Vườn quê, thị đã thơm hương

Mai Hoàng| 05/10/2018 09:21

Một sáng mùa thu trong veo, giữa phố thị ồn ào tôi chạm lại mùi hương quen thuộc. Chỗ quẹo ngã ba, bà cụ bán hàng rong lúc nào cũng ngồi đấy, lỉnh kỉnh với biết bao nhiêu rau, củ quả. Bạn bè tôi bảo đồ bà cụ đích thị là đồ quê, không phải vì thấy bà cụ lam lũ, khổ sở để tin tưởng chất lượng mặt hàng mà theo bằng cảm nhận của những người con bao năm sống ở quê có cái tinh ý như vậy.

Vườn quê, thị đã thơm hương
Khi thấy những rổ thị vàng ươm, tôi thấy mình như kẻ lạ lên cơn thèm nhớ đến da diết khu vườn ở quê, nơi mà tôi đã gắn bó hơn mười năm. 
Vườn quê không quá rộng nhưng khá đủ đầy cây trái. Từ na, ổi, bưởi, xoài, cam, táo và thị. Bố tôi bảo trồng cây cũng chẳng mong buôn bán lãi lời gì mà chỉ mong sao mỗi mùa con cái có lấy một vài loại quả để thưởng thức. Hồi nhỏ, ông tôi có dịp ra miền Bắc, thăm thú người thân, tình cờ thấy góc vườn có cây thị cỏ trĩu trịt quả, quả thơm như thể ai đó thả một túi hương khổng lồ bao quanh khu vườn, ông xin một vài quả về lấy hạt làm giống. Cây thị lớn lên cùng với bao gian truân khó nhọc, những thăng trầm với ông bà và bây giờ thì đồng hành với gia đình tôi.
Khi thị bắt đầu có quả. Và đều đặn tới mỗi mùa thị ông đều gọi điện ra Bắc nhắn lời cảm ơn. Ông bảo “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhưng kẻ trồng cây thì phải ơn người cho giống, đó là đạo lý mà đời đời con người phải thuộc lấy. Mỗi sáng sớm thu trong lành, ông kênh tôi lên cổ, dạo bước ra góc vườn, nơi cây thị đang thắp những chùm đèn vàng ươm. Tôi như chú chim non ríu rít hết cười rồi lại chỉ trỏ những quả thị be bé. Ông lấy cái vợt khều thị, đưa tôi một quả, tôi sung sướng cầm và cho lên mũi hít hà. Càng hít tôi càng lâng lâng hạnh phúc. Mùi thơm của thị như tràn đầy khoang mũi tôi, chạm tất cả những giây thần kinh khứu giác, chạm vào đê mê của cõi mộng mơ.
Những ngày tháng tám khi vẫn chưa phải đến trường, tôi í ới gọi lũ bạn tóc râu ngô trong xóm tới dưới gốc thị để chơi. Cây thị sum suê tỏa bóng mát rượi, chúng tôi chơi đồ hàng, chơi ô ăn quan và chơi bắn dây chun. Góc vườn rộn ràng hẳn với tiếng cười con trẻ, tiếng nói, tiếng cãi nhau khi đứa nào đó chơi gian, không trung thực. Thằng Thiên sau khi cãi cùn vì chơi lúc nào cũng thua, nó bỏ cuộc trèo lên cây thị, chỗ chạc ba chắc chắn nằm vắt vẻo. Con Nữ không chịu được cái tính ẩm ương của thằng Thiên, đứng dưới cây chọc qua chọc lại, đến nỗi thằng Thiên phát cáu. Buồn cười nhất là khi cả lũ đang mải chơi ô ăn quan, một trái thị già rơi trúng đầu con Hậu. Nó “úi da” một tiếng kèm theo cái bộ mặt nhăn nhó trông rất đáng thương. Quả thị rơi vào người nó, nó chiếm lĩnh, cầm ngửi một lúc, sau đó mân mê, bóp nắn thật mềm, khẽ tách lớp vỏ ra nó ăn ngon lành. Tụi con nít chúng tôi học được cách ăn thị không bị chát là như vậy. Tôi cũng từng thử các loại thị và thú thực là không thích ăn thị vì nó thường có vị chát. Nhưng thị vườn nhà tôi thì ngoại lệ. Thị đến lúc chín, ắt hẳn sẽ có một vị ngọt dịu. 
Tôi cũng đã có lần liều lĩnh khi tự ý trèo lên cây thị, cứ ngỡ rằng mình cũng như thằng Thiên, ai ngờ tôi không hề biết trèo và bị mắc kẹt trên chạc ba của cây thị. Tôi đã gần như khóc, kêu thật lớn nhờ ông tôi ra giải quyết. Phía bên trong hai bắp chân, do quắp vào thân cây bị xước rất mạnh, máu rơm rớm chảy. Chiều, ông hòa muối với nước sôi để nguội rửa vết thương cho tôi lại càng xót hơn nữa. Thế là chừa việc trèo cây thị. Ông cũng dạy tôi rằng đừng ham leo trèo, nhỡ ngã xuống gẫy chân, gẫy tay thì rất nguy. Hôm thật lâu, đọc ở đâu đó câu thành ngữ “Nhà có phúc sinh con biết lội, nhà có tội sinh con hay trèo”, chột dạ nghĩ tới lời ông dặn, chắc có lẽ cũng vì một phần nguyên do từ câu thành ngữ này.
Có một năm, tôi cũng không nhớ là năm bao nhiêu nữa, cây thị nhà tôi ra quả nhiều vô kể. Hầu như nhánh cây nào cũng có quả lúc lỉu. Tôi mừng rơn, ngày nào cũng ra cây để thăm. Tôi ngỏ ý với ông và bố mẹ rằng hái thị ra góc chợ quê ngồi bán. Mười mấy tuổi, tôi như một ông cụ non, tính toán buôn bán như thật làm ai nấy đều buồn cười. Chiều tôi, ông vợt thị cho vào một cái rổ đầy ú ụ. Mẹ phụ, chở rổ thị ra chợ bảo tôi ngồi bán. Cái cảm giác ngồi từ sáng tới trưa trước mặt là một rổ thị đầy mà không ai mua tôi thất vọng chừng nào. Rồi tôi hiểu ra, cái nghề buôn bán ở chợ của mẹ nó vất vả cỡ nào. Vậy mà lâu nay tôi đâu hay chăng. Thấy đã sắp trưa mà tôi chưa về, mẹ tôi ào chạy ra chợ, phụ tôi bán thị. Tôi đã vỡ ra được nhiều bài học từ cách bán hàng của mẹ. Mẹ dạy tôi từ cách chào hàng, từ nụ cười niềm nở và ân cần. Vì khi đó thị cũng chẳng đáng giá bao nhiêu nên mẹ cũng thơm thảo vừa bán vừa cho. Đó là lần bán hàng đầu tiên trong đời và cũng là kỷ niệm mà tôi nhớ nhất!
Hồi tôi còn nhỏ, tôi lúc nào cũng mạnh miệng bảo với ông bà, bố mẹ “Mai này lớn lên con ra phố xây nhà thật to để phụng dưỡng ông bà, bố mẹ…”. Thế mà từ cái ngày nói câu đó đến nay đã mười mấy năm trôi qua. Tôi cũng đã đi làm nhưng nhịp sống thị thành không như tôi tưởng... Mỗi lúc mệt mỏi tôi lại thèm được trở về thời bé thơ vô lo vô nghĩ mỗi mùa thị ra dưới gốc cây hóng mát, chuyện trò với lũ bạn. Trong nỗi nhớ quê, bâng khuâng tôi nhận ra mùa này vườn quê thị đã thơm hương. 

(0) Bình luận
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
  • Duyên
    “Lên luôn đi. Tôi chọn cành này thế nào ông cũng sướng mê tơi bời”. Nghe Trúc nói tôi phóng luôn ra bãi sông Hồng. Dinh đào trong đê truyền thống giờ chỉ còn trong ký ức vì đã thành khu Ciputra, nên dân Nhật Tân chuyển ra ngoài ấy, ít năm trước còn than vãn đất tốt quá trồng đào bị lốp. Dinh mới giờ thành cánh rừng mênh mang, cái đẹp quá mạnh hiếp đáp con người. Trúc toe toét bên những cành đã chọn xong, hạ xuống: “Mệnh ông hợp với thế huyền bay lên, mang về làm ăn sẽ tốt”. Tôi ngần ngừ muốn xin cành bạt p
  • Khói chiều nhớ Tết làng xa
    Con người ta sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi xa làng, xa quê có rất nhiều thứ để nhớ. Đặc biệt là vào những ngày cuối năm lây phây mưa bụi, Tết đến xuân về. Có người nhớ gia đình, nhớ bữa cơm sum họp ngày tất niên đến quay quắt. Có người nhớ mùi của Tết đến cồn cào, nhớ mùi của lá dong, gạo nếp, mùi của hoa đào, quất cảnh, của nồi nước mùi già còn bốc khói nghi ngút. Với tôi, trong tất cả những điều để nhớ về Tết xưa còn có thêm một thứ mùi, đó là: Mùi của khói.
  • Phố núi đợi mùa
    Sớm mai thức giấc, cơn gió mang cái lạnh se sắt từ đâu ùa về. Tia nắng mỏng manh không đủ sức tan đi giọt sương khuya còn ướt đầm trên lá, ngược lại, biến chúng thành những viên ngọc lóng lánh cười trong nắng. Mới dăm hôm trước, nắng thu vẫn còn ấm áp cả không gian, mà nay, khí trời bàng bạc như thể mùa đông chạm ngõ. Ngó bên hiên nhà, hoa dã quỳ bừng nở, thay thời gian báo hiệu mùa về.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Vườn quê, thị đã thơm hương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO