Xử lý bãi xe không phép tại quận Ba Đình: Nơi quyết liệt, chỗ thờ ơ

Vân Nhi/KTĐT| 13/12/2018 08:58

Từ lâu, sự tồn tại của các bãi xe không phép giữa khu dân cư như cái “u nhọt”, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, đến thời điểm này, công tác xử lý các bãi xe không phép trên địa bàn quận Ba Đình nói riêng vẫn còn nhiều bất cập.

Trong năm 2018, bên cạnh những điểm sáng trong công tác quản lý trật tự đô thị, trên địa bàn quận Ba Đình nổi lên không ít “điểm nóng” về tình trạng trông giữ phương tiện không phép gây bức xúc trong dư luận. Trong đó, nổi bật là bãi xe không phép trên vỉa hè nút Phạm Huy Thông - Nguyễn Chí Thanh và bãi xe trong ngõ 31 Kim Mã (HTX Thủy tinh Dân chủ). Sau khi người dân, báo chí phản ánh, chính quyền quận Ba Đình và 2 phường Ngọc Khánh và Kim Mã đã triển khai nhiều biện pháp nhằm xử lý vi phạm có liên quan. Tuy nhiên, đến thời điểm này, đã gần một năm trôi qua, số phận của những bãi xe này lại hoàn toàn khác nhau.
Cụ thể, với bãi xe không phép chiếm dụng vỉa hè nút Nguyễn Chí Thanh - Phạm Huy Thông, sau khi Kinh tế & Đô thị có bài phản ánh về tình trạng gây cản trở, mất ATGT tại khu vực này gây bức xúc trong dư luận, lực lượng chức năng phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình đã gửi thông báo yêu cầu các chủ xe chấm dứt hành vi vi phạm; đồng thời tổ chức căng dây, dựng rào chắn để ngăn chặn hành vi tái vi phạm. Đến thời điểm này, công tác đảm bảo trật tự đô thị trên phố Phạm Huy Thông, đặc biệt là bãi xe không phép tại nút giao này, đã được xử lý.

Trái lại, đối với bãi xe trong ngõ 31 Kim Mã, sau những phản ánh của người dân và báo chí, các lực lượng chức năng từ phường Kim Mã đến quận Ba Đình cũng đã kiểm tra, xử phạt, đình chỉ hoạt động và hướng dẫn chủ bãi hoàn thiện các thủ tục cần thiết đối với một bãi trông giữ phương tiện. Thế nhưng, cũng đã gần một năm trôi qua, bãi xe trên vẫn đang trong giai đoạn… chờ làm thủ tục xin giấy phép. Cũng trong khoảng thời gian này, dù hoạt động chui nhưng bãi xe dường như vẫn được các lực lượng chức năng quận Ba Đình “ưu ái” cho phép hoạt động, phớt lờ các quy định của pháp luật. Điều này khiến người dân đặt câu hỏi, nếu có sự cố liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy xảy ra thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm đối với sự an toàn của người dân?

Năm 2018 được Thành ủy Hà Nội chọn là “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”, theo đó, đối với công tác quản lý đô thị, Thành ủy yêu cầu tăng cường quản lý trật tự lòng đường, vỉa hè, quản lý phương tiện giao thông, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông... Vì vậy, quận Ba Đình cũng cần sớm vào cuộc quyết liệt hơn để hoàn thành nhiệm vụ mà TP đã đặt ra trong lĩnh vực quản lý đô thị. 
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Xử lý bãi xe không phép tại quận Ba Đình: Nơi quyết liệt, chỗ thờ ơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO