Chấn chỉnh lùm xùm tiền từ thiện: Nghệ sĩ nói gì về việc minh bạch?

KTĐT| 06/09/2021 09:50

Suốt một thời gian dài, mạng xã hội xôn xao về việc nhiều nghệ sĩ nổi tiếng vướng vào những lùm xùm xung quanh chuyện công khai, minh bạch tiền từ thiện. Dẫn đến, hai phía tranh cãi nảy lửa, thậm chí “lăng mạ” lẫn nhau. Tại dự thảo bộ Quy tắc ứng xử nghệ sĩ đang xây dựng yêu cầu nghệ sĩ minh bạch tiền từ thiện. Trước những quy định này người trong cuộc nói gì?

Dư luận xấu về nghệ sĩ
Bộ VHTT&DL vừa ban hành dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử (QTƯX) đối với nghệ sĩ. Trong đó có nội dung về việc nghệ sĩ cần minh bạch nội dung trong hoạt động từ tiện. Bộ QTƯX này được đặt ra trong bối cảnh trên mạng xã hội đang tranh luận rất nhiều về những khoản tiền lớn mà một số nghệ sĩ đã kêu gọi được như ca sĩ Thuỷ Tiên, nghệ sĩ Hoài Linh, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng để làm từ thiện.
Nhiều người dân đã ủng hộ tiền từ tiện cho các nghệ sĩ, họ đòi hỏi sự minh bạch, điều này hoàn toàn chính đáng, và nghệ sĩ có nghĩa vụ phải làm rõ. Sự minh bạch đó không chỉ là sao kê đầu vào những khoản quyên góp được, mà cả các chi tiêu, chi phí, cứu trợ, ủng hộ… nói chung là đầu ra.
Có lẽ thật khó trả lời chính xác cho từng trường hợp. Nhưng một điều không thể phủ nhận, đó là hầu hết các nghệ sĩ tham gia các hoạt động thiện nguyện trong thời gian qua chủ yếu chỉ là theo kiểu tự phát, tùy hứng, thiếu kế hoạch và đặc biệt là thiếu sự chuyên nghiệp. Từ đó, họ sa lầy vào hỏi-đáp, tranh cãi, lời qua tiếng lại cho đến khi trở thành cái tên mà có làm gì đi nữa vẫn không xóa nhòa thái độ nghi hoặc từ khán giả. Mấu chốt của tiến trình vẫn nằm ở việc người nổi tiếng kêu gọi quyên góp đã mắc sai lầm hoặc sơ suất nào đó do thiếu chuyên nghiệp sau khi nhận tiền.
Trao đổi với phóng viên KT&ĐT về vấn đề này, NSND Trung Anh chia sẻ: “Việc lùm xùm về tiền từ thiện đã kéo dài mấy tháng nay. Việc này tập trung vào một mối là chuyện của bà Phương Hằng thông tin về cách ứng xử và không giải trình từ thiện của nghệ sĩ. Nhưng, đây chỉ là vấn đề cãi nhau ở trên mạng, không có bằng chứng. Việc này đang gây dư luận xấu và ảnh hưởng đến các nghệ sĩ nói chung và một số nghệ sĩ nói riêng”.
“Tôi nghĩ cơ quan chức năng cần vào cuộc và có căn cứ luật phát để xem xét. Bởi, khi muốn tố cáo ai, người tố cáo phải có bằng chứng và nếu không có bằng chứng là vu khống. Tôi không bênh nghệ sĩ, nếu nghệ sĩ ăn chặn tiền từ thiện tôi đề nghị xử mức nặng nhất. Vì như thế là lợi dụng uy tín để lừa đảo” – NSND Trung Anh cho hay.
Nghệ sĩ cần rút kinh nghiệm
Nghệ sĩ Việt làm từ thiện cần rút kinh nghiệm cho bản thân từ trường hợp của người đi trước. Nghệ sĩ cũng là người bình thường, không nên ôm đồm mọi công đoạn của một hoạt động từ thiện. Một số nghệ sĩ như Thái Thùy Linh, Tùng Dương... làm từ thiện không gây tranh cãi mà vẫn hiệu quả do họ chỉ làm đúng phần việc của mình. Rõ ràng, từ thiện là hoạt động có lý có tình. Người làm thiện nguyện có cái tình lớn lao đến đâu đi nữa vẫn cần cái lý để giữ cho cái tình bền vững trước dư luận thị phi.
Theo NSND Trung Anh: “Tránh những điều tiếng không khó vì những người phát ngôn hay làm những điều như thế cần xem xét lại xem họ có thật sự là nghệ sĩ hay không. Tôi nghĩ rằng chữ nghệ sĩ còn quan trong hơn danh nhiệu NSND, NSƯT. Nếu đúng là nghệ sĩ, họ sẽ không làm và ứng xử những điều như thế. Hành xử còn tuỳ thuộc vào phông văn hoá, học thức và mục tiêu phấn đấu của mỗi người. Tôi đã đọc nhiều chuyện, xem nhiều thứ ở trên mạng không biết tin vào điều gì. Thậm chí những người tố cáo còn vơ đũa cả nắm không chỉ đích danh người này hoặc người khác. Nghệ sĩ thậm chí bị xô đẩy, chèn ép trong chuyện đấy không biết điều đó có thực sự là vu khống hay không hay bản thân người đứng ra tố cáo có bằng chứng hay không và không thấy pháp luật can thiệp”.
Chính vì vậy, những chế tài pháp lý, Quy tắc ứng xử đối với nghệ sĩ là các thiết chế để bảo vệ lòng tin, đồng thời tạo cơ chế để bảo vệ quyền lợi của nghệ sĩ và giúp họ tránh được các rủi ro làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh, niềm tin của khán giả đối với “người của công chúng” cũng như bất cứ ai đứng ra kêu gọi làm thiện nguyện.

Ca sĩ Tùng Dương, một nghệ sĩ nhiều năm nay, rất nhiệt tình với công việc thiện nguyện, cho rằng cần có bộ quy tắc ứng xử này. “Nó sẽ giúp các nghệ sĩ làm thiện nguyện minh bạch hơn, tránh những lùm xùm không đáng có. Nghệ sĩ là những người nhạy cảm, họ hành động theo trái tim, theo cảm xúc nên có thể không chuyên nghiệp như nhiều tổ chức. Tuy nhiên với bản quy tắc này, họ sẽ cẩn trọng hơn, minh bạch hơn với công việc thiện nguyện của mình” – nam ca sĩ nổi tiếng chia sẻ. Anh cũng nói thêm nếu là quy định có tính chất bắt buộc, ví dụ yêu cầu nghệ sĩ phải công khai toàn bộ sao kê, chứng từ khi từ thiện, nếu không sẽ bị phạt, thì có thể nhiều nghệ sĩ sẽ dè dặt hơn khi làm công việc này vì họ có cảm giác tổn thương khi bị nghi ngờ không minh bạch. Tuy nhiên, nếu là một khuyến nghị để các nghệ sĩ thực hiện thì đó là điều rất nên.

Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long cho rằng dù xuất hiện trên mạng hay ngoài đời, các nghệ sĩ luôn thu hút một lượng công chúng đông đảo. Mọi hành động của người nổi tiếng luôn có tính định hướng và dẫn dắt. Phần lớn người của công chúng, người nổi tiếng thấy rõ trách nhiệm của mình với cộng đồng, tuy nhiên cũng người dùng sự nổi tiếng ấy cho những toan tính riêng của họ. “Chính vì thế, rất cần một bộ quy tắc ứng xử, để chấm dứt ngay việc vì những mâu thuẫn cá nhân hay bức bối điều gì đó, người ta sẵn sàng lên mạng mắng chửi người khác, kéo theo các fan lao vào cuộc chiến của mình” – nhạc sĩ Nguyễn Quang Long bày tỏ.

(0) Bình luận
  • 15 năm đồng hành với Nghị quyết 23 - NQ/TW
    Nghị quyết 23 NQ/TW (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật (VHNT) trong thời kỳ mới được Trung ương ban hành năm 2008 - thời điểm chạm đích Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Giới văn nghệ sĩ Thủ đô thuộc 9 hội chuyên ngành và Báo Người Hà Nội (nay là Tạp chí Người Hà Nội) - cơ quan ngôn luận của Hội VHNT Hà Nội nhận thức rõ vị thế, trách nhiệm hết sức lớn lao của mình trước yêu cầu đổi mới văn hóa đất nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh… từ đó vai trò của văn nghệ s
  • Tính dân tộc, khoa học, đại chúng trong âm nhạc Cách mạng Việt Nam
    Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự phát triển văn hóa và bản “Đề cương về văn hóa Việt Nam” do Tổng bí thư Trường Chinh soạn thảo đã trở thành ánh sáng soi đường cho văn hóa, văn nghệ trong đó có âm nhạc. Nhiều thập kỷ qua âm nhạc đã luôn đồng hành với những sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc, đặc biệt là trong những cuộc kháng chiến cứu quốc và trong hòa bình dựng xây đất nước. Sự ra đời của âm nhạc cách mạng Việt Nam như một sự cộng hưởng và đồng vọng của tinh thần “Văn hóa soi đường cho quốc dân
  • Còn đây một thời hoa đỏ
    Thanh Tùng, có những câu thơ thật bình dị, dễ hiểu, nhưng đọc xong cứ phải sững lại. Có gì trong ấy: “Mọi người tiễn em ra mộ/ Anh lại đón em về với trái tim/ Đó là nơi tốt nhất của em/ Nơi không bao giờ thay đổi” (Dù em đã đổi thay).
  • Bác Hồ với các nghệ sĩ tạo hình quốc tế
    Mỗi khi nghĩ về Bác, tôi luôn cảm thấy mình thật may mắn vì đã có dịp được gặp gỡ, được sống cùng thời và với vị lãnh tụ vĩ đại ấy, nhất là trong quãng thời gian tôi học tập và sinh sống tại Đức. Sắp tới kỷ niệm ngày sinh nhật Người, những kỷ niệm và câu chuyện về Bác lại ùa về trong tôi, trong đó là các câu chuyện về Bác với nghệ sĩ quốc tế.
  • Phát huy trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, tình yêu Hà Nội của văn nghệ sĩ Thủ đô
    Nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò, sứ mệnh cao quý của văn học, nghệ thuật (VHNT) và đội ngũ văn nghệ sĩ, ngày 16/6/2008, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới. Kể từ khi Nghị quyết được triển khai cho đến nay, VHNT Thủ đô đã có sự chuyển mình ra sao, còn những hạn chế tồn tại gì, và đâu là giải pháp để khắc phục những hạn chế đó. Cùng Người Hà Nội trò chuyện với NSND Trần Quốc Chiêm – Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ
  • Nói gì về "văn học queer"?
    Nằm trong chuỗi hoạt động “Những ngày Văn học châu Âu”, “Queer writing - Writing queer” là buổi tọa đàm song ngữ Việt - Anh do Hội đồng Anh tại Việt Nam và Tạp chí Zzz Review tổ chức. Sự kiện vừa diễn ra vào tối ngày 14/5/2023 tại Viện Goethe Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 14: Giải mã ngôn ngữ gen Z: Sáng tạo hay lệch chuẩn?
    Thời gian gần đây cùng với mức độ phủ sóng của gen Z trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, không khó để bắt gặp một loại ngôn ngữ đặc trưng riêng của thế hệ này.  Hà Nội với với vị thế là Thủ đô của cả nước; sự giao lưu và tiếp biến các trào lưu văn hoá diễn ra liên tục, ngôn ngữ gen Z cũng không nằm ngoài các trào lưu đó. Vì vậy, trong thời gian qua, việc định hình văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử cho thế hệ thanh thiếu niên luôn được các cấp chính quyền và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
  • Nguyễn Tư Giản - Một tình yêu Hà Nội
    Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890) vốn tên là Văn Phú, tự Tuân Thúc, bút hiệu Thạch Nông, Vân Lộc là người làng Du Nội (xưa thuộc phủ Từ Sơn, nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Ông là cháu nội của Nguyễn Án – một bậc danh nho, dòng dõi họ Nguyễn làng Vân Điềm nổi tiếng có nhiều ông Nghè, ông Cống bậc nhất ở xứ Đông Ngàn xưa; đồng tác giả cuốn “Thương tang ngẫu lục” viết về lịch sử, danh thắng, phong tục của đất Thăng Long – Hà Nội cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn (viết chung với Phạm Đình Hổ).
  • Sự đằm thắm trong thơ Nguyễn Thị Hồng
    Sinh năm 1948 với hơn 50 năm sáng tác, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng vừa ra mắt bạn đọc tập sách mới nhất là “Thơ tuyển Nguyễn Thị Hồng” vào đầu năm 2023. Trước đó, các tập thơ của chị đã được xuất bản như “Em ra đi”, “Gọi thu”, “Biển đêm”, “Những bông hoa thiên sứ”, “Cuộc bàn giao vĩnh cửu - hồn khèn”. Khi cầm cuốn sách trên tay, tôi đã có dự cảm không sai về một không khí thơ đằm thắm, trong lành ở hơn trăm bài thơ với gần 50 năm sáng tác.
  • Song Hye Kyo và Cha Eun Woo hội ngộ
    Sáng 8/6 (giờ Việt Nam) những hình ảnh đầu tiên của Song Hye Kyo tại sự kiện của thương hiệu Chaumet đã được "nhá hàng".
  • Áp dụng các giải pháp để thực hiện tiết kiệm điện
    Đến ngày 3/6/2023 hầu hết các hồ nước miền Bắc đã về mức nước chết, trong đó có các hồ lớn bao gồm: Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Bản Chát, Hủa Na, Thác Bà. Riêng thuỷ điện Lai Châu, Sơn La đã phải chạy máy tối thiểu ở dưới mực nước chết tiềm ẩn nhiều rủi ro trong vận hành và an toàn cho hệ thống điện quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
Chấn chỉnh lùm xùm tiền từ thiện: Nghệ sĩ nói gì về việc minh bạch?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO