Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Bánh mỳ Ngã Tư Sở

Nguyễn Văn Cự 17:35 02/03/2023

Gần đây trên VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam có đưa thông tin: Bánh mỳ Việt Nam được một tạp chí ẩm thực danh tiếng trên thế giới xếp hạng đứng thứ 7 trong tốp 10 “Món ăn đường phố ngon nhất”. Tin tức này khiến tôi nhớ lại thương hiệu bánh mỳ Ngã Tư Sở trong những năm tháng cả miền Bắc phải vượt qua muôn vàn khó khăn thiếu thốn để thực hiện khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến. Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược".

banhmi7.png
Bánh mỳ Ngã Tư Sở ngày ấy đã trở thành món quà không thể thiếu cho những ai mỗi khi có dịp ghé qua Hà Nội...

Ngày nay mà nhắc đến địa danh Ngã Tư Sở, nếu không phải người gốc phường Ngã Tư Sở hoặc có thâm niên ở Hà Nội thì cũng khó xác định được nó nằm ở vị trí nào? Chỉ biết rằng trên QL.6, đoạn có sông Tô Lịch chảy qua, đó là Cầu Ngã Tư Sở. Trước đây, trên đoạn đường hai bên đầu cầu, có nhiều người bán bánh mỳ rong, loại bánh mỳ bình dân, không nhân, nhưng ngon có tiếng ở Hà Nội và cả Hà Đông – mà mọi người vẫn quen gọi là bánh mỳ Ngã Tư Sở.

Bánh mỳ Ngã Tư Sở được làm từ bột mỳ Liên Xô (cũ) loại 1, nguyên chất 100%, cộng với bánh mới trong ngày – mà người bán hàng vẫn rao: “Ai bánh mỳ nóng giòn…đi…ê “ (hiếm gặp trường hợp bánh cũ từ hôm trước). Cầm cái bánh mỳ Ngã Tư Sở mới, còn ngửi thấy mùi thơm nhẹ nhàng của bột mỳ, và cảm giác như có vương những hạt bụi bột ở trên tay. Quy trình sản xuất bánh mỳ ngày trước chưa có công nghệ máy, hầu hết làm thủ công. Lò nướng cũng bằng than củi rất thơm ngon. Bánh mỳ Ngã Tư Sở ăn không, vẫn có thể “đánh ngoém” hết liền hai cái. Điều tử tế, nhân văn của bánh mỳ Ngã Tư Sở là độ nở tự nhiên, hợp lý. Chủ yếu là do khâu kỹ thuật ủ bột, thúc bột, cộng với sự khéo tay của người thợ làm bánh. Để cho bánh mỳ có độ nở, độ xốp, người thợ dùng 10 ngón tay vê vê, nháy nháy để cho không khí lọt vào bên trong bột.

Ngày nay, chẳng hiểu một số cơ sở sản xuất bánh mỳ, họ áp dụng kỹ thuật kiểu gì mà bánh đạt độ “siêu nở”. Nhìn bề ngoài thì cái bánh to đùng, nhưng cầm lên thấy nhẹ tênh như cầm mẩu xốp, bóp lại lọt thỏm trong lòng bàn tay.

Có thể nói bánh mỳ Ngã Tư Sở ngày ấy là mặt hàng ẩm thực chất lượng cao, nhưng giá cả lại không cao. Bởi vậy, nó đã trở thành món quà không thể thiếu cho những ai mỗi khi có dịp ghé qua Hà Nội, nhất là khu vực Ngã Tư Sở.

Xin được kể lại hai mẩu chuyện nhỏ có liên quan đến bánh mỳ Ngã Tư Sở, đã trở thành ký ức khó quên đối với tôi.

Câu chuyện thứ nhất:

Khoảng năm 1971, khi Đoàn 68 thuộc Quân khu Tây Bắc (cũ) đang giúp Bạn (Lào) quản lý, giáo dục, cải tạo 2.000 tù binh Nặm Bạc, thông qua lao động (làm đường) ở huyện Xiềng Khọ, tỉnh Sầm Nưa, thì có một lần đại sứ Lê Văn Hiến về Hà Nội công tác. Lúc sang, ông có ghé thăm Ban chỉ huy Đoàn. Vì là ban đêm, nên đoàn trưởng Phạm Ngọc Các đã cho một tổ vệ binh, dùng xe của Thủ trưởng Đoàn (do tôi lái) đi hộ tống Đại sứ. Lúc gần đến Na Kay (An toàn khu của Trung ương Bạn), Đại sứ cho dừng xe, nói với chúng tôi:

- Đến đây, các đồng chí có thể quay về được rồi. Cho mình gửi lời cám ơn Thủ trưởng Đoàn. Mình có đem theo quà từ bên nước sang: bánh mỳ Ngã Tư Sở của Hà Nội đây, các đồng chí nếm thử!.

Ông tặng chúng tôi đúng “duýt” mỗi người một cái, không thừa, không thiếu. Chao ôi! Bánh mới ngon làm sao! Tuy nguội nhưng vẫn rất mềm. Từ cùi đến ruột chẳng có một tý mùi chua nào. Một cậu vệ binh nói với vẻ thòm thèm:

- Giá kể có cái nữa cũng đánh bay.

Câu chuyện thứ hai là:

Cũng ở Đoàn 68, đội xe phòng Hậu cần có lái xe Tụ quê Hải Dương. Đặc điểm nhận dạng của Tụ là cằm dài quá khổ. Cánh lính xế đã tặng cho Tụ một biệt danh rất chi là hình tượng, cả về ngôn ngữ nghệ thuật lẫn nghề nghiệp: “Cua hai đỏ”.

Lần ấy Tụ đi lấy hàng ở Hà Nội về, vừa đẩy cửa bước vào trong nhà đã thấy một lính trẻ phục sẵn để trêu. Hai tay cậu ta bắt chéo, ra hiệu cho Tụ dừng lại.

- Từ từ! Từ từ!

Rồi tay trái cậu làm động tác đẩy Tụ lùi về phía sau. Tay phải dùng ngón trỏ, lúc ngoe sang trái, lúc ngoe sang phải, mồm liến thoắng:

- Lùi đã! Lùi đã rồi mới được tiến! Anh mà đi một đỏ, nhỡ ra…..cằm không thoát, bị va quệt lại đổ tại không có người xi-nhan”.

Tuy bực mình vì cái trò trêu chọc quái quỷ, nhưng Tụ cũng phải phì cười:

- Ranh con! Có bánh mỳ Ngã Tư Sở ngoài xe, bọn nó đang ăn, không ra nhanh hết phần bây giờ!

Nghe vậy, cậu lính trẻ quên béng trò trêu chọc, ba chân bốn cẳng chạy biến ra chỗ đồng đội đang đánh chén bánh mỳ Ngã Tư Sở, quà của “Cua hai đỏ” đem từ Hà Nội sang.

Thời gian trôi nhanh! Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đang thay da đổi thịt từng ngày. Cùng với những thương hiệu truyền thống khác, thì bánh mỳ vẫn luôn có mặt ở khắp mọi nơi. Và nó còn được bổ sung, nâng cấp cho phù hợp với mức sống ngày một nâng cao của người dân, như: bánh mỳ kẹp giò, chả, súc xích, Pa tê, bít tết, bánh mỳ chảo v.. v… Nhưng, trong ký ức của tôi vẫn luôn đọng lại cái hương vị của một thương hiệu, gợi nhớ lại một thời: đất nước phải vượt qua muôn vàn khó khăn thiếu thốn, do cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ gây ra. Nhưng người Hà Nội - Thủ đô của cả nước vẫn có một thương hiệu ẩm thực, một món ăn đường phố bình dân nhưng “hết chê”, đó là bánh mỳ Ngã Tư Sở.

Với tôi, bánh mỳ Ngã Tư Sở là một nét văn hoá, một cái gạch nối truyền thống “Ngàn năm văn hiến” của người Việt Nam nói chung, đất Thăng Long, Hà Nội nói riêng. Xin được tỏ lòng tri ân với những con người (khuất núi hay đang sống) đã cống hiến cả tâm lẫn tài cho thương hiệu ẩm thực tuyệt vời này.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Văn Cự. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Hà Nội ơi mỗi khi lòng xác xơ
    Em gặp lại Hà Nội sau bao năm bộn bề cuộc sống, nỗi nhớ Hà Nội khắc khoải một thời thanh xuân trôi qua, nhưng phố xa, ký ức xa, nỗi niềm xa ngăn em gặp lại phố cũ. Bồi hồi như ngày đầu đặt chân đến, bâng khuâng muốn ở, vội đi. Thanh xuân của em đã đi qua nhưng Hà Nội trong em vẫn thế, vẫn là nỗi niềm yêu đầy vơi, Hà Nội trong em vẫn một tình yêu dai dẳng, vẫn nỗi nhớ muốn trở về mỗi khi lòng xác xơ…
(0) Bình luận
  • Người Hà Nội gốc – cớ sao cứ mãi đi tìm?
    Hai mươi năm rời xa Hà Nội. Hai mươi năm chưa trở lại Hà Nội. Hà Nội tưởng chừng ngủ yên bất chợt ùa về mỗi khi khẽ chạm vào miền ký ức. Hà Nội trong tôi thuở ấy là vần thơ tài hoa của thi sĩ Nguyễn Đình Thi: “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/Những phố dài xao xác hơi may/Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
  • Hà Nội và những người bạn
    Tôi từng công tác ở Hà Nội gần 20 năm về trước. Hồi ấy, tôi là một anh lính đi nghĩa vụ quân sự, cũng có cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ nên đơn vị tạo điều kiện cho ôn thi. Tôi thi trường học viện chính trị, thiếu nửa điểm, thủ trưởng động viên tôi ở lại sang năm thi tiếp. Tôi đã đắn đo rất nhiều nhưng cuối cùng quyết định ra quân.
  • Cột cờ Hà Nội
    Cơ quan tôi, trụ sở làm việc tại 28A đường Điện Biên Phủ. Ngay chân Cột cờ Hà Nội. Một địa danh, một biểu tượng vinh quang, niềm tự hào của người Hà Nội. Hàng ngày, mỗi buổi sáng sớm, từ nhà đến nơi làm việc, tôi đi qua đường Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên phủ…
  • Lang thang với vỉa hè Hà Nội
    Thỉnh thoảng khi bâng quơ một mình trên con đường đất ở ngoại thành tôi lại nghêu ngao câu hát: “… Hà Nội mùa này chiều không buông nắng/ Phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô/ Quán cóc liêu xiêu một câu thơ…” như một cách tự nhiên, những khúc ca về Hà Nội cứ đi vào lòng tôi, thuộc ở hồn tôi và thôi thúc tôi dang rộng cánh tay của mình để ôm lấy Hà Nội.
  • Hà Nội trong tôi qua nhạc Trịnh
    Hà Nội dường như đâu chỉ là tình yêu và nỗi nhớ của riêng người Hà Nội. Ai đó, không phải người Hà Nội đã từng một lần dạo gót qua ba sáu phố phường (phố cổ), trên những con phố cũ (những phố được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, chủ yếu ở phía Đông và phía Nam hồ Hoàn Kiếm đến đường Đại Cồ Việt; phía Tây kéo đến phố Kim Mã)...
  • Hà Nội ơi!
    Tiếng chuông đồng hồ báo thức reo lên, tôi vội vàng nhớ ra sáng nay có cuộc hẹn ra sân bay đón người bạn từ Hà Nội vào có chuyến công tác ít ngày ở Sài Gòn. Kể từ khi ra trường chúng tôi như những cánh chim bay về muôn phương tìm cho mình nơi phát triển sự nghiệp  tương lai phía trước và chúng tôi bắt đầu những câu chuyện hàn thuyên bên quán cóc cà phê vỉa hè giữa lòng Sài Gòn và hòa vào tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm đã đánh thức trong tôi về một quá khứ Hà Nội nơi tôi đến.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hộp nghệ thuật - Số 07: Lễ hội truyền thống trong thời hiện đại - Kỳ II
    Ở kỳ trước của Podcast  Hộp nghệ thuật chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về lễ hội truyền thống và thực trạng lễ hội truyền thống hiện nay. Với những biến tướng và thực trạng đó, ở podcast kỳ này, Người Hà Nội tiếp tục có cuộc trò chuyện với Nhà nghiên cứu Văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ để làm sáng tỏ những vấn đề tiếp theo xoay quanh lễ hội truyền thống. Đó là hệ quả, nguyên nhân và hướng đi cho sự phát triển vẹn toàn của loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian này.
  • Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023: Kết nối di sản
    Tối 24/3, Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp cùng UBND thành phố tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023 với chủ đề: “Kết nối di sản phát triển du lịch” tại sân khấu khu vực Đền Bà Kiệu, phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm.
  • Bàn giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác trong triển lãm Mỹ thuật Thủ đô
    Nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác tác phẩm nghệ thuật đáp ứng yêu cầu của Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô, sáng ngày 24/3, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Nâng cao chất lượng sáng tác trong triển lãm Mỹ thuật Thủ đô” với sự tham gia của đông đảo các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà lý luận phê bình mỹ thuật là hội viên trong Hội.
  • Top 05 điểm săn mây đẹp nhất Việt Nam
    “Săn mây” đang là một trào lưu cực "hot" của dân "phượt" hiện nay. Đứng trên các ngọn núi cao, thả hồn theo đám mây trắng xốp bồng bềnh trôi dưới chân hẳn là những giây phút mà ai cũng muốn được một lần trải nghiệm trong đời.
  • Hoa hậu Phương Khánh gặp sự cố sau hôn lễ của Linh Rin và Phillip Nguyễn
    Hoa hậu Phương Khánh bị mất hành lý quan trọng sau khi tham dự đám cưới tại Philippines của Linh Rin và Phillip Nguyễn.
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyện về những con dốc trong lòng Hà Nội
    Những con dốc cao vời vợi của Hà Nội xưa, giờ đã được "khoác áo mới" bởi những con đường bằng phẳng, thẳng tắp. Nhưng với những người yêu Hà Nội, những con dốc vẫn luôn vẹn nguyên trong ký ức. những câu chuyện xung quanh chúng cũng dần mai một.
  • Thưởng thức những bức vẽ giàu cảm xúc trong triển lãm "Gặp gỡ tháng 3"
    Hơn 200 bức tranh tươi sáng, giàu cảm xúc của các thầy trò trung tâm Nghệ thuật Megan Art vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm "Gặp gỡ tháng 3” diễn ra từ 25/3 đến 31/3 tại sảnh tầng 1 tòa nhà New skyline, KĐT Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.
  • Các hoạt động trong Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng
    Từ ngày 9 đến 13/5/2023, Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam tổ chức Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần đầu tiên.
  • Giải mã những địa danh có tên gọi "Tây" ở Hà Nội
    Trung tâm Hà Nội có những địa danh "Tây" được đặt theo tên của người nước ngoài, gắn với đó là câu chuyện lịch sử thú vị xoay quanh.
  • Dạo bước ngắm hoa mai anh đào giữa lòng Thủ đô
    Những ngày này, dãy hoa anh đào Nhật Bản bắt đầu nở rộ trong khuôn viên khu ngoại giao nằm trên phố Thụy Khuê (Tây Hồ), tạo nên cảnh sắc thiên nhiên thú vị.
  • Đền thờ bà Ả Lanh
    Thôn Đại Đồng Nam có một ngôi đền thờ Bà Ả Lanh, là tướng lĩnh tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Nhân dân trong vùng thường gọi là đền thờ Bà Ả Lanh, thuộc tiểu khu Đại Nam, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
  • Góc nhìn văn hóa - Số 19
    NHN – Bánh mì là một món ăn hiếm hoi có mặt ở cả những nhà hàng và bàn tiệc sang trọng cho đến những quầy ăn nhanh đường phố hay những thúng bán rong. Bánh mì Hà Nội đã có từ lâu đời và cho đến nay đây vẫn là món ăn hấp dẫn, nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn tại nhiều quốc gia trên thế giới.
  • Triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”
    Từ 26 - 31/3/2023, tại chùa Quán Sứ (69 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Phật tử Kim Đức.
  • Hà Nội trong tôi là… - Số 9: “Người thủ lĩnh nhiệt huyết của Hội máu Hà Nội”
    Có một người đoàn viên thanh niên ngày đêm miệt mài, nhiệt huyết “giữ nhịp đập trái tim”, lan toả tình yêu thương với những bệnh nhân đang mòn mỏi chờ nguồn máu. Nhân dịp Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), Podcast HNTTL xin được giới thiệu khách mời đồng hành: Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội Trịnh Xuân Thuỷ - Thanh niên sống đẹp Thủ đô năm 2021.
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
Bánh mỳ Ngã Tư Sở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO