Cân bằng giữa nghiên cứu và sáng tác: Ta còn thơ

Yến Ly| 03/02/2023 15:27

“Sống thơ” là chủ đề của buổi tọa đàm hướng tới Ngày Thơ Việt Nam 2023, do Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức sáng ngày 3/2/2023 tại phòng đọc của Khoa. Buổi tọa đàm do Tiến sĩ Mai Anh Tuấn dẫn dắt, cùng những giao lưu chia sẻ từ hai nhà thơ trẻ là Nguyễn Thị Thuý Hạnh và Lý Hữu Lương.

Mở đầu buổi giao lưu, Tiến sĩ Mai Anh Tuấn chia sẻ: Trong khi trên thế giới, “mô hình” người trí thức vừa nghiên cứu vừa sáng tác vốn phổ biến từ lâu thì tại Việt Nam, các đối tượng này vẫn còn khá chật vật. Phải làm sao để cân bằng giữa con người nghiên cứu và con người sáng tạo là việc cần thiết. Vậy người sáng tác nói chung và người làm thơ nói riêng, làm sao để có thể vẫn “sống thơ”? Đó cũng là lý do Ban tổ chức chọn “sống thơ” làm chủ đề cho buổi tọa đàm. 

Trong khi Nguyễn Thị Thúy Hạnh (tác giả của hai tập thơ: “Di chữ”, “Văn học vết thâm”) là tác giả hướng tới những thể nghiệm và cách tân mạnh mẽ thì Lý Hữu Lương (với tác phẩm “Yao”, đoạt giải Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam 2021) tập trung đi sâu vào căn tính tộc người. Và dù với lựa chọn con đường sáng tác nào thì cả hai nhà thơ đều đã có những thành công nhất định. 

toa-dam-song-tho(1).jpg

Buổi toạ đàm “Sống thơ” tại phòng đọc khoa Viết văn – Báo chí, hướng đến kỷ niệm Ngày Thơ Việt Nam 2023.

Nguyễn Thị Thuý Hạnh không chỉ là một người sáng tác mà chị còn làm công việc nghiên cứu, dịch thuật ở Viện Văn học. Chia sẻ với bạn đọc yêu thơ, nhà thơ Nguyễn Thị Thuý Hạnh nhấn mạnh rằng, để có thể cân bằng giữa con người nghiên cứu và con người sáng tạo thì chị luôn xác định rõ những thứ tự ưu tiên để hoàn thành vai trò của mình trong từng hoàn cảnh. Trong quá trình dịch thuật và nghiên cứu văn học phương Đông mà cụ thể nhất là văn học Trung Quốc, chị nhận ra thơ ca đương đại trên thế giới phát triển phong phú với nhiều trào lưu trưởng thành khác nhau (Văn học đương đại Trung Quốc có ba trào lưu tiêu biểu là: trào lưu thơ Mông Lung, trào lưu thơ thế hệ thứ Ba và trào lưu thơ ca mạng), về điểm này thì thơ ca Việt Nam còn nhiều hạn chế. Với chị, câu chuyện cách tân hình thức không chỉ đơn giản vì muốn đổi mới/ đột phá trong hình thức mà còn là ý đồ riêng của tác giả và ý đồ đó phụ thuộc vào từng tác phẩm khác nhau. Và một bước rẽ đáng ghi nhận là, thơ ca đương đại Việt Nam đã hướng thêm về sự duy lý thay vì chỉ thiên về trữ tình như truyền thống.

Nhà thơ Lý Hữu Lương ngoài là tác giả thì với kinh nghiệm của một biên tập viên ban Thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, anh cho rằng, một tác phẩm đã hay thì dù hình thức cũ hay cách tân cũng không có nhiều ảnh hưởng đến cái hay duy nhất đó. Anh ví von nền văn học giống như một cái cây, để cây phát triển thì cần cả một quá trình trưởng thành, và cây phát triển ra sao cũng phụ thuộc vào các yếu tố như thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng… Với Lý Hữu Lương, những câu chuyện dân tộc khiến anh suy nghĩ nhiều, nhất là tính thiên di của người Dao, có lẽ đó cũng là thôi thúc khiến những sáng tác của anh quay về bên trong, trở về nguồn cội và truyền thống dân tộc. Có thể nói, thơ như là nơi để anh hiểu hơn về dân tộc mình.

Nhận định về thơ ca đương đại Việt Nam, nhà phê bình Văn Giá bày tỏ nỗi lòng phải làm sao để thơ trẻ Việt Nam có nhiều ấn tượng hơn nữa. Ông đồng ý là các tác giả trẻ đã thông minh hơn, hiện đại hơn trong sáng tác nhưng vẫn rất cần nhiều những những sáng tác dày thêm chất triết lý và bớt đi những du dương chỉ thiên về cảm xúc, thiếu lý tính.

Góp phần giao lưu chia sẻ trong buổi tọa đàm là các bày tỏ quan điểm, các màn đọc thơ của nhà thơ Hoàng Liên Sơn, nhà phê bình Nguyễn Thanh Tâm, tác giả Nam Thiên Phú, tác giả Nguyên Như… 

Kết thúc buổi tọa đàm, Tiến sĩ Mai Anh Tuấn đọc trích đoạn 21 trong trường ca “Em ơi! Hà Nội phố” của Phan Vũ với lời gửi gắm: Dù thế nào, ta vẫn còn thơ!

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Như một làn hương vương vấn, bâng khuâng
    Những năm qua, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn thường xuyên được bạn văn và độc giả rộng rãi nhớ đến do bà vẫn đều đặn sáng tác, xuất hiện và tham gia các hoạt động như dự trại viết hay giao lưu trong những chuyến thực tế…
  • Thơ hiện nay với hôm nay: Cần sự kỷ luật từ tác giả
    Trong lịch sử thơ ca Việt Nam, các thế hệ đã để lại cho chúng ta một kho tàng đầy rung cảm. Song nói về thơ hiện nay, có lẽ trong số chúng ta cũng từng nghe đến, hoặc đọc cho nhau nghe rằng: “Gặp nhau tay bắt mặt mừng/ Tặng gì thì tặng xin đừng tặng thơ”. Thơ là gì, đang như thế nào mà dường như khiến cho mọi người bị bội thực thơ và vì sao lại thế? Hay là thơ đã bị mất giá đến mức nào?
  • Hình tượng mùa xuân trong âm nhạc cổ điển
    Thiên nhiên có ảnh hưởng đến đời sống con người về cả thể chất và tinh thần, là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo văn học nghệ thuật. Trời Đất có âm - dương, âm nhạc có trưởng - thứ. Từ góc nhìn theo triết lý phương Đông quán chiếu vào tư duy sáng tạo nghệ thuật đỉnh cao trong âm nhạc kinh điển phương Tây, đã trở thành duyên khởi cho ý tưởng chủ đề “Hình tượng mùa xuân trong âm nhạc cổ điển”. Bài viết này xin giới thiệu sơ lược một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà soạn nhạc kinh điển phương Tây.
  • Đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng trong Đề cương về văn hóa Việt Nam
    Đề cương về văn hóa Việt Nam là một tài liệu ngắn gọn, chỉ trong 1500 chữ mà tập trung trình bày những vấn đề cơ bản, then chốt nhất của văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng của quan điểm Mác - Lênin. Trong 5 phần của Đề cương, những quan điểm cơ bản đó được nêu ra trong phần I: Cách đặt vấn đề, phần IV: Cách mạng văn hóa Việt Nam, và phần V: Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mác xít Đông Dương, chiếm gần 2/3 nội dung của Đề cương.
  • Mạch nguồn chảy mãi...
    Lời tòa soạn: Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương vào tháng 2/1943 là văn kiện chính trị quan trọng, tạo nền tảng cho sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa mới. Sau 80 năm, những tư tưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị. Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới bạn đọc một số bài viết của các cây bút là các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các văn nghệ sĩ với mong muốn sẽ làm sáng tỏ hơn những giá trị của b
  • Sự tối giản, tính thiền và triết học trong thơ Trần Lê Khánh
    Mới đây, tác phẩm “Ngàn bài thơ khác” của nhà thơ Trần Lê Khánh đã giành Giải thưởng Văn học 2022 của Hội Nhà văn Việt Nam. Tập thơ cũng đã được nhà thơ Bruce Weigl chuyển ngữ sang tiếng Anh với nhan đề “The sum of now” và sắp ra mắt tại Mỹ. Nhân dịp này, sáng ngày 17/2/2023, Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa đã tổ chức buổi giao lưu với hai nhà thơ trong chương trình “Gặp gỡ tháng Giêng”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức những bức vẽ giàu cảm xúc trong triển lãm "Gặp gỡ tháng 3"
    Hơn 200 bức tranh tươi sáng, giàu cảm xúc của các thầy trò trung tâm Nghệ thuật Megan Art vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm "Gặp gỡ tháng 3” diễn ra từ 25/3 đến 31/3 tại sảnh tầng 1 tòa nhà New skyline, KĐT Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.
  • Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023: Kết nối di sản
    Tối 24/3, Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp cùng UBND thành phố tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023 với chủ đề: “Kết nối di sản phát triển du lịch” tại sân khấu khu vực Đền Bà Kiệu, phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm.
  • Bàn giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác trong triển lãm Mỹ thuật Thủ đô
    Nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác tác phẩm nghệ thuật đáp ứng yêu cầu của Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô, sáng ngày 24/3, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Nâng cao chất lượng sáng tác trong triển lãm Mỹ thuật Thủ đô” với sự tham gia của đông đảo các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà lý luận phê bình mỹ thuật là hội viên trong Hội.
  • Hoa hậu Phương Khánh gặp sự cố sau hôn lễ của Linh Rin và Phillip Nguyễn
    Hoa hậu Phương Khánh bị mất hành lý quan trọng sau khi tham dự đám cưới tại Philippines của Linh Rin và Phillip Nguyễn.
  • Đền, chùa Bà Tấm
    Đền, chùa Bà Tấm là tên gọi phổ biến trong nhân dân để chỉ khu di tích tưởng niệm về một nhân vật nổi danh của lịch sử dân tộc ở thời Lý Nguyên phi Ý Lan. Đền còn có tên gọi theo địa danh là đền Dương Xá, hay đền Ỷ Lan, chùa có tên chữ Linh Nhân Tư Phúc tự.
Đừng bỏ lỡ
  • Các hoạt động trong Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng
    Từ ngày 9 đến 13/5/2023, Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam tổ chức Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần đầu tiên.
  • Giải mã những địa danh có tên gọi "Tây" ở Hà Nội
    Trung tâm Hà Nội có những địa danh "Tây" được đặt theo tên của người nước ngoài, gắn với đó là câu chuyện lịch sử thú vị xoay quanh.
  • Dạo bước ngắm hoa mai anh đào giữa lòng Thủ đô
    Những ngày này, dãy hoa anh đào Nhật Bản bắt đầu nở rộ trong khuôn viên khu ngoại giao nằm trên phố Thụy Khuê (Tây Hồ), tạo nên cảnh sắc thiên nhiên thú vị.
  • Đền thờ bà Ả Lanh
    Thôn Đại Đồng Nam có một ngôi đền thờ Bà Ả Lanh, là tướng lĩnh tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Nhân dân trong vùng thường gọi là đền thờ Bà Ả Lanh, thuộc tiểu khu Đại Nam, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
  • Góc nhìn văn hóa - Số 19
    NHN – Bánh mì là một món ăn hiếm hoi có mặt ở cả những nhà hàng và bàn tiệc sang trọng cho đến những quầy ăn nhanh đường phố hay những thúng bán rong. Bánh mì Hà Nội đã có từ lâu đời và cho đến nay đây vẫn là món ăn hấp dẫn, nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn tại nhiều quốc gia trên thế giới.
  • Triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”
    Từ 26 - 31/3/2023, tại chùa Quán Sứ (69 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Phật tử Kim Đức.
  • Hà Nội trong tôi là… - Số 9: “Người thủ lĩnh nhiệt huyết của Hội máu Hà Nội”
    Có một người đoàn viên thanh niên ngày đêm miệt mài, nhiệt huyết “giữ nhịp đập trái tim”, lan toả tình yêu thương với những bệnh nhân đang mòn mỏi chờ nguồn máu. Nhân dịp Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), Podcast HNTTL xin được giới thiệu khách mời đồng hành: Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội Trịnh Xuân Thuỷ - Thanh niên sống đẹp Thủ đô năm 2021.
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
  • Lễ hội Tri thức Nền tảng – Mở kho tàng thư
    Lễ hội Tri thức Nền tảng với chủ đề “Bức tranh xuất bản” do Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam tổ chức lần thứ nhất với sự tham gia của nhiều nhà xuất bản, các đơn vị phát hành sách cùng các hoạt động phong phú sẽ diễn ra từ ngày 24 – 31/3/2023 tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tranh dân gian Đông Hồ trên sân khấu ballet
    Vở ballet “Đông Hồ” sẽ được Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam công diễn phục vụ khán giả Thủ đô tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối  22 và 23/3/2023.
Cân bằng giữa nghiên cứu và sáng tác: Ta còn thơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO