Xứ Nghệ đẹp hơn những gì đã biết

NLĐ| 17/05/2019 09:26

Là tỉnh rộng nhất Việt Nam, dân số xếp thứ 4 (sau TP HCM, Hà Nội, Thanh Hóa) nhưng doanh thu du lịch Nghệ An tính theo mỗi du khách lại gần như... thấp đội sổ.

Lâu nay, mọi người chỉ biết Nghệ An có biển Cửa Lò, có quê nội - quê ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nam Đàn, sông Lam và Bến Thủy. Lượng khách và doanh thu du lịch Nghệ An xếp thứ 2/6 tỉnh Bắc Trung Bộ nhưng doanh thu trên đầu mỗi khách phạm vi toàn quốc lại gần chót bảng, chỉ hơn Hà Tĩnh.

Xứ Nghệ đẹp hơn những gì đã biết - Ảnh 1.

Quần đảo chè Thanh An tươi mát ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An Ảnh: LAM GIANG

Sau 9 ngày rong ruổi khắp xứ Nghệ, tôi phát hiện ra vùng địa linh nhân kiệt này có quá nhiều tài nguyên du lịch ấn tượng và độc nhất vô nhị.

Ngay trong TP Vinh có núi Quyết, còn gọi là núi Dũng Quyết. Đây là nơi Nguyễn Huệ xây dựng Phượng Hoàng Trung đô vào năm 1788. Đỉnh núi có đền thờ Quang Trung trang nghiêm, bề thế. Nằm ven dòng sông Lam kiêu hãnh, đỉnh núi Quyết cao 97 m là nơi thỏa sức phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh thành Vinh, sang tận Nghi Xuân (Hà Tĩnh), quê hương của đại thi hào Nguyễn Du.

Trời quang, từ đỉnh núi Quyết có thể thấy núi Hồng Lĩnh cách đó chừng 40 km, với chùa Hương Tích xây dựng từ đầu thế kỷ XIII. TP Vinh còn có thành cổ Nghệ An xây dựng từ năm 1802, chu vi gần 2.500 m.

Sát thành Vinh là Vườn thị Cổ tích ở huyện Nghi Lộc. Tại đây có 5 cây thị tổ trên 700 tuổi. Tương truyền thuộc tướng của Lê Lợi từng nghỉ chân ở đây trên đường đánh Chiêm Thành. Thắng trận, ông đưa cả dòng họ từ Thanh Hóa ra lập nghiệp. Voi chiến và quân sĩ của Quang Trung trên đường ra Bắc đại phá quân Thanh cũng dừng chân tại vườn thị. Chủ nhân vườn thị hiện là ông Lê Minh Thưởng, hậu duệ đời thứ 18 của tướng Lê Văn Hoan và từng là cận vệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước năm 1969.

Ở huyện Thanh Chương có quần đảo chè Thanh An (còn gọi là đảo chè Thanh Chương) đẹp hơn tranh. Khác với nhiều đồi chè ở Tây Bắc, Việt Bắc hoặc Bảo Lộc (Lâm Đồng), đồi chè ở Thanh Chương được nước bao bọc tứ phía. Theo dõi bằng flycam, đồi chè xanh mộng mị giữa nước, lá và trời. Du khách lên thuyền rẽ sóng, "đổ bộ" từng đảo sẽ tha hồ chụp ảnh và đừng quên mang đặc sản chè Thanh Chương, vốn được sao sấy bằng tay siêu sạch, để làm quà cho người thân. Nghe đâu Nghệ An đang chuẩn bị đưa dịch vụ du ngoạn khinh khí cầu ngắm toàn cảnh quần đảo chè Thanh Chương.

Trong khi đó, huyện Đô Lương tự hào với làng nồi đất Lưu Mỹ và chợ phiên trâu bò Đại Sơn (còn gọi là chợ Ú). Làng nồi đất Lưu Mỹ thuộc xã Trù Sơn, có từ thời nhà Trần. Đất làm nồi lấy từ huyện Nghi Lộc, được nhào nặn thủ công cho thật dẻo rồi chia thành từng "rói" nhỏ.

Khác với gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận), nghệ nhân làng nồi Lưu Mỹ không đi vòng quanh mà ngồi một chỗ, dùng ngón chân di chuyển bàn xoay để làm nồi. Độc đáo nhất là lò đốt nồi lộ thiên. Nồi được xếp chồng lên nhau rồi chất rơm củi để đốt, kiểm tra bằng mắt thường và cảm nhận của nghệ nhân. Việc này đơn giản mà cực khó, đòi hỏi kinh nghiệm và độ chính xác cao. Nồi đất Lưu Mỹ mỏng tang, gõ kêu boong boong, không thấm nước và không làm giả được.

Cạnh làng nồi đất là chợ phiên trâu bò Đại Sơn, lớn nhất ASEAN. Chợ họp từ sáng sớm đến chiều vào các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26 âm lịch hằng tháng. Mỗi phiên có hàng ngàn bò trâu và ngựa, nườm nượp từ các tỉnh Việt Nam và cả từ Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc đổ về bằng đủ loại phương tiện, từ xe tải, bán tải, ba gác đến ghe thuyền, đi bộ…

Vườn quốc gia Pù Mát thuộc các huyện Con Cuông, Anh Sơn và Tương Dương, rộng hơn 91.000 ha với nhiều báu vật thiên nhiên ban tặng cũng bao gồm nhiều điểm đến đáng chú ý. Đó là rừng đặc dụng săng lẻ (miền Trung gọi là bằng lăng, miền Nam gọi là thao lao) rộng gần 100 ha; là hàng chục thác đẹp mà tiêu biểu nhất là thác Khe Kèm hoang sơ và hùng vĩ; là sông Giăng thơ mộng với hàng chục ghềnh đá thử thách.

Chưa hết, Pù Mát còn ẩn hiện nhiều hang động kỳ bí, chưa có dấu chân người. Đặc biệt là các bản làng bộ tộc Đan Lai (dân tộc Thổ) với tục ngủ ngồi lạ lùng. Người Đan Lai chỉ nằm khi chết. Có người cho rằng tục ngủ ngồi là để canh chừng, chống thú dữ tấn công; người khác giải thích nguồn gốc sâu xa là do bị truy đuổi ráo riết nên phải ngủ ngồi để cảnh giác, sẵn sàng chống trả hoặc tháo chạy.

Muốn đến các bản làng của người Đan Lai sâu trong Pù Mát, du khách phải vượt thủy lộ độc đáo trên sông Giăng đẹp như mơ hoặc đi xe máy địa hình trong khoảng 2 giờ; một cách nữa là đi bộ vượt núi hơn nửa ngày...

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Xứ Nghệ đẹp hơn những gì đã biết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO