Xôi khúc

Trương Quốc Toàn| 02/11/2020 11:02

Xôi khúc
Minh họa của Vũ Khánh

Bà thèm món xôi khúc. Thèm để trong lòng thôi không nói ra vì sợ con cháu lại phiền. Hơn hai mươi năm từ ngày giã từ vùng quê ven sông Đáy vào đây mỗi khi ngơi tay ngồi nghĩ chuyện đông, chuyện tây, chuyện xóm, chuyện làng là bà nhớ da diết  làng quê ngoài đó. Nhớ những điều thật gần gũi bình dị, nhớ những ngày rét mướt dầm mưa cấy vụ đông xuân, nhớ lúc trẩy hội chùa làng rồi quanh quẩn lại nhớ về món xôi khúc.

Đứa cháu nhỏ cứ hỏi bà: Bà ơi món xôi khúc có gì ngon?

Bà nhìn nó từ đầu đến chân như thể nó vừa hiện ra từ một hành tinh lạ: Thế cháu chưa bao giờ ăn xôi khúc ư? Ngon lắm cháu! 

Bà không biết tả sao để đứa cháu có thể hình dung ra món xôi quê hương. Tự nhiên bà thấy thương đứa cháu sinh trưởng trong thành phố phương Nam này chưa có dịp nào về thăm quê cách xa hơn cả nghìn cây số. Cũng nói giọng quê hương dù đã phai đi ít nhiều nhưng không được trải nghiệm những điều ngọt ngào nhất, êm đềm nhất mà những đứa trẻ khác sinh ra và lớn lên ở quê có được. Món xôi khúc là món xôi dân dã dù cũng hơi cầu kỳ một chút. Nếp cái hoa vàng đem vo sạch rồi ngâm qua đêm, đậu xanh cũng vo rồi ngâm cho nở đãi sạch vỏ, thịt ba chỉ phải đi chợ sớm lựa thịt tươi ngon. Vậy là cơ bản đủ nguyên liệu cho món xôi khúc. Nhưng tìm đâu ra lá khúc nếp ở phương Nam đầy nắng này. Cây khúc có hai loại: một loại là khúc nếp lá nhỏ phủ đầy lông tơ trắng, lá khúc tẻ cũng tương tự nhưng to hơn. Khi nấu xôi khúc phải dùng lá khúc nếp mới ra món xôi thơm lựng. Cây khúc  chẳng ai trồng, vô tư mọc ở các cánh đồng sau mùa gặt, những bãi ruộng hoang không người canh tác hoặc các bờ bãi ven sông. Tiết xuân đất Bắc những hạt cây khúc mùa trước ẩn trong đất nghe gió xuân dịu mát, nắng xuân rót mật vàng óng ả màu hổ phách và mưa xuân bay bay đã bừng dậy cho một mùa lá mới.
***
Đứa cháu đi chợ huyện mừng rỡ đem về một hộp xôi khúc.

Xôi khúc mà để trong hộp nhựa xốp thế kia thì hỏng rồi - bà nghĩ trong đầu thôi sợ nói ra con cháu lại buồn. Thời của bà xôi khúc phải là gói trong lá chuối xanh. Những viên xôi khúc dẻo quánh áo quanh lớp nếp thơm.

- Dạ bà dùng xôi khúc cho nóng ạ. Đứa cháu mời.

Cảm ơn cháu! Bà toan lắc đầu nhưng e phụ lòng con cháu nên nhón lấy nửa chiếc xôi.

Lá gì ấy nhỉ? Cũng màu xanh xanh nhưng không có mùi lá khúc. À! Hình như lá dứa. Phải rồi. Thơm mùi lá dứa.

- Xôi ngon không bà?

- Ngon cháu ạ. Nếp dẻo, thơm, nhân béo bùi. Bà cười.

Chết thật. Bà nói không thật lòng rồi. Mà thôi, đời người có phải lúc nào mình cũng được nói những điều mình nghĩ, băn khoăn làm chi cho nặng lòng. Rồi bà nghĩ thương đứa cháu chưa từng biết được món xôi khúc chính hiệu, bà mong có ngày cùng cháu về thăm lại làng quê xưa. Quê bà mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng nhưng bà sẽ chọn tiết thanh minh lúc đó những ngày Tết đã qua nhưng dư vị xuân hãy còn đọng lại trên những bông hoa đào nở muộn. Đứa cháu sẽ trầm trồ vì lần đầu tiên nhìn thấy tận mắt quê hương đã nghe bà kể nhiều lần đến thuộc. Sẽ là ngắm hoa đào muộn hé nở giữa vườn xuân, đi chùa làng rồi viếng mộ ông bà tổ tiên. Hai bà cháu sẽ  ra đồng tha hồ tìm rau khúc nếp, tự tay hái lá đem về rồi làm món xôi khúc ăn trong tiết trời xuân đất Bắc khi ngoài trời mưa bụi giăng đầy…
***
Đây là lần đầu tiên bà phá lệ ăn một miếng xôi “nhái” xôi khúc. Trong này người ta làm đủ thứ lá để ra món xôi khúc: lá dứa, cải bó xôi, tần ô hoặc ngải cứu. Không biết ai đã có sáng kiến dùng các loại lá này thay cho lá khúc. Màu bột nếp vẫn ngời xanh khi nhào bột với nước lá nhưng mùi  thì đâu thể thay thế. Ngay cả như mùi thơm thoang thoảng dìu dịu của lá dứa hay ngai ngái của ngải cứu cũng không thể làm bà quên đi mùi đặc trưng lá khúc. Bà ước ao phải chi ở vùng này có lá khúc để bà làm xôi khúc cho đứa cháu ăn. Bột nếp tạo màu bằng nước lá dứa thì gọi là xôi dứa chứ sao gọi là xôi khúc được. Nó như kiểu món giả cầy nhưng giả cầy thì có tên gọi là “giả” hẳn hoi còn đây họ lại gọi tên luôn là xôi khúc. Bà nhớ món xôi đã gắn với bà hồi mười năm, mười sáu, tóc còn chưa chạm đáy lưng ong. Nhà ông ở kề bên, mỗi lần nhà có làm xôi khúc bà lại mang sang biếu mẹ ông. Mẹ ông ăn thử riết thành ra mê món xôi đó. Mẹ ông bảo: cái Nhàn làm xôi khúc ngon và khéo quá này. Không khô, không nhão, xôi không bị dính bết vào nhau. Ước gì nó chịu về làm dâu nhà này.

Bà cười một mình nhớ lại những ngày còn trẻ. Món xôi khúc bà làm theo chồng đi làm đồng cấy, gặt thuê có hôm đi thật xa tít bên kia sông Đáy. Ông ấy đi khắp nơi khắp chốn nhưng lại bảo ông ăn xôi nhiều người nấu rồi nhưng chưa thấy xôi ai nấu ngon như bà. Bà nhớ khi đó bà cười, bà biết ông nói cho bà vui thôi. Các cô gái trong làng ai không biết nấu món xôi bình dị đó. Rồi sau này có con, gia đình thêm phần vất vả bà phải bươn chải làm đủ thứ công việc phụ giúp chồng nuôi con, xôi khúc lại theo bà ra chợ rồi gắn với tên bà: bà Nhàn xôi khúc để phân biệt với bà Nhàn hàng rau cải. Rồi ông đi về miền cổ tích bỏ lại bà bơ vơ một mình trong căn nhà quạnh vắng. Mỗi năm vào mùa lá khúc, bà lại đồ xôi khúc, đơm đĩa đầy trang trọng đặt lên bàn thờ cúng ông. Bà thắp nhang thủ thỉ một mình mà như nói cùng ông rằng các con đã nên người và đi lập nghiệp ở phương xa. Vậy rồi bà cũng đành xa quê, ngồi trên chuyến tàu ly hương bà nhìn cảnh vật bên đường, tàu xa dần cảnh quê hương mờ khuất. Bà nhớ lần đó bà hái thật nhiều hạt cây khúc nếp đem vào gieo trong khu vườn nhỏ nơi ở mới. Bà đợi mãi, đợi mãi những mầm xanh xanh có phủ lớp lông màu trắng bạc quen thuộc xuất hiện. Nhưng chờ mãi, chờ mãi mà những hạt giống bà ấp ủ chắt chiu đem theo trên cả quãng đường dài không chịu nảy mầm. Bà nén nỗi thất vọng qua tiếng thở dài khe khẽ sợ con cháu nghe được sẽ buồn. Bà tập dần quen với cuộc sống ở vùng đất mới.
***
Bà nhìn thau nếp đã ngâm qua đêm. Phải ngâm trong nước sau khi vo khoảng tám giờ để những hạt nếp căng mẩy. Đậu xanh ngâm cũng đã nở rồi, những chiếc vỏ đậu tách khỏi lõi hạt nổi lên trên mặt nước. Đãi đậu thôi! Bà  đưa rổ đậu vợt qua vợt lại trên thau nước. Những vỏ đậu nhẹ bẫng trôi ra khỏi rổ đậu. Thịt ba chỉ sau khi rửa sạch đã được xắt và tẩm ướp. Kia là rổ rau khúc có những chiếc lá đặc trưng phủ đầy lông tơ.

Bà choàng dậy. Hóa ra là giấc mơ. Tiếc ngẩn ngơ. Giá mà ngủ thêm mươi phút nữa. Biết đâu bà đã đồ xong nồi xôi khúc. Có gì khó đâu chứ. Bà vốn đã thạo tay từ hồi còn là cô gái ở làng ven đê sông Đáy. Lá khúc giã cho nước lọc vào rồi vắt lấy nước bỏ đi phần bả. Rồi nhồi bột, từ chút nước màu xanh cho vào thau bột nếp. Không vội, không nôn nóng được đâu vì cho nhiều nước bột sẽ chảy nhão. Khi bột đã hòa quyện nước lá khúc thì phải chờ cho bột nghỉ trong vài mươi phút. Bột thì nghỉ nhưng bà không nghỉ đâu, đậu xanh đã hấp chín rồi, phải xào thịt đã ướp trộn với đậu xanh làm nhân. Chỉ thêm muối, hạt niêm, tiêu không cho nước mắm để nhân khô ráo, không nhão.

Bột nếp nhào cùng nước rau khúc bao quanh từng viên nhân vo tròn bỏ vào thau nếp đã có trộn chút muối cho đậm đà. Nếp trắng áo quanh viên bột nếp xanh, nếp xanh quấn lấy nhân vàng. Nếu không có lớp hạt nếp trắng bên ngoài thì không ra được món xôi vì y như bánh ít trần trong miền Nam và nếu không có lớp hạt nếp bên ngoài những chiếc bánh không cố định được hình dạng vì trong khi nấu bột chảy dính vào nhau khó tách rời.

Món xôi mộc mạc ấy mà có nhiều ý nghĩa quá. Bà ước được một lần truyền lại cho cháu con của mình. Những đứa trẻ sinh ra trên mảnh đất phương Nam quá nhiều sản vật mà thiên nhiên ban tặng. Nó có cười bà không khi ôm nỗi niềm hoài cổ. Tụi cháu bà bây giờ là nấu xôi xoài nước cốt dừa, xôi sầu riêng thơm lựng…
***
- Này bà! Bà nói chuyện với người bà con ngoài quê qua cuộc gọi Zalo trên điện thoại đứa cháu gái. Khi nào có ai vào trong này bà gửi cho tôi ít lá khúc nhé!

- Gì cơ? Lá khúc à? Ngoài này dạo gần đây còn khó tìm. Đây bà xem còn đâu ruộng vườn nữa mà lá khúc mọc. Bên kia lia lia điện thoại cho bà xem như thể cho bà tin điều họ nói là đúng. Nhà cửa san sát cả rồi, đất láng bê tông…

- Ơ! Mà bà quê thật đấy. Kỳ vừa rồi trước mùa dịch tôi có vào trong đấy, người ta bán xôi khúc nhiều lắm.

- Nhưng xôi đó làm từ lá dứa, lá ngải cứu đấy bà ạ.

- Thì có sao đâu, miễn là mình có món xôi giông giống ngày trước được rồi. Ai cũng như bà không khéo món xôi đó sẽ mất cùng lá khúc. Bà bảo thủ quá!

Bà cười, mắt lem nhem.
***
- Chủ nhật này, cháu mua nếp, đỗ xanh và thịt lợn về bà cháu mình cùng làm xôi khúc cháu nhé. 

- Nhưng trong này không có lá khúc bà ạ. Cháu đã tìm nhưng không có nơi nào bán!

- Không sao đâu cháu. Sau nhà mình có sẵn lá dứa. Hôm trước cháu mua xôi làm từ lá dứa cũng ngon mà. Bà cười.

Ừ. Có sao đâu. Bà nghĩ. Quan trọng là làng quê xa xôi mấy ngàn cây số, món ăn ngày trước còn neo trong lòng bà thì cảnh vật có nhiều thay đổi, món ăn cũng cải biên cho hợp thời bà cũng nên vui mà chấp nhận. 
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Hà Nội: Dự kiến tăng cường trên 700 xe khách phục vụ dịp cao điểm 30/4 - 1/5
    Tin từ Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội cho biết, đơn vị đã triển khai kế hoạch phục vụ hành khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới, dự báo nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng cao.
  • Những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
    Đồng chí Trần Phú là người cộng sản mẫu mực, kiên cường, bất khuất, đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của đảng và của nhân dân, luôn nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, thủy chung, trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của đảng, của giai cấp và của dân tộc, lạc quan tin tưởng vào tương lai và sự tất thắng của cách mạng… Hướng tới Kỷ niệm 120 năm ngày sinh (01/5/1904 - 01/5/2024) đồng Chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu đến bạn đọc những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
  • Âm vang Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Âm vang Điện Biên của tác giả Vũ Nhang.
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Xôi khúc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO