Đình Khương Hạ

Phương Anh (t/h)| 14/01/2023 09:52

Đình Khương Hạ, có tên nôm là đình Gừng. Thôn Khương Hạ trước đây thuộc xã Khương Đình, huyện Thanh Trì, sau 1955 thuộc xã Tam Khương (tên nôm là ba làng Gừng), từ tháng 12 năm 1996 thuộc phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Theo lời truyền kể của dân làng, đình Khương Hạ được xây dựng từ khá sớm, bản sắc phong sớm nhất ở đình ghi niên đại Đức Long ngũ niên (1633) cho thấy đình ít nhất được xây từ thế kỷ XVII. Từ đó đến nay đình đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa.

Đình Khương Hạ thờ vị Thành hoàng làng là Lê Dương Vệ. Tương truyền, ông là một danh tướng thời Lê, có nhiều công lao. Khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, ông mang quân chống Mạc, phò Lê.

Đình có hướng đông nam, cổng xây 4 cột trụ vuông, trên hai cổng phụ có đôi nghê chầu. Sân đình rộng rãi, lát gạch đỏ. Từ cổng chính đi vào, có hai con voi phủ phục, được tạo tác bằng đá xanh, to gần bằng voi thật. Cửa đình đặt hai cây đèn đá, hai con nghê đá lớn, được làm từ đầu thế kỷ XX. . Hai bên là hai dãy tả hữu mạc, mỗi dãy 3 gian. Đại đình 5 gian lợp ngói ta, trên đắp hình lưỡng long chầu mặt trời. Bên trái đình là một sân rộng, lát gạch, có nhiều cây cổ thụ. Dọc bên sân là một hồ nước hình chữ nhật, kích thước khoảng 1000m2.

Đình Khương Hạ còn bảo tồn được nhiều di vật quý như sắc phong, bia đá, đồ thờ tự. Đình có vị trí và quang cảnh đẹp, được bảo quản tốt và tu bổ thường xuyên.

Đình (và chùa) Khương Hạ đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1993.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Đình Khuyến Lương
    Đình Khuyến Lương trước thuộc xã Trần Phú, huyện Thanh Trì, nay là phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Miếu Cốc, chùa Anh Linh
    Miếu Cốc, chùa Anh Linh nằm trên địa phận thôn Phú Mỹ, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Thời Nguyễn (đời vua Duy Tân 1907-1916) thôn Phú Mỹ đổi thành xã Phú Mỹ, huyện An Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Sau Cách mạng tháng Tám (1945) xã Phú Mỹ cùng với xã Ngọc Than lập thành xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Ngày nay, thuộc thành phố Hà Nội.
  • Cụm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phủ Chủ tịch, Nhà sàn, Lăng...)
    Cụm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phủ Chủ tịch, Nhà sàn, Lăng...) thuộc đường Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Cụm di tích đình Cốc
    Cụm di tích đình Quán Cốc bao gồm 3 di tích: đình Cốc Thượng ở thôn Cốc Thượng; đình Cốc Trung ở thôn Cốc Trung; đình Cốc Hạ ở thôn Cốc Hạ. Cụm di tích này gần như nằm sát kề nhau, thờ chung các vị Thành hoàng và xưa kia cùng chung tên là Kim Cốc, thuộc địa giới xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30km về phía tây nam.
  • Khu di tích thành Cổ Loa
    Khu di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, cách nội thành Hà Nội 18km.
  • Đình Áng Phao
    Đình toạ lạc tại thôn Áng Phao, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
  • Đền Bác Lãm
    Đền Bác Lãm (p. Phú Lương, q. Hà Đông) thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và danh tướng Phạm Ngũ Lão. Đền còn có tên là đền Vẽ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cuốn sách mà người yêu nhạc không thể bỏ lỡ
    Nhạc jazz đã có hành trình như thế nào ở Việt Nam? Ai là những người Việt chơi jazz ở Việt Nam? Có thật là họ chơi jazz hay không? Jazz Việt là gì? Và quan trọng hơn cả, ai là người khai sinh ra jazz Việt? Cuốn sách “Chơi jazz ở Việt Nam: Quyền Văn Minh và nhạc jazz Hà Nội” sẽ thỏa mãn bạn đọc những băn khoăn trên.
  • Đóng góp của văn nghệ sĩ nhìn từ “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
    “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (Đề cương), ngay từ khi ra đời đã cho thấy tầm nhìn và giá trị của nó đối với văn hóa Việt Nam nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng. Sự tác động, ảnh hưởng cũng như tính thời sự của Đề cương là một nghiên cứu đáng xem xét trong lịch sử đất nước, vừa mang tính chính trị vừa mang đậm giá trị văn hóa đất nước. Song, cũng từ đó để thấy rõ vai trò đóng góp của văn nghệ sĩ qua từng giai đoạn lịch sử đất nước.
  • "Phố Hàng Đàn"
    Phố Hàng Đàn thực chất là phố Hàng Quạt ngày nay.
  • Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam: Điểm tham quan miễn phí dịp cuối tuần
    Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam tái hiện toàn cảnh bức tranh thiên nhiên Việt Nam, sự sống của các loài động thực vật qua 3,6 tỷ năm. Đây không chỉ là điểm tham quan thú vị và hấp dẫn đối với các em nhỏ, các bậc phụ huynh trong những dịp cuối tuần mà còn là nơi cung cấp rất nhiều tư liệu quý giá.
  • Hà Nội dự kiến xây mới 48 dự án chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ
    Đó là thông tin tại Hội nghị giao ban trực tuyến với lãnh đạo quận, huyện, thị xã quý I/2023 do Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP. Hà Nội tổ chức ngày 31/3/2023.
  • Góc nhìn văn hóa - Số 20
    Kem Tràng Tiền là một thương hiệu rất riêng của Hà Nội. Nằm ở số 35 phố Tràng Tiền (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm), hơn nửa thế kỷ qua, cửa hàng kem tại đây đã trở thành điểm đến quen thuộc, một nét văn hóa của người dân Thủ đô và là món ăn yêu thích của nhiều khách du lịch khi đến với Hà Nội. Cùng NHN "thưởng thức" kem Tràng tiền trong Góc nhìn văn hóa số này.
  • Khu di tích thành Cổ Loa
    Khu di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, cách nội thành Hà Nội 18km.
  • Phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2023
    Tạp chí Heritage (Tổng công ty Hàng không Việt Nam) vừa chính thức phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2023.
  • “BON BON +84” - Số 06: Nhà tù Hoả Lò – Chiến tích hào hùng của dân tộc
    Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử với những cuộc chiến tranh lớn, nhỏ, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cùng với đó là rất nhiều những di tích lịch sử còn tồn tại cho đến ngày nay. Một trong số những chiến tích hào hùng của dân tộc đó là “Nhà tù Hỏa Lò”, nơi được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”.
  • Sắc xuân
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sắc xuân của tác giả Nguyễn Đăng Độ
Đình Khương Hạ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO