Xóm đồng đội

Đỗ Nam| 14/07/2017 10:18

Nhân ngày 27/7 dương lịch, tôi hẹn mấy anh bạn đi nhậu, đến nơi còn sớm tôi tạt vào một quán nước vỉa hè. Chủ quán nước là một người gầy gò đứng tuổi, vẻ tiều tuỵ nhưng vẫn phảng phất nét thư sinh một thời. Trong quán một ông khách ngồi thu lu trong chiếc áo Nato rộng thùng thình, chiếc mũ lưỡi trai bạc mầu. Chiếc dây bạc to xù, nặng trĩu đeo trên cổ… thấy tôi, anh ngồi dịch và quay sang bên cạnh quán, nơi một nguời đàn bà đứng tuổi, khuôn mặt đẹp phúc hậu chất phác đang cặm cụi bên chiếc làn đựng bàn chải

Xóm đồng đội

Ảnh: Nam Do


Người đàn bà tủm tỉm cười vẫn chăm chú vào công việc. 
Rót một chén trà nóng bốc khói, chủ quán nhìn tôi như định nói điều gì…
- Sao nhìn mình dữ thế? 
Ngả đầu phía sau rít một hơi thuốc chủ quán nhận xét: “ hình như anh cũng làm công việc gì liên quan đến lĩnh vực Văn hoá Nghệ thuật ?"
- Cậu bói tướng khá chuẩn, cũng gần như vậy.
Em tên Thành. Trước đây hồi trẻ em cũng học vẽ mỹ thuật, cũng nghiên cứu về tướng số. Em học vẽ vì thích thi vào trường Kiến trúc hoặc Mỹ thuật.
- Sao đại học mà giờ ra trông hàng cho vợ à.
- Không, em bán quán nước đã hàng chục năm rồi 
- Bỏ vẽ à ?
- Chuyện dài lắm... trước học xong phổ thông em định thi vào Đại học kiến trúc, nhưng vì nhà em có ông anh và bà chị đi học đại học và trung cấp rồi nên em trúng tuyển đi bộ đội, dù sức khoẻ chỉ loại C. Vào chiến trường được hai năm trong một đợt hành quân, tiểu đội em trúng bom, em bị sức ép và một mảnh bom găm vào cơ thể nên phải điều trị gần năm và phải cho về địa phương. Bố em khuyên em học tiếp Đại học. Em cũng nghĩ mãi nhưng đành không nghe theo lời bố vì cứ nhìn hai ông anh và bà chị đã ra trường, một người 5 năm miệt mài đèn sách không có việc làm vì muốn xin vào đâu cũng phải có tiền mà nhà mình lấy đâu ra, đành tạm làm xe ôm. Còn bà chị thì cũng làm phặt phèo không đủ ăn... Em không nỡ tiếp tục trở thành gánh nặng cho cả nhà.
- Thế là cậu mở quán à? 
- Không! sau một thời gian suy nghĩ em quyết định thuê một cửa hàng nhỏ trên phố cổ để vẽ truyền thần cho hợp với sức khoẻ và cũng được tự do, không phụ thuộc ai. 

- Rồi có ổn không?
- Em cũng có khả năng vẽ từ hồi xưa nên làm quen với công việc cũng nhanh. Mình lấy giá cũng phải chăng nên dần dần đông khách. Cuộc sống tạm ổn. Nhưng... chiến tranh ngày càng khốc liệt. Nhà em lúc đó chỉ có duy nhất một chiếc loa điện động, bố em vẫn thường nghe tin tức thời sự, mà em cũng có ở nhà đâu mà theo dõi. Nhưng em biết tổn thất về nguời ngày càng gia tăng, nhất là sau cuộc giao tranh khốc liệt ở thành cổ Quảng Trị, em biết những tin tức đó qua một cảm nhận khác: khách hàng đến với em ngày càng đông, em vẽ không kịp cho khách. Những người đến thuê vẽ thường là những cô gái còn trẻ hoặc những ông bà già lặn lội từ quê ra. Có người mang đến những bức ảnh hồi chụp chung với gia đình. Cũng có những bức ảnh mới chụp lúc cưới, nguời mang đến còn đeo băng tang. Có những bức ảnh chụp một mình trước lúc đi bộ đội, thường là những khuôn mặt trẻ măng đượm buồn. Lại có những bức ảnh còn mang những dấu vết cuả chiến trường, những vết ố vàng, xước xát, nhìn cũng nhận ra đó là những bức ảnh mà chắc đồng đội gửi về cho người thân cùng đồ cá nhân kèm theo giấy báo tử ...

Có điều trớ trêu mà khiến em phải suy nghĩ nhiều là: mất mát về người cho những gia đình đó càng gia tăng thì công việc kèm theo thu nhập của em càng nhiều mặc dù em là người lấy giá rẻ nhất trong số đồng nghiệp, nhiều khi có truờng hợp em cũng không lấy tiền nữa. Công việc của em nhiều đến nỗi em phải thuê một đứa học nghề chuyên vẽ sẵn một số thứ: áo đại cán, cầu vai, mũ... thực ra nhiều khi chỉ cần một khuôn mặt có nét giống một chút nhưng chữ nghĩa tên tuổi phải rõ ràng to, dễ đọc. Em vẽ khuôn mặt lắp vào là xong. Trước lúc giao hàng bao giờ em cũng khấn vong linh các đồng đội phù hộ cho  gia đình và cho dân tộc thoát khỏi cảnh chiến tranh đẫm máu… Thu nhập của em lúc đó cũng giúp em thay anh chị đỡ đần ông bà già và thu xếp cuộc sống, lấy vợ em bây giờ, hồi đó là cô dạy mẫu giáo...

- Sao giờ lại không vẽ nữa hả em. 

Khuôn mặt trầm ngâm bỗng lắng xuống, ánh mắt chợt vô định xa xăm. Rít một hơi thuốc, Thành kể với một giọng đượm buồn: 

- Lần ấy cách đây cũng lâu rồi, em theo đoàn của đơn vị cũ tổ chức đi vào nghĩa trang Trường Sơn và một số địa danh cũ để viếng các đồng đội. Buổi chiều muộn ấy nhìn những nén hương chi chít thắp trên những ngôi mộ trong rừng Trường Sơn lạnh lẽo, cả những ngôi mộ tập thể vô danh. Trong khói huơng nghi ngút,  những đốm lửa nhang lập loè trong màn sương lạnh lẽo cuả khu rừng vắng lặng. Bất giác em như dần dần nhìn thấy những khuôn mặt thân quen đã từng vẽ hiện lên mờ ảo. Em tự thấy mình cũng còn may mắn hơn những người đồng đội đang nằm duới những nấm mồ lạnh lẽo. Mình có được ngày hôm nay cũng là nhờ những người đồng đội đã hy sinh xương máu, hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình chiến đấu cho độc lập, tự do, cho non sông , đất nước…

Biết đâu có nhiều người dưới ấy em đã biết mặt qua di ảnh và gặp cả người thân cuả họ. Có chút gì đó day dứt, không nói lên lời. Em thắp những nén nhang và khấn thầm, tạm biệt anh linh những người đồng đội cũ ở lại trong dãy trường Sơn lạnh lẽo cô quạnh mà không biết còn có dịp gặp lại không.

Sau đó xảy ra một điều lạ là những bức chân dung em vẽ, đôi mắt nào cũng như nhìn xoáy vào em như chất chứa bao điều muốn nói và như muốn truy vấn em điều gì... cả trong khi ngủ cũng vẫn gặp lại hiện tượng ấy. Điều đó lặp lại nhiều lần, lâu dần em mất ngủ triền miên cộng thêm di chứng của mảnh bom khiến em bị bệnh Pac - kinh – sơn, tay run quá không cầm bút được nữa. Còn tâm trạng em lúc đó thực sự cũng không muốn cầm bút vẽ nữa mặc dù đó là phương tiện kiếm sống duy nhất của em lúc bấy giờ. Không còn lối thoát, em quyết định ra góc hè phố tìm một chỗ vừa đủ kê cái bàn con và vài cái ghế nhựa, sau này mấy lần bị lực lượng trật tự phường tịch thu, tính em ngại xin xỏ chạy chọt nên nghĩ ra cách ghép những miếng xốp xin được bằng băng dính làm ghế, bàn. Quả nhiên không còn bị hỏi thăm nữa. Chắc cũng một phần bởi em là thương binh nên cũng được ưu tiên cho qua. Ngồi đây đầu óc cũng nhẹ đi không còn day dứt nhiều nữa, mà mắt em hồi này cũng kém rồi có vẻ cũng không được như trước.

Đôi lúc gặp người hợp chuyện cũng bớt buồn, trước đây mình chẳng nghĩ có ngày lại bán nước nuôi thân thế này. Cuộc sống không nói truớc đuợc điều gì. Cũng may xung quanh em cũng đều là những người đồng đội. Ngay cả cô đánh giầy kia trước cũng là Thanh niên xung phong. Lấy chồng có một đứa con nhưng cả chồng và con đều bị di chứng cuả chất độc da cam và ra đi để mình cô ấy ở lại. Bỏ quê cô ấy tìm về đây tá túc dược vài năm. Chúng em vẫn gọi góc này là "Xóm đồng đội "... 

Nhìn khuôn mặt buồn buồn với cái nhìn trễ nải qua làn khó thuốc mờ mờ, tôi chưa biết an ủi Thành ra sao. Chợt cô đánh giầy bên cạnh gọi với sang. 
- Này "tay chơi chân héo" ơi, làm cuốc mở hàng đi. 
Một ông lão tóc bạc trắng móm mém nhìn anh bạn áo Na tô ngồi cạnh tôi ngờ ngợ… chắc thấy cách ăn mặc cuả anh nên cụ hơi ngại.
- Ông đi đâu? 
- Bác chở xe đấy à? 
- Thế ông đi đâu 
- Chả dấu gì bác tôi muốn lên Ba đình...
- Cụ lên họp Quốc hội trên ấy à. Hi hi. Thôi, con đùa bố đấy.
- Là tôi lên đấy nghe nói có Đài liệt sỹ vô danh đẹp lắm nên muốn thăm và thắp nén nhang cho các anh em và thằng con trai tôi. Nó hy sinh đã hơn ba mươi năm nhưng chưa tìm được mộ. Mà tôi cũng là thương binh chống Pháp hồi chiến dịch Điện Biên đấy. 
- Ra thế
- Đây lên đấy xa không, hết bao nhiêu hả anh? Ông lão hỏi cho chắc chắn, giọng ngại ngùng .
- Thôi, bố cứ đi với con tiện thể con cũng lên thắp hương cho các bạn con, con cũng để lại một phần xương thịt ở chiến truờng đấy bố ạ. Con không lấy tiền của bố đâu. 
- Cám ơn bác, quý hoá quá. Ông lão xuýt xoa…
- Này tay chơi ơi, giầy đẹp xong rồi đây, mà hôm nay ngày Thương binh liệt sỹ đây cũng ủng hộ đấy, không phải suy nghĩ nhé. Nói rồi cô bê một cái gì đó...
Ông bạn áo Natô lúc đó mới từ từ đứng lên khó khăn. Tôi chợt nhìn xuống phía dưới anh, một ống quần bay lất phất. Hai tay đón lấy chiếc chân giả được xỏ vào chiếc giầy đen bóng loáng. 
- Thế không lấy tiền thật à, từ sáng đã đánh được đôi nào đâu? 
- Thôi đưa ông đi cho nhanh lên, vẽ chuyện. Từ sáng giờ toàn ngồi chém gió, hút thuốc lào vặt đã làm cuốc nào đâu, sỹ điều ! 
- Chào Anh nhé. 
Ông bạn chào tôi sau khi hí hoáy lắp xong chiếc chân giả 
Nhìn theo dáng đi hơi vẹo vọ của ông bạn áo Natô, Thành chẹp miệng:
- Trông thế thôi cũng hoàn cảnh lắm, một mình nuôi một đứa con,vợ mất đi từ hồi bom rải thảm ở Khâm Thiên. Còn hắn bị mất một chân vì bom kèm theo mất luôn thiên chức đàn ông từ hồi còn ở chiến trường nên cũng không buồn đi buớc nữa. Ngày nào hắn cũng đón khách ở đây, được cái vui vẻ tốt tính.
Tôi nhìn theo, hai ông con chuẩn bị xuất hành 
- Bố ôm chặt vào nhé. Nào, ông con mình lên thăm các đồng đội…
Tôi cũng nhìn lại lần cuối góc vỉa hè, cũng bình dị như bao nơi khác, " xóm đồng đội " trước khi đứng dậy tạm biệt Thành.,.

(0) Bình luận
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
  • Tin vào nắng
    Cuối giờ chiều, Diệp gọi cho cô về số máy cơ quan, vừa kịp “Alô” đã nghe đầu kia choe chóe: “Mày còn chết gí ở đấy à? Tuần sau tao cưới rồi, đang túi bụi đưa thiếp mời đây. Mày phải về từ hai hôm trước còn giúp các cụ tiếp khách ở nhà.” Diệp lúc nào cũng thế, cứ ào ào như đi đánh trận. Cầm tấm thiệp được thiết kế khá cầu kỳ, tên chú rể là Biền - không nằm trong số những người quen cũ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Xóm đồng đội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO