Xét xử phúc thẩm nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình

Vietnamplus| 06/12/2018 21:54

Tòa án nhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí Minh vừa mở phiên tòa phúc thẩm xét kháng cáo của bị cáo Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và 4 đồng phạm trong vụ thiệt hại 15.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB-nay là CB).

Trước đó, ngày 2-7, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm, tuyên phạt các bị cáo Đặng Thanh Bình 3 năm tù, Hà Tấn Phước (nguyên tổ trưởng tổ giám sát, nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Long An) 2 năm tù, Lê Văn Thanh (nguyên Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước tỉnh Long An) 2 năm 6 tháng tù, Ngô Văn Thanh (nguyên thành viên tổ giám sát) 1 năm 6 tháng tù và Phạm Thế Tuân (nguyên tổ phó tổ giám sát) 1 năm tù, cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Sau bản án sơ thẩm, bị cáo Đặng Thanh Bình kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, 4 bị cáo còn lại kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Theo kháng cáo của bị cáo Bình, bản án sơ thẩm nhận định, ông Bình là người đứng đầu là không chính xác, chưa xem xét thấu đáo toàn bộ nội dung vụ án. Ông Đặng Thanh Bình thừa nhận không hoàn thành nhiệm vụ chính trị, nhưng không thừa nhận sai phạm như người đứng đầu vụ án.
Xét xử phúc thẩm, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình, người hà nội
Nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình. (Nguồn: TTXVN)

Theo bản án sơ thẩm, quá trình tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của VNCB), bị cáo Đặng Thanh Bình là người được giao nhiệm vụ giúp Thống đốc chỉ đạo tái cơ cấu 6 ngân hàng yếu kém, đã có bút phê vào tờ trình của cơ quan thanh tra giám sát với nội dung: Việc kiểm tra vốn góp sẽ được thực hiện sau này, cần nghiên cứu đề xuất cách làm để đảm bảo thực hiện yêu cầu của Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước. 

Trên thực tế, kết quả điều tra, truy tố xét xử các giai đoạn của vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm đã chứng minh, nhóm nhà đầu tư mới do Phạm Công Danh đứng đầu không có thực lực tài chính tham gia tái cơ cấu. Bằng các thủ đoạn gian dối, Phạm Công Danh và đồng phạm đã sử dụng chính tiền giải ngân của các khoản vay của Ngân hàng Đại Tín để chứng minh năng lực tài chính.

Hội đồng xét xử nhận định, bị cáo Đặng Thanh Bình biết rõ nhóm Phạm Công Danh tham gia chuyển nhượng cổ phần của Ngân hàng Đại Tín trước khi có quyết định cho phép tham gia nhóm tái cơ cấu. Chính điều này đã để cho nhóm Phạm Công Danh tham gia quản lý, nắm giữ cổ phần chi phối ngân hàng, đã tạo điều kiện để Phạm Công Danh và các đồng phạm phạm tội, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến ngân hàng thất thoát hơn 15.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, với nhiệm vụ chỉ đạo phụ trách cơ quan thanh tra giám sát, bị cáo Đặng Thanh Bình đã nhận được các báo cáo của tổ giám sát về những sai phạm tại Ngân hàng VNCB nhưng bị cáo cũng không có chỉ đạo hay quyết định nào để chấm dứt những sai phạm của ban lãnh đạo ngân hàng. Các bị cáo còn lại là thành viên của tổ giám sát đã không thực hiện, thực hiện không đúng nhiệm vụ dẫn đến việc Phạm Công Danh và các đồng phạm đã rút tiền của ngân hàng và gây thiệt hại nghiêm trọng.

Dự kiến, phiên tòa xét xử đến này 11-12.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Xét xử phúc thẩm nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO