Cần có một “cánh đồng cấy gặt” cho văn học nghệ thuật thiếu nhi
Phạm Đình Ân|21/09/2022 15:35
1. Lâu nay, một bộ phận tác giả hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật chưa thật sự coi trọng đối tượng hướng đến là trẻ em. Họ cho rằng sáng tác cho trẻ em thì dễ nhưng khó nổi tiếng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần và dành tình yêu thương đặc biệt cho các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Thật ra, hoàn toàn không phải vậy, mà ngược lại. Khu vực văn học, nghệ thuật dành cho trẻ em có tính đặc thù cao. Đặc thù trước tiên là yếu tố lứa tuổi (nhỏ bé) của nhân vật mà nghệ sĩ hướng đến để sáng tạo, đồng thời cũng là đối tượng thứ nhất (nhỏ bé) hưởng thụ tác phẩm. Sáng tác cho trẻ em không dễ. Làm cho hay, cho đẹp, thuyết phục được trẻ em, lại càng khó. Không ít tác giả đã làm thử rồi phải “chào thua”! Muốn trở thành tác giả có tên tuổi là niềm hy vọng chính đáng của nhiều người viết, khổ một nỗi tiếng vang đâu chỉ phụ thuộc vào việc sáng tác cho ai, sáng tác về cái gì, mà do tài năng và lao động sáng tạo quyết định.
Muốn sáng tác cho trẻ em, về tất cả các loại hình như: văn học, sân khấu, điện ảnh, hội họa, âm nhạc, múa... trước tiên phải có tình yêu và sự hiểu biết, hòa đồng đối với trẻ em. Nhưng yêu đến mức nào, hiểu biết và hòa đồng ra sao lại là điều cần nói đến nhất. (Ai cũng yêu trẻ em; vô cùng hiếm hoi người thờ ơ hoặc ghét bỏ trẻ em. Tuy nhiên, xin đừng ngộ nhận rằng ai đó yêu con cháu mình thì họ cũng yêu tất cả thế giới trẻ thơ). Đã là người làm công việc chăm sóc trẻ em, sáng tác cho trẻ em thì dứt khoát phải có tình yêu chân thành nhất, sâu nặng nhất; cần dày công tìm hiểu, học hỏi về trẻ em/ ở trẻ em. Nhất là với người sáng tác cho trẻ càng cần yêu thương, hiểu biết về tâm lý lứa tuổi, cảm xúc, tâm hồn… của trẻ ở mức độ cao nhất, hơn hẳn người bình thường. Đó là điều kiện trước tiên, không thể bỏ qua.
Nhà văn Tô Hoài, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và NSND Ngô Mạnh Lân là một trong những tác giả có nhiều tác phẩm hay dành cho thiếu nhi.
Tác phẩm có chất lượng chỉ sinh ra từ tài năng và lao động sáng tạo. Khi không có tình yêu, và ý thức trân trọng cái mình làm, thì tài năng và lao động sáng tạo chắc chắn sẽ bị kìm hãm. Có văn nghệ sĩ được trao giải cao về tác phẩm dành cho người lớn nhưng lại khó có thể viết một bài thơ, một đoạn văn, một bản nhạc, vẽ một bức tranh ngộ nghĩnh, có sắc màu lôi cuốn trẻ thơ, một màn kịch nho nhỏ... dành cho trẻ em, mặc dù họ rất thông thạo về các loại hình nghệ thuật nào đó, là điều rất dễ hiểu.
Như một thói quen, lâu nay, nói đến sáng tác văn học, nghệ thuật dành cho trẻ em, người ta hay để tâm nhiều đến lĩnh vực văn học mà ít chú ý đến lĩnh vực nghệ thuật. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ X, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Đại hội Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam, đã phát biểu chỉ đạo: “Hội phải tạo ra những bước đi có tính quyết định cho một dòng văn học thiếu nhi, đa dạng, phong phú, hiện đại, đậm bản sắc văn hóa dân tộc để cùng xã hội tạo ra những sản phẩm đặc biệt nhất, quan trọng nhất là CON NGƯỜI VIỆT NAM. Đó là triển vọng, là tương lai của đất nước mà nhà văn cần hướng tới”(Báo Văn nghệ, số 49 (28/11/2020). Như vậy, đồng chí Võ Văn Thường đã nhắc đến cả hoạt động sáng tạo thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật dành cho trẻ em. Nhưng trên thực tế, văn học vẫn đi đầu. Chứng cớ là tại Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa X cũng nêu chủ trương quan tâm sâu sắc đến văn học cho trẻ em, cụ thể là sẽ tổ chức trao giải thưởng hằng năm. Mới đây, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức cuộc trao Giải thưởng Văn học trẻ và chính thức phát động cuộc vận động sáng tác cho trẻ em.
2. Văn học, nghệ thuật dành cho trẻ em đã có nhiều tác phẩm vươn tới giá trị cổ điển. Những tác phẩm đứng được cũng không ít. Chẳng hạn ngành âm nhạc đã chọn được 100 hoặc 50 bài hát hay nhất dành cho trẻ thơ. Tuy nhiên, nhìn rộng ra các ngành thì vẫn còn những sáng tác phạm nhiều nhược điểm, chúng không phù hợp với công chúng nhỏ tuổi, dễ thấy là: nhạt, sơ sài, khô cứng, trùng lặp, nội dung hướng nhiều đến tuổi lớn, hơn là trẻ nhỏ đúng nghĩa.
Người viết bài này xin tạm nêu lên 9 yếu tố cần thiết giúp tác phẩm dành cho trẻ em đạt được chất lượng. Có yếu tố phù hợp với lĩnh vực văn học, có yếu tố đắc dụng đối với lĩnh vực nghệ thuật.
Một là: Ngây thơ, ngộ nghĩnh, trong trẻo, giản dị, dễ hiểu là yếu tố đầu tiên giúp tác phẩm đến với trẻ thơ dễ dàng, nhất là ở trẻ chưa đi học hoặc ở vài lớp đầu bậc Tiểu học. Người sáng tác cần chú ý ngay đến lứa tuổi độc giả theo từng nấc. Từ tuổi lên năm đến mười lăm là một khoảng cách dài, cần phân biệt làm mấy nấc.
Hai là: Vui nhộn, hài hước. Kiểu nói ngược, nói đố, đưa ra cái phi lý tưởng như là ất ơ, dớ dẩn (mà vẫn có nghĩa nào đó) lại giúp trẻ nhỏ tăng thêm niềm hứng thú, như được dự một trò chơi.
Ba là: Tăng động, giảm tĩnh; nhiều hình ảnh, âm thanh, sắc màu; đưa người thưởng thức vào các mối quan hệ; tăng đối thoại, gợi đối thoại đối với người tiếp nhận.
Bốn là: Mới mẻ, lạ kỳ, biến hóa giúp các em nảy sinh và nuôi dưỡng trí tưởng tượng.
Năm là: Chất truyện tạo hấp dẫn (như cổ tích, thần thoại, chuyện lạ từng mê hoặc trẻ thơ). Nếu là thơ thì dạng truyện kể có ưu thế hơn dạng trữ tình nội tâm. Tránh dài dòng và nghèo hình ảnh. Nên giảm nghĩ ngợi triền miên, nặng nề.
Sáu là: Chất dân gian thắm đượm. Đồng dao chẳng phải là vốn văn học dân gian đáng quí của trẻ em đó sao? Đương nhiên, tránh sao chép dân gian mà cần sáng tạo dân gian một cách linh hoạt. Khi phong vị dân gian thấm nhuyễn vào tác phẩm thì các em sẽ dễ bị thuyết phục.
Bảy là: Tính dân tộc truyền thống cần luôn luôn hòa quyện vào tính hiện đại quốc tế cả ở nội dung và cách diễn đạt (với một mức độ, sắc thái có thể). Cần tránh lai căng xa lạ; nâng cao ý thức bồi dưỡng tâm hồn người Việt, dẫn trẻ em trở về với cánh đồng, con cò, sân đình, cây đa, bến nước… Tuy nhiên, nên nhớ rằng điệu nhịp thơ văn cùng đời sống tâm hồn đều đều như sông chảy, mây trôi, hình ảnh quê nhà mòn lặp, hoặc tranh vẽ, vở diễn, lời ca... cũ kỹ, khô cứng, ít sáng tạo có thể không còn tương thích với tâm lý và nhu cầu của trẻ em hôm nay.
Tám là: Sử dụng hợp lý hai biện pháp hiện thực trực tiếp và hiện thực đồng thoại. Hiện nay, đồng thoại chỉ còn phù hợp với lứa tuổi bé nhất. Nhiều tác giả thấy đồng thoại dễ viết mà ít để ý rằng biện pháp nghệ thuật này trùng lặp quá nhiều. Văn học, nghệ thuật dành cho trẻ em đang cần tính giáo dục cao thì biện pháp hiện thực trực tiếp sẽ tạo thuận lợi cho văn nghệ sĩ hơn.
Chín là: Chú ý đến ngôn ngữ văn chương, chăm chút cho vẻ đẹp của tác phẩm sẽ khiến trẻ thơ yêu tiếng Việt, ham mê tìm hiểu, trau dồi lời ăn tiếng nói. Từ đó các em biết thế nào là bài thơ, cuốn truyện hấp dẫn; bức tranh sinh động; vở diễn lôi cuốn, ấn tượng; rộng và cao hơn là cảm thụ được vẻ đẹp linh diệu của văn hóa tinh thần.
Những yếu tố nêu trên thường xuyên xen thấm vào nhau trong tác phẩm. Các yếu tố 1, 2, 3, 4, 5, 9 là thiết thực nhất, chúng ảnh hưởng trực tiếp đối với văn nghệ sĩ khi lao động sáng tạo. Tùy thể loại, loại hình văn học, nghệ thuật, và liều lượng, không nhất thiết tác phẩm nào cũng cần đầy đủ tất cả các yếu tố nêu trên. Cần lưu ý rằng nghệ thuật tuy có những điểm chung với văn học nhưng cũng có những yếu tố rất riêng, ấy là ngôn ngữ thuộc các loại hình riêng, không chỉ là ngôn ngữ văn tự.
3. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần và dành tình thương yêu đặc biệt đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng. Vào những dịp Tết Trung thu, ngày khai trường, ngày kỷ niệm Quốc tế thiếu nhi…, Bác thường gửi thư thăm hỏi, chúc mừng. Đó là những bức thư được viết bằng những câu văn, vần thơ rất đỗi giản dị và dễ hiểu, dễ thuộc mà luôn chan chứa tình yêu thương của Người.
Mong rằng, trẻ thơ nước nhà sẽ luôn được toàn xã hội quan tâm, vun trồng cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Nhất là, ở đời sống tinh thần, khu vực văn học, nghệ thuật đặc biệt, đặc thù này từ Trung ương đến địa phương cần được quan tâm ráo riết hơn, thường xuyên hơn, khiến hoạt động sáng tác, bàn luận sẽ bừng thức, sôi nổi. Quốc hội từng bàn nhiều đến học sinh - nhà trường, cũng là nói đến thiếu nhi; mong rằng đã quan tâm thì từ nay toàn xã hội sẽ quan tâm hơn nữa đối với thiếu nhi và văn học nghệ thuật hướng về trẻ em. Trước tiên, ngoài các hội văn học nghệ thuật, các ban - ngành văn hóa - xã hội từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố nên có các cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi; tổ chức hội nghị, hội thảo, trại viết, đi thực tế, “đặt hàng” đối với tác giả, trao giải thưởng xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của văn nghệ sĩ… Báo và tạp chí văn học, nghệ thuật nên thường xuyên đăng bài phục vụ bạn đọc nhỏ tuổi, dựng vở diễn, triển lãm tranh..., tránh “xuân thu nhị kỳ” như chỉ có vào dịp Tết, ngày 1/6 và Trung thu. Mức nhuận bút tác phẩm cho trẻ em nên trở lại như trước đây là tăng 30%. Sách viết cho trẻ em (phải đạt chất lượng mới cho giấy phép), cần được miễn lệ phí xuất bản. Số bản sách viết cho các em cần được tăng lên. Cần có một “cánh đồng cấy gặt” của văn học nghệ thuật cho trẻ em, nên tổ chức Ngày hội sách văn học cho trẻ em hoặc những đợt triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, dựng và chiếu phim cho trẻ em.
Cần tạo điều kiện, môi trường sáng tạo dành cho thiếu nhi. Đối với nhà văn, chỉ cần trang giấy, cây bút, máy tính. Người vẽ tranh chụp ảnh chỉ cần tấm toan, bút vẽ, máy ảnh. Nhưng đối với những tác giả tham gia hoạt động biểu diễn như người làm điện ảnh, sân khấu... thì điều kiện và môi trường đặt ra khác hẳn. Viết nhạc cũng vậy, phải có thu âm, phối khí, cần ca sĩ, nhạc công cùng hoàn thiện tác phẩm phối hợp dàn dựng. Một tác giả đã viết trên báo Văn nghệ Công an (6/2022) nêu ý kiến của nhạc sĩ Trần Viết Bính (tác giả ca khúc “Hạt gạo làng ta” (thơ Trần Đăng Khoa), rằng hiện nay bài hát viết cho thiếu nhi có khá nhiều, nhưng trẻ em và công chúng lại ít được nghe nhiều như ngày xưa bởi cái thiếu hiện nay là cái thiếu nơi tổ chức dàn dựng và phát sóng tác phẩm.
Chúng ta tin giới văn nghệ sĩ sẽ vượt qua mọi trở ngại và hy vọng rằng văn học, nghệ thuật dành cho trẻ em sẽ nhanh chóng khởi sắc.
Hy vọng văn học nghệ thuật dành cho thiếu nhi ngày càng khởi sắc.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về ''Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới" đã được Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 16/6/2008. Cho đến nay, những vấn đề được đề cập đến trong nội dung Nghị quyết vẫn là những vấn đề nóng hổi và có ý nghĩa thời sự rất cao đối với sự phát triển của văn học nghệ thuật (VHNT).
Giáo sư ngôn ngữ học, dịch giả, nhà văn Cao Xuân Hạo từng kể một chuyện vui rằng có một tác giả nọ gửi bài đến tòa soạn báo, bị biên tập viên gạch xóa hết những từ nối thì, là, mà (từ nối loại này có trường hợp được gọi là liên từ, hư từ). Tác giả bài báo quá buồn nhưng bỏ qua vì ông không tin rằng người ta có thể hiểu ra vấn đề.
Rất nhiều đồng nghiệp và cả bạn đọc khả kính đã hỏi tôi nghĩ thế nào về bài văn của một em học sinh Hà Nội, bàn về Thiện và Ác qua bài thơ hai câu của thi sĩ Trần Nhuận Minh. Tôi thấy đây là một vấn đề vô cùng thú vị, nên đem ra bàn trong tạp chí văn chương của Người Hà Nội.
Kế hoạch số 124-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (khóa X) “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” yêu cầu đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện kết quả triển khai thực hiện, kịp thời rút kinh nghiệm, có giải pháp thiết thực, hiệu quả để tiếp tục thực hiện trong thời gian tiếp theo…
Văn học và du lịch là hai lĩnh vực, hai mảng vấn đề rất khác nhau cả về nội hàm và phương pháp. Ngay trong văn và văn nghệ dân gian, mỗi chuyên ngành cũng đã có phương pháp khác nhau. Vậy nhưng, văn hay du lịch, chúng đều có chung một đối tượng phục vụ, đó là con người.
Từ nhiều năm nay ở nhiều địa phương, khi thực hiện trùng tu, tôn tạo một di tích (đình, chùa, đền miếu), dù bằng kinh phí nào, của Nhà nước hoặc từ nguồn xã hội hóa, người ta chỉ quan tâm đến phần “vỏ”, hay phần kiến trúc cơ bản (do chủ đầu tư và đơn vị thiết kế, thi công, đảm nhận); còn phần “ruột”, tức những nội dung trưng bày bên trong thì không có phương án trù tính.
Sáng ngày 30/5/2023 tại Hà Nội, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức lễ công bố thành lập Giải thưởng Văn học Kim Đồng và phát động cuộc Vận động sáng tác cho thiếu nhi 2023 - 2025.
Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 16/06/2008 của Bộ Chính trị (khoá X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới tính đến nay đã tròn 15 năm. Nhìn lại chặng đường 15 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội cũng là để nhìn lại những nỗ lực cố gắng của Ban chấp hành qua các kỳ Đại hội; sự cống hiến, tâm huyết và những sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô với trên 4000 hội viên đến từ 9 hội chuyên ngành. Người Hà Nội ghi lại những chia sẻ, đánh giá, cũng như trăn trở
Người ta có muôn vàn cách để quên một điều gì đó nhưng để nhớ về kỷ niệm thì lại chẳng có nhiều. Tôi hay chọn buổi sáng thứ Bảy trong tuần để được thư thả về phố núi quê hương, ngồi đợi giọt đắng của đất đai, mưa nắng điểm từng nhịp xuống chiếc ly sứ như đợi thời gian mở cánh cửa diệu kì của mình.
Chuyên trang ẩm thực thế giới - TasteAtlas bình chọn hai món ăn quen thuộc của ẩm thực Việt là nem rán và gỏi cuốn là hai trong 50 món ăn nhẹ hấp dẫn nhất thế giới.
Sáng 30/5 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan tổ chức lễ phát động Ngày hội STEM 2023 (Vietnam STEM Festival).
Đông Xuân (huyện Quốc Oai) là một trong những xã miền núi của Thành phố Hà Nội, với tỉ lệ dân số 80% là người dân tộc Mường. Trước đây, kinh tế - xã hội ở Đông Xuân còn chậm phát triển, đời sống người dân còn khó khăn, vất vả. Nhưng hiện nay Đông Xuân đã khác…
Cuộc thi được tổ chức nhằm mục đích ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng, vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua 60 năm xây dựng và phát triển...
Kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi “Thi đua ái quốc” (11/6/1948-11/6/2023), Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ VH-TT&DL) đã phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền về sự kiện này.
Với giải thưởng "Đạo diễn xuất sắc", "Camera vàng", Trần Anh Hùng và Phạm Thiên Ân là hai đại diện Việt Nam làm nên lịch sử tại Liên hoan phim Cannes 2023.
Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hà Lan (1973-2023), Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng quốc gia Hà Lan - Rijksmuseum phối hợp tổ chức triển lãm “Ánh sáng rực rỡ: Những kiệt tác hội họa đến từ Hà Lan”. Triển lãm diễn ra từ 26/5 đến 11/6/2023 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội).
Gần đây, hễ cứ tan trường hoặc cuối tuần, các em nhỏ ở xã Đồng Tiến (huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) lại rồng rắn đến với căn nhà cạnh đình làng Thành Vật… Hóa ra ngôi nhà đó có tên gọi “Ngôi nhà trí tuệ” – không gian văn hóa đọc và khuyến học “hiếm có khó tìm” ở ngoại ô Hà Nội.