Hà Nội ơi trong trái tim ta
Tôi sinh ra trên đất Thái Bình, mười tám tuổi theo gia đình vào Đồng Nai sinh sống. Hồi học đại học ở Sài Gòn, sống trong ký túc xá bạn bè tứ xứ lúc đó mới có ý thức rõ về vùng, miền, về quê hương xứ sở. Tôi yêu quý, bênh vực cho Đồng Nai, Thái Bình cũng chẳng khác gì đám bạn ngợi ca mảnh đất dằng dặc miền Trung, Tây Nguyên hay miền Tây Nam bộ, đó cũng là lẽ thường tình, như con cái có chê cha mẹ nghèo hèn, xấu xí bao giờ.
  • Ấm áp tình người Hà Nội
    Nghĩ đến Thăng Long - Hà Nội, nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”, từ thẳm sâu thời gian, ký ức miên man về ân tình người Hà Nội trong tôi lại bừng dậy, tuôn trào. Cảm xúc thúc giục tôi mỗi lần ra Hà Nội phải giành chút thời gian, lúc thì tạt ngang qua Bến Nứa bằng xe xích lô đạp, hòa vào dòng người và xe cộ; lúc thì tản bộ lang thang dọc phố Thợ Nhuộm mà ngày xưa cảm giác như nó dài hun hút.
  • Người Hà Nội gốc – cớ sao cứ mãi đi tìm?
    Hai mươi năm rời xa Hà Nội. Hai mươi năm chưa trở lại Hà Nội. Hà Nội tưởng chừng ngủ yên bất chợt ùa về mỗi khi khẽ chạm vào miền ký ức. Hà Nội trong tôi thuở ấy là vần thơ tài hoa của thi sĩ Nguyễn Đình Thi: “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/Những phố dài xao xác hơi may/Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
  • Hà Nội và những người bạn
    Tôi từng công tác ở Hà Nội gần 20 năm về trước. Hồi ấy, tôi là một anh lính đi nghĩa vụ quân sự, cũng có cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ nên đơn vị tạo điều kiện cho ôn thi. Tôi thi trường học viện chính trị, thiếu nửa điểm, thủ trưởng động viên tôi ở lại sang năm thi tiếp. Tôi đã đắn đo rất nhiều nhưng cuối cùng quyết định ra quân.
  • Cột cờ Hà Nội
    Cơ quan tôi, trụ sở làm việc tại 28A đường Điện Biên Phủ. Ngay chân Cột cờ Hà Nội. Một địa danh, một biểu tượng vinh quang, niềm tự hào của người Hà Nội. Hàng ngày, mỗi buổi sáng sớm, từ nhà đến nơi làm việc, tôi đi qua đường Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên phủ…
  • Lang thang với vỉa hè Hà Nội
    Thỉnh thoảng khi bâng quơ một mình trên con đường đất ở ngoại thành tôi lại nghêu ngao câu hát: “… Hà Nội mùa này chiều không buông nắng/ Phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô/ Quán cóc liêu xiêu một câu thơ…” như một cách tự nhiên, những khúc ca về Hà Nội cứ đi vào lòng tôi, thuộc ở hồn tôi và thôi thúc tôi dang rộng cánh tay của mình để ôm lấy Hà Nội.
  • Hà Nội trong tôi qua nhạc Trịnh
    Hà Nội dường như đâu chỉ là tình yêu và nỗi nhớ của riêng người Hà Nội. Ai đó, không phải người Hà Nội đã từng một lần dạo gót qua ba sáu phố phường (phố cổ), trên những con phố cũ (những phố được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, chủ yếu ở phía Đông và phía Nam hồ Hoàn Kiếm đến đường Đại Cồ Việt; phía Tây kéo đến phố Kim Mã)...
Mới nhất
  • Hà Nội ơi!
    Tiếng chuông đồng hồ báo thức reo lên, tôi vội vàng nhớ ra sáng nay có cuộc hẹn ra sân bay đón người bạn từ Hà Nội vào có chuyến công tác ít ngày ở Sài Gòn. Kể từ khi ra trường chúng tôi như những cánh chim bay về muôn phương tìm cho mình nơi phát triển sự nghiệp  tương lai phía trước và chúng tôi bắt đầu những câu chuyện hàn thuyên bên quán cóc cà phê vỉa hè giữa lòng Sài Gòn và hòa vào tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm đã đánh thức trong tôi về một quá khứ Hà Nội nơi tôi đến.
  • Đi xa nhớ quán vỉa hè
    Ngồi quán trà đá của bà cụ trong con ngõ nhỏ trên phố Lý Nam Đế (Hà Nội), thấy bà cụ thở dài, bảo quán của bà dạo này vắng khách quá. Trước kia, khi cơ quan nọ chưa chuyển trụ sở đi nơi khác, trong ấy tỏa ra quán của bà mỗi ngày khoảng 30 khách.
  • Bánh mỳ Ngã Tư Sở
    Gần đây trên VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam có đưa thông tin: Bánh mỳ Việt Nam được một tạp chí ẩm thực danh tiếng trên thế giới xếp hạng đứng thứ 7 trong tốp 10 “Món ăn đường phố ngon nhất”. Tin tức này khiến tôi nhớ lại thương hiệu bánh mỳ Ngã Tư Sở trong những năm tháng cả miền Bắc phải vượt qua muôn vàn khó khăn thiếu thốn để thực hiện khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến. Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược".
  • Hà Nội ơi mỗi khi lòng xác xơ
    Em gặp lại Hà Nội sau bao năm bộn bề cuộc sống, nỗi nhớ Hà Nội khắc khoải một thời thanh xuân trôi qua, nhưng phố xa, ký ức xa, nỗi niềm xa ngăn em gặp lại phố cũ. Bồi hồi như ngày đầu đặt chân đến, bâng khuâng muốn ở, vội đi. Thanh xuân của em đã đi qua nhưng Hà Nội trong em vẫn thế, vẫn là nỗi niềm yêu đầy vơi, Hà Nội trong em vẫn một tình yêu dai dẳng, vẫn nỗi nhớ muốn trở về mỗi khi lòng xác xơ…
  • Hà Nội của tôi
    “Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa/ Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh/ Hoa sữa thôi rơi ta bên nhau một chiều tan lớp/ Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về”.
  • Tôi đã gặp Hà Nội giữa lòng Tây Nguyên
    Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo xứ Nghệ. Tính theo chiều địa lý, quê tôi cách Hà Nội hơn hai trăm ki lô mét đường chim bay, nghĩa là Hà Nội với tôi và những người dân quê chất phác miền khu Bốn xưa, xa, xa lắm.
  • Hà Nội tình yêu của tôi
    Nhà văn Thạch Lam với trang văn nổi tiếng “Hà Nội ba sáu phố phường” đã miêu tả phố cổ Hà Nội với nét đẹp cổ kính, thâm trầm giữa lòng thủ đô hoa lệ. Hà Nội trong bài hát “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” là nỗi nhớ khôn nguôi “Hà Nội mùa này lòng bao nỗi nhớ. Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay…”. Còn trong ý thơ của Hoàng Minh Tuấn là niềm thương day dứt về mảnh đất thân yêu “Hà Nội ơi! Tôi nhớ mãi muôn đời!” Để thấy Hà Nội đẹp và đáng yêu đến nhường nào qua lăng kính nghệ sĩ!
  • Cổng làng một mảnh hồn quê gây thương nhớ
    Cổng làng, xưa kia có chức năng đảm bảo an ninh cho cộng đồng thì bây giờ chủ yếu nghiêng về khía cạnh bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của một thời đã qua. Giờ đây nó được ví von là một mảnh hồn quê gây thương nhớ.
  • Hà Nội kí ức gọi về
    “Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”, mỗi khi lời hát êm dịu, ngọt ngào của ca sĩ Hồng Nhung vang lên, trong lòng tôi lại miên man, dâng trào cảm xúc và nỗi nhớ về Hà Nội khôn nguôi, về một miền kí ức vời vợi, xa thẳm. Và, không chỉ riêng tôi mà bất cứ ai đặt chân lên mảnh đất yêu dấu này chắc chắn cũng có chung một dòng cảm nghĩ giống như tôi.
  • Thịt chuột ở Canh Nậu
    Tại nhiều vùng quê nước ta, thịt chuột thành đặc sản. Khi thu hoạch lúa xong, ruộng đồng khô ráo là bắt đầu mùa săn chuột. Lũ lượt nhóm người tay cuốc, tay thuổng, bao tải râm ran rủ nhau đi kiếm tìm hang hốc trên những cánh đồng mới gặt. Từ đây, nhiều làng săn chuột lừng danh đã ra đời.
  • Hà Nội bốn mùa yêu thương
    Hà Nội, trái tim thân yêu của cả nước, là linh hồn của dân tộc Việt từ ngàn xưa. Nơi có con sông Hồng chảy vào đất Việt. Nơi có bốn mùa đều ghi dấu tình yêu của em dành cho Hà Nội và anh, vĩnh viễn không đổi thay.
  • Phở Hà Nội ngày giãn cách
    Tôi không thể so sánh được với ông Nguyễn Tuân để có thể tản mạn những câu chuyện hay và đầy thi vị xung quanh bát phở ở Hà nội.
  • Thanh âm Hà Nội
    Đã từng có thời, thanh âm xung quanh tôi chưa nhiễu loạn thế này. Thời đó, là thời mà loa phường vẫn được phát thanh thường xuyên. Cột điện trước nhà tôi cắm một cái loa phường. Cột điện trước nhà bà nội tôi cũng có bắc loa phường.
  • Ngày xuân vãng cảnh đình So
    Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất xứ Đoài. Thời thơ ấu từng được vỡ lòng vỡ dạ ở các lớp học nhờ, học tạm trong những mái đình, mái chùa cổ kính. Thời ấy, vào những năm bảy mươi, tám mươi của thế kỷ trước, khi đó còn bao cấp, tôi còn nhớ đình, chùa quê tôi không chỉ dùng làm lớp học mà còn được trưng dụng làm nơi sản xuất của hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp.
  • Hà Nội và nỗi nhớ
    “Hà nội ơi, mong được bình an/ Hơn nửa đời tôi nợ người nhiều lắm/ Dẫu chẳng sinh ra nhưng là nơi tôi sống/ Và mỗi khi xa lại nhớ giống quê mình”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO