Độc đáo lễ hội truyền thống ''Tế khai sắc, Rước khai xuân'' tại đền Voi Phục

Phương Anh| 04/02/2023 14:01

Sáng 4/2, tại di tích quốc gia đặc biệt “Thăng Long Tứ Trấn” - đền Voi Phục, quận Ba Đình tổ chức khai mạc lễ hội “Tế khai sắc, Rước khai xuân” năm Quý Mão 2023. Dự lễ khai mạc có Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong.

voiphuc1.jpg
Các đại biểu tham dự khai mạc lễ hội.

Nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa, bày tỏ sự tri ân công ơn của Đức Thánh Linh Lang Đại Vương, giáo dục tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam; Lễ hội “Tế khai sắc, Rước khai xuân” năm Quý Mão 2023 tại di tích quốc gia đặc biệt “Thăng Long Tứ Trấn” - đền Voi Phục được tổ chức quy mô cấp quận, được công nhận là lễ hội truyền thống tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Lễ hội gồm các hoạt động như: dâng hương; rước chân nhang Đức Thánh, Đức Thân Mẫu; rước Ấn và Ấn lệnh; khai Ấn và ký Ấn lệnh rước khai xuân…

voiphuc6.jpg
Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến thực hiện nghi thức khai Ấn.

Được biết, nghi thức khai Ấn nhằm tưởng nhớ công đức của tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của vương triều Lý trong việc khai đô Thăng Long, trong việc phá Tống - bình Chiêm, mở rộng lãnh thổ Đại Việt về phương Nam, cầu cho Quốc thái - Dân an - Thái bình thịnh trị, ban phúc cho nhân dân, dạy cho bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức “Tích phúc vô cương”.

Lễ hội cũng rước kiệu qua các tuyến phố để nhân dân nghênh bái xa giá của Đức Thánh Linh Lang Đại Vương, Đức Thánh mẫu vi hành du xuân về thăm quê hương Thủ Lệ, cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, bình an, hạnh phúc.

voiphuc5.jpg
Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến phát biểu khai mạc lễ hội.

Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết niềm tự hào của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân quận Ba Đình khi năm 2023, lễ hội ''Tế khai sắc, Rước khai xuân'' đã được UBND thành phố công nhận là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội, ngay sau khi đền Voi Phục được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

“Phát huy thành công của sự kiện lễ đón nhận Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt, quận Ba Đình sẽ đưa lễ hội đền Voi Phục trở thành sự kiện văn hóa thường niên, là điểm nhấn về du lịch tâm linh trên địa bàn, sẽ để lại dấu ấn đậm nét đối với nhân dân Thủ đô, với du khách trong nước và quốc tế”, Chủ tịch UBND quận Ba Đình nhấn mạnh.

Trước anh linh tiên tổ, sự hy sinh anh dũng của các anh hùng, liệt sĩ, đồng chí Tạ Nam Chiến khẳng định, cán bộ, đảng viên, nhân dân quận Ba Đình quyết tâm hoàn thành xuất sắc 30 chỉ tiêu trong công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - an ninh, quốc phòng, 10 mục tiêu phấn đấu trên các lĩnh vực năm 2023 và những năm tiếp theo; luôn giữ vững sự đoàn kết thống nhất, duy trì sự ổn định, bình yên của quận, xứng đáng là trung tâm hành chính - chính trị của Thủ đô Hà Nội.

Đền Voi Phục - Thủ Lệ được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng vào năm Chương thánh Gia Khánh 1065. Đền thờ “Thượng Đẳng Phúc Thần” Đức Thánh Linh Lang Đại Vương (hoàng tử, con vua Lý Thánh Tông), vị anh hùng lịch sử, công danh hiển hách, dũng tướng chống giặc ngoại xâm và Vương Phi Hạo Nương. Đền Voi Phục hiện nay nằm tại phường Ngọc Khánh (quận Ba Đình).

Một số hình ảnh tại Lễ hội “Tế khai sắc, Rước khai xuân” năm Quý Mão 2023 tại di tích quốc gia đặc biệt “Thăng Long Tứ Trấn” - đền Voi Phục:

voiphuc4.jpg
Múa trống hội tại lễ hội.
voiphuc7.jpg
Rước kiệu Đức Thánh, Đức Thân mẫu vi hành du xuân về thăm quê hương.
voiphuc10.jpg
Đoàn rước kiệu rời đền Voi Phục.
Bài liên quan
  • ''Lễ hội Xuân hồng'' năm 2023
    Ngày 02/02, gần 80 câu lạc bộ, đội, nhóm hiến máu tình nguyện thuộc Hội cùng Viện Huyết học - Truyền máu trung ương và các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức “Lễ hội Xuân hồng” năm 2023.
(0) Bình luận
  • Lễ hội đền Lê ở xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất
    Định kỳ 3 năm, vào ngày 16,17,18 tháng 2 âm lịch, cán bộ và Nhân dân thôn Lại Thượng, xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất (Hà Nội) lại tưng bừng mở hội đền Lê để tưởng nhớ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm. Nét đẹp văn hóa được địa phương gìn giữ, phát huy từ nhiều năm nay.
  • Nhớ tàu điện Hà Nội một thời
    Với nhiều người Hà Nội, dù đang sống trong nước hay đã di cư đến muôn phương thì hình ảnh khó quên trong ký ức về một Hà Nội cổ kính là chiếc tàu điện leng keng, một phương tiện trong hơn 90 năm đằng đẵng đã kiên trì và vui vẻ đưa người Hà Nội đi khắp ba mươi sáu phố phường của đô thành nhộn nhịp.
  • Lễ kỷ niệm Ngày hóa Đức Thánh Linh Lang Đại Vương  tại đền Voi Phục
    Hằng năm, cứ đến ngày 10 tháng Hai âm lịch, quận Ba Đình (Hà Nội) lại tổ chức lễ kỷ niệm Ngày hóa Đức Thánh Linh Lang Đại Vương thượng đẳng phúc thần tại đền Voi Phục.
  • Nét đẹp văn hoá truyền thống ở lễ hội đình Yên Phụ
    Đình Yên Phụ nằm trên một bán đảo nhỏ nhô ra hồ Tây, thuộc địa phận làng Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Đình thờ Uy Đô Linh Lang, là vị hoàng tử, con trai của vua Trần Thánh Tông. Uy Đô Linh Lang là vị anh hùng của dân tộc, đã có công lao lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
  • Trang phục của người Hà Nội hơn 100 năm trước
    Hơn 100 năm trước, ở Hà Nội đàn bà cũng đội khăn như đàn ông, áo dài, quần rộng lùng thùng, thắt lưng tươi màu, hai đầu buông tới gối...
  • Về Thạch Thất xem hội vật truyền thống làng Khu Ba
    Hội vật làng Khu Ba (Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội) được coi là "cái nôi" của môn vật tại xứ Đoài thu hút nhiều "đô" tiếng tăm trong cả nước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội trong tôi là… - Số 9: “Người thủ lĩnh nhiệt huyết của Hội máu Hà Nội”
    Có một người đoàn viên thanh niên ngày đêm miệt mài, nhiệt huyết “giữ nhịp đập trái tim”, lan toả tình yêu thương với những bệnh nhân đang mòn mỏi chờ nguồn máu. Nhân dịp Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), Podcast HNTTL xin được giới thiệu khách mời đồng hành: Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội Trịnh Xuân Thuỷ - Thanh niên sống đẹp Thủ đô năm 2021.
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
  • Lễ hội Tri thức Nền tảng – Mở kho tàng thư
    Lễ hội Tri thức Nền tảng với chủ đề “Bức tranh xuất bản” do Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam tổ chức lần thứ nhất với sự tham gia của nhiều nhà xuất bản, các đơn vị phát hành sách cùng các hoạt động phong phú sẽ diễn ra từ ngày 24 – 31/3/2023 tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tranh dân gian Đông Hồ trên sân khấu ballet
    Vở ballet “Đông Hồ” sẽ được Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam công diễn phục vụ khán giả Thủ đô tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối  22 và 23/3/2023.
  • Xứ Đoài
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Xứ Đoài của tác giả Qúy Tháp
  • Nhà hát Tuổi trẻ kỷ niệm 45 năm thành lập
    Ngày 21/3, Nhà hát Tuổi trẻ thông báo chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm thành lập (1978-2023) với sự tham gia của các “thế hệ vàng”.
  • Trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long-Hà Nội
    Sáng 21/3, trong khuôn khổ Hội thảo Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, không gian trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội với nhiều sản phẩm đặc trưng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu.
  • Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc
    Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông mới đây đã ký ban hành Quyết định số 678/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc.
  • Vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy” được công chiếu miễn phí
    Chiều 25/3 tới, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam tổ chức công diễn miễn phí vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy".
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về”
    Tối 19/3, chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về” của các chiến sĩ bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội (3/1973-3/2023) diễn ra tại khu vực tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Độc đáo lễ hội truyền thống ''Tế khai sắc, Rước khai xuân'' tại đền Voi Phục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO