Độc đáo Lễ rước kiệu Thánh hồi đình Tường Phiêu

Phương Anh| 06/02/2023 11:02

Nằm trong Lễ hội truyền thống đình Tường Phiêu (còn gọi là đình Cả), xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Hà Nội, tối 4/2 (tức 14 tháng Giêng năm Quý Mão), Lễ rước kiệu Thánh hồi đình Tường Phiêu diễn ra với màn rước vô cùng độc đáo, thu hút hàng nghìn người dân tham gia.

hoi-dinh-tuong-phieu-12-.jpg
Các thanh niên tham gia rước kiệu chuẩn bị trang phục chỉnh tề trước giờ khai hội.

Tục rước kiệu đêm của làng Tường Phiêu xuất phát từ truyền thuyết về Thánh Tản: Trong một lần ngự giá vi hành tới miền Ngô Sơn, mải mê với việc dạy dân đánh cá và tìm cách trị thủy, Ngài và đoàn tùy tùng đã trở về núi vào ban đêm khá muộn. Khi lưu luyến tiễn Ngài và đoàn tùy tùng, dân làng đã dùng cây khô làm đuốc để soi đường và để chiêm ngưỡng đức Thánh được lâu hơn.

hoi-dinh-tuong-phieu-5-.jpg
Lễ rước kiệu Thánh hồi đình Tường Phiêu - một lễ hội đặc sắc của vùng đất xứ Đoài trong ngày xuân.

Để tưởng nhớ và lưu lại muôn đời cho con cháu về cảnh tiễn đưa hoành tráng và đầy lưu luyến của dân làng đối với đức Thánh khi về núi, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, dân làng Tường Phiêu đã tổ chức lễ hội rước Tam vị Thánh Tản và Thành Hoàng làng từ đình Cả lên đền Ngô Sơn (đền Ngo) để các ngài thăm lại chốn thờ tự xưa và đức Thánh thăm lại nơi đã tuần du và giúp dân làng đánh cá, trị thủy.

Những cây đình liệu và đuốc rồng thay thế bó đuốc năm xưa, được nhân dân chuẩn bị suốt cả năm để thắp sáng cả một vùng rộng lớn từ đền Ngo về đến đình Tường Phiêu. Phong tục rước kiệu Thánh về đêm được hình thành từ đó và duy trì cho đến ngày nay.

hoi-dinh-tuong-phieu-7-.jpg
Cây đuốc lớn (còn được gọi là đình liệu) được thắp sáng ở Lễ rước kiệu Thánh hồi đình Tường Phiêu.

Khoảng 19h30 ngày 14 tháng Giêng, dân làng bắt đầu đốt đuốc, đồng thời rước kiệu thánh từ đền Ngo về đình làng. Thánh đi đến đâu thì đuốc cháy đến đó như soi đường cho Thánh đi. Trời tối đen nhưng với 4 cây đuốc lớn, cả một vùng trời được soi sáng. Người dân trong làng thích thú khi thấy cây đuốc bùng cháy, thi thoảng lại phát ra những tiếng nổ như pháo.

Theo Chủ tịch UBND xã Tích Giang Nguyễn Đức Chung, để chuẩn bị cho lễ hội, xã và Ban Quản lý di tích đình làng Tường Phiêu đã họp xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên rất cụ thể. Ngoài dân làng Tường Phiêu, còn có thêm người dân thôn Trung Hậu (xã Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây) tham gia lễ hội. Thôn Trung Hậu trước đây cũng có nguồn gốc từ xã Tích Giang, sau này khi thay đổi địa giới hành chính đã chuyển về xã Trung Sơn Trầm.

hoi-dinh-tuong-phieu-9-.jpg
Giữa thân đuốc có nhiều cây tre bánh tẻ để khi cháy sẽ phát ra tiếng nổ, bung tàn như pháo hoa.

Lễ hội không chỉ là nét văn hóa độc đáo riêng có của cả vùng xứ Đoài, mà còn góp phần phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh…

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • "Phố Hàng Đàn"
    Phố Hàng Đàn thực chất là phố Hàng Quạt ngày nay.
  • Lễ hội đền Lê ở xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất
    Định kỳ 3 năm, vào ngày 16,17,18 tháng 2 âm lịch, cán bộ và Nhân dân thôn Lại Thượng, xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất (Hà Nội) lại tưng bừng mở hội đền Lê để tưởng nhớ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm. Nét đẹp văn hóa được địa phương gìn giữ, phát huy từ nhiều năm nay.
  • Nhớ tàu điện Hà Nội một thời
    Với nhiều người Hà Nội, dù đang sống trong nước hay đã di cư đến muôn phương thì hình ảnh khó quên trong ký ức về một Hà Nội cổ kính là chiếc tàu điện leng keng, một phương tiện trong hơn 90 năm đằng đẵng đã kiên trì và vui vẻ đưa người Hà Nội đi khắp ba mươi sáu phố phường của đô thành nhộn nhịp.
  • Lễ kỷ niệm Ngày hóa Đức Thánh Linh Lang Đại Vương  tại đền Voi Phục
    Hằng năm, cứ đến ngày 10 tháng Hai âm lịch, quận Ba Đình (Hà Nội) lại tổ chức lễ kỷ niệm Ngày hóa Đức Thánh Linh Lang Đại Vương thượng đẳng phúc thần tại đền Voi Phục.
  • Nét đẹp văn hoá truyền thống ở lễ hội đình Yên Phụ
    Đình Yên Phụ nằm trên một bán đảo nhỏ nhô ra hồ Tây, thuộc địa phận làng Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Đình thờ Uy Đô Linh Lang, là vị hoàng tử, con trai của vua Trần Thánh Tông. Uy Đô Linh Lang là vị anh hùng của dân tộc, đã có công lao lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
  • Trang phục của người Hà Nội hơn 100 năm trước
    Hơn 100 năm trước, ở Hà Nội đàn bà cũng đội khăn như đàn ông, áo dài, quần rộng lùng thùng, thắt lưng tươi màu, hai đầu buông tới gối...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cuốn sách mà người yêu nhạc không thể bỏ lỡ
    Nhạc jazz đã có hành trình như thế nào ở Việt Nam? Ai là những người Việt chơi jazz ở Việt Nam? Có thật là họ chơi jazz hay không? Jazz Việt là gì? Và quan trọng hơn cả, ai là người khai sinh ra jazz Việt? Cuốn sách “Chơi jazz ở Việt Nam: Quyền Văn Minh và nhạc jazz Hà Nội” sẽ thỏa mãn bạn đọc những băn khoăn trên.
  • Đóng góp của văn nghệ sĩ nhìn từ “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
    “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (Đề cương), ngay từ khi ra đời đã cho thấy tầm nhìn và giá trị của nó đối với văn hóa Việt Nam nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng. Sự tác động, ảnh hưởng cũng như tính thời sự của Đề cương là một nghiên cứu đáng xem xét trong lịch sử đất nước, vừa mang tính chính trị vừa mang đậm giá trị văn hóa đất nước. Song, cũng từ đó để thấy rõ vai trò đóng góp của văn nghệ sĩ qua từng giai đoạn lịch sử đất nước.
  • "Phố Hàng Đàn"
    Phố Hàng Đàn thực chất là phố Hàng Quạt ngày nay.
  • Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam: Điểm tham quan miễn phí dịp cuối tuần
    Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam tái hiện toàn cảnh bức tranh thiên nhiên Việt Nam, sự sống của các loài động thực vật qua 3,6 tỷ năm. Đây không chỉ là điểm tham quan thú vị và hấp dẫn đối với các em nhỏ, các bậc phụ huynh trong những dịp cuối tuần mà còn là nơi cung cấp rất nhiều tư liệu quý giá.
  • Hà Nội dự kiến xây mới 48 dự án chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ
    Đó là thông tin tại Hội nghị giao ban trực tuyến với lãnh đạo quận, huyện, thị xã quý I/2023 do Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP. Hà Nội tổ chức ngày 31/3/2023.
  • Góc nhìn văn hóa - Số 20
    Kem Tràng Tiền là một thương hiệu rất riêng của Hà Nội. Nằm ở số 35 phố Tràng Tiền (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm), hơn nửa thế kỷ qua, cửa hàng kem tại đây đã trở thành điểm đến quen thuộc, một nét văn hóa của người dân Thủ đô và là món ăn yêu thích của nhiều khách du lịch khi đến với Hà Nội. Cùng NHN "thưởng thức" kem Tràng tiền trong Góc nhìn văn hóa số này.
  • Khu di tích thành Cổ Loa
    Khu di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, cách nội thành Hà Nội 18km.
  • Phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2023
    Tạp chí Heritage (Tổng công ty Hàng không Việt Nam) vừa chính thức phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2023.
  • “BON BON +84” - Số 06: Nhà tù Hoả Lò – Chiến tích hào hùng của dân tộc
    Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử với những cuộc chiến tranh lớn, nhỏ, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cùng với đó là rất nhiều những di tích lịch sử còn tồn tại cho đến ngày nay. Một trong số những chiến tích hào hùng của dân tộc đó là “Nhà tù Hỏa Lò”, nơi được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”.
  • Sắc xuân
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sắc xuân của tác giả Nguyễn Đăng Độ
Độc đáo Lễ rước kiệu Thánh hồi đình Tường Phiêu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO