấn phẩm mới là tập tản văn “Một thời mạ Huế” của tác giả Nguyễn Khoa Diệu Hà. Sách do Chibooks liên kết với Nhà xuất bản Lao động ấn hành.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc của đồng chí Nguyễn Lương Bằng
    Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam (2/4/1904-2/4/2024), tạp chí Người Hà Nội xin gửi tới bạn đọc về những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Lương Bằng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
  • Chiêm ngưỡng “cây đa tía” hơn 300 tuổi, bộ rễ ôm gọn trên các phiến đá lớn
    Cây di sản Việt Nam "cây đa tía" hơn 300 tuổi ở cuối làng Đá Bạc tại huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) có bộ rễ ôm gọn vào các phiến đá kết thành khối rộng lớn. Người dân dựng miếu thờ dưới gốc “cây đa tía” này cầu cho mưa thuận gió hòa…
Đừng bỏ lỡ
Vựa dược liệu trù phú nơi cửa ngõ Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO