Đời sống văn hóa

Đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc trong ngày khai hội Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung

LyLy 19:38 19/05/2023

Sáng ngày 19-5 (tức ngày mùng 1 tháng 4 âm lịch), Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Hà Nội chính thức khai hội với nhiều hoạt động sôi nổi cùng màn rước nước, múa rồng, du truyền trên sông hoành tráng, mãn nhãn và ấn tượng. Lễ hội đã thu hút sự tham dự của hàng nghìn nhân dân trong và ngoài xã, đông đảo người con xã Tự Nhiên xa quê, cùng du khách thập phương khắp nơi tụ về.

z4358952480746_a395e9e8843d20ea468f5e0e3d162592.jpg
Đông đảo nhân dân tụ về sân đình háo hứng tham dự Lễ khai mạc chính hội

Lễ hội đã thu hút sự tham dự của hàng nghìn nhân dân trong và ngoài xã, đông đảo người con xa quê, cùng du khách thập phương khắp nơi tụ về. Ngay từ sáng sớm, trên mọi các nẻo đường, khắp thôn làng, ngõ xóm, nhân dân nô nức, háo hức hướng về Quần thể di tích thờ Chử Đồng Tử, công chúa Tiên Dung và Hồng Vân công chúa (đình Hạ - đình Thượng và khu Giá ngự), bãi tắm nàng tiên…

Sau chương trình khai mạc, đám rước cùng nhân dân tưng bừng rước Tam vị thánh tiên từ đình làng đến khu Giá ngự ra bãi tắm nàng tiên. Tại đây, đám rước lấy nước sông cọ kiệu, diễn lại tích huyền thoại tình yêu “Chử Đồng Tử gặp công chúa Tiên Dung” và du thuyền trên sông. Tiếp đến là màn rước đức thành Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân cùng các cùng các nghi thức của lễ hội về khu Giá ngự. Sau cùng là màn rước Tam vị thánh tiên cùng các nghi thức của lễ hội về đình.

z4359007407450_cfc17de191f7b51044287c8091a1c167.jpg
Màn rước kiệu đức Thánh Chử Đồng Tử từ khu Giá ngự ra bãi tắm nàng tiên

Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung là nét đẹp văn hóa truyền thống, sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân vùng ven sông Hồng nói chung, xã Tự Nhiên nói riêng và du khách thập phương. Việc tổ chức lễ khai hội ới nhiều hoạt động phong phú, đa dạng là dịp để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về mảnh đất, con người và những giá trị di sản văn hóa đặc sắc riêng của mảnh đất Thường Tín danh hương, khoa bảng, trăm nghề.

Trong không khí tưng bừng của Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung, truyền thống văn hóa tốt đẹp, tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư được nhân rộng và lan tỏa, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân, góp phần xây dựng huyện Thường Tín, vùng ven sông Hồng và xã Tự Nhiên ngày càng phát triển, phồn thịnh.

0.jpg
GS Sử học Lê Văn Lan tham dự và phát biểu khai mạc

Tham dự và phát biểu khai mạc Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung xã Tự Nhiên, GS Sử học Lê Văn Lan khẳng định lại một lần nữa, giá trị bất tử trong chữ “hiếu, nghĩa, phát triển, linh, kính” thông qua huyền tích tình yêu giữa đức Thánh Chử và công chúa Tiên Dung trong truyền thuyết diễn ra tại nơi đây. Vùng đất này là nơi hội tụ 3 chữ của tam tài, đó là: “Thiên – Địa – Nhân”. Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung ngày hôm nay chính là thể hiện tấm lòng hiếu, kính, lễ, nghĩa của nhân dân xã Tự Nhiên nói chung và vùng ven sông Hồng nói riêng đối với đức Thành Chử, Tiên Dung công chúa và các đấng tiên vương, tiên thánh, tiên hiền, anh kiệt… nơi này. Lễ hội thể hiện khát vọng phát triển của nhân dân vùng ven sông Hồng bao đời xưa và nay. .

“Chúng ta kế thừa chữ “hiếu”, “nghĩa”, “phát”,“linh” của đức Thánh Chử và Tiên Dung công chúa, của tất cả các vị tiên hiền, tiên thánh, anh linh, hào kiệt cùng nhằm để thực hiện nhiệm vụ thắng lợi nhiệm vụ của thời đại chúng ta và chính là gói gọn trong 4 chữ “Khát vọng phát triển” mà Đại hội XIII của Đảng cũng đã đề cập tới”, GS Sử học Lê Văn Lan nhấn mạnh.

z4359003823625_eeae07af250cf43c5392fd981bf5a02f.jpg
Màn múa rồng trong Lễ hội

Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung sẽ diễn ra đến hết ngày 20-5 (tức ngày mùng 2 tháng 4 âm lịch).

Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh đặc sắc trong Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung:

z4359002391974_c6a3b51d14591b8a71199f294c9a2cfa.jpg
z4358966361617_b6f47cf1ca4bfb81d119c4459bb8f1c7.jpg
z4358961981930_835128488aaceadd2fe3352aad16181b.jpg
z4359009632241_c1622f93c9d01994ba9ac6daf3b8cbc8.jpg
z4358969118133_691e64d1abcb32c4bbc5bab8ecd38ca2.jpg
z4359005786405_bac18b23436b25e4276d6b6ab7a2522b.jpg
z4359014006040_d310fd309fd7ee9dfdc86d8284cd6105.jpg
z4359014900345_40b41608b12c2a7650f1c7f6bebed538(1).jpg
z4359015778042_22e0fd2099aeb91e30365b287062c242.jpg
z4359018856397_f44c2c93859fb93f9ac8c9b81a285449.jpg
z4359026353811_fa88b270bd4f50f66c079bbf0a6c8f79.jpg
z4359044995820_c35376aa999d9f2b26a51e37ed7b225d.jpg
z4359023210523_8287f5ff0d9ec7d64779bbf20cc2c7af.jpg
Bài liên quan
  • Lễ hội truyền thống Hà Nội: trao truyền những giá trị bản sắc văn hoá của dân tộc
    Từ ngày 15-16/5, Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023 đã làm việc với các địa phương có tổ chức lễ hội truyền thống dịp này như: quận Tây Hồ với Lễ hội truyền thống đền Đồng Cổ (phường Bưởi), huyện Gia Lâm với Hội Gióng (xã Phù Đổng) và huyện Thường Tín với Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung (xã Tự Nhiên).
(0) Bình luận
  • Hơn 6 nghìn người diễu hành “Tôn vinh áo dài – di sản văn hóa Việt Nam”
    Hơn 6.000 người trong trang phục áo dài truyền thống và cách tân tập trung tại Quảng trường, TP. Nha Trang để cùng diễu hành “Tôn vinh áo dài – di sản văn hóa Việt Nam”...
  • Lễ hội kỷ niệm 595 năm Ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang
    Công lao của Anh hùng dân tộc Lê Lợi (Vua Lê Thái Tổ) gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh vào đầu thế kỷ 15. Dưới sự lãnh đạo tài tình của người Anh hùng dân tộc Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thắng lợi, hàng chục vạn quân xâm lăng đã phải tháo chạy về nước, chấm dứt 20 năm xâm lược trên đất nước ta.
  • “Ngày hội gia đình” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc
    Từ 1/6 - 30/6/2023, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức nhiều hoạt động với chủ đề “Ngày hội gia đình” hướng tới Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.
  • Giải thưởng Đào Tấn 2023 - Tôn vinh những tập thể, cá nhân bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống
    Năm nay, sau 4 năm ngưng hoạt động do dịch bệnh COVID-19, Giải thưởng Đào Tấn tái hoạt động nhằm vinh danh những cá nhân, đơn vị đã có nhiều cống hiến trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc
  • Nhìn lại một chặng đường
    Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 16/06/2008 của Bộ Chính trị (khoá X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới tính đến nay đã tròn 15 năm. Nhìn lại chặng đường 15 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội cũng là để nhìn lại những nỗ lực cố gắng của Ban chấp hành qua các kỳ Đại hội; sự cống hiến, tâm huyết và những sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô với trên 4000 hội viên đến từ 9 hội chuyên ngành. Người Hà Nội ghi lại những chia sẻ, đánh giá, cũng như trăn trở
  • “Ngôi nhà trí tuệ” thắp lửa văn hóa đọc miền quê ngoại thành Hà Nội
    Gần đây, hễ cứ tan trường hoặc cuối tuần, các em nhỏ ở xã Đồng Tiến (huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) lại rồng rắn đến với căn nhà cạnh đình làng Thành Vật… Hóa ra ngôi nhà đó có tên gọi “Ngôi nhà trí tuệ” – không gian văn hóa đọc và khuyến học “hiếm có khó tìm” ở ngoại ô Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội trong tôi
    Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn quê nghèo với dòng nước phù sa của con sông Nhuệ. Quanh năm chỉ có công việc đồng ruộng, cấy cày và trồng rau. Cuộc sống bán mặt cho đất, bán lưng cho trời cứ đeo bám những người nông dân quê tôi qua bao đời. Cuộc sống vất vả nên từ nhỏ tôi đã biết thế nào là cấy, là nhổ mạ, là tát nước... Nhưng đã để lại trong tôi bao kỷ niệm về một thời thơ ấu trên mảnh đất vùng ngoại ô Hà Nội.
  • Góp thêm những trang viết đậm tình yêu Hà Nội
    Phố Hàng Bột có lịch sử như thế nào; vì sao người Hà Nội, nhất là người từng sống ở đó lại nhớ thương nhiều đến thế? Cuốn sách “Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ” của tác giả Hồ Công Thiết chính là lời đáp cho những băn khoăn ấy. Ấn phẩm do Chibooks và NXB Lao động ấn hành năm 2023.
  • Khởi động cuộc thi Giọng hát trẻ "Thanh âm Hà Nội"
    Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình số 06 -Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 – 2025"; đồng thời hướng tới kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 , Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức cuộc thi Giọng hát trẻ “Thanh âm Hà Nội” – 2023.
  • Khai mạc Diễn đàn Báo chí-Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững 2023
    Chiều 5/6, Báo Kinh tế&Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí-Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững” năm 2023. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các Hội, Hiệp hội, các doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư…
  • Hà Nội thông báo tuyển dụng 608 chỉ tiêu giáo viên, nhân viên các trường học
    Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa thông báo về việc tuyển dụng 608 chỉ tiêu viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở năm 2023, trong đó có 536 chỉ tiêu viên chức giáo viên và 72 viên chức nhân viên.
Đừng bỏ lỡ
Đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc trong ngày khai hội Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO