“Em muốn trở thành anh bộ đội cụ Hồ”

Sơn Dương| 05/02/2023 14:11

Đó là câu nói của Nguyễn Đình Huy, thôn Hạ, xã Liên Trung, huyện Đan Phượng chia sẻ với chúng tôi trong buổi UBND Huyện tổ chức cho thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và tham quan Nhà truyền thống huyện ngày 3/2.

z4083729809717_3fe178fb1585a4c2aa6a6a691f8e9f21.jpg
UBND huyện Đan Phượng tặng Giấy khen cho thanh niên gương mẫu, viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Ảnh: QPTĐ.

Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Nguyễn Huy Dũng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS Huyện chia sẻ: “Huy thuộc diện gia đình rất khó khăn, bố mẹ đều mất sớm, mấy anh chị em hiện đang sống và nương cậy vào chú thím nên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) Huyện có ý định tạo điều kiện cho Huy tạm hoãn NVQS năm 2023 nhưng em vẫn quyết tâm viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ, viết tiếp truyền thống quê hương Đan Phượng kiên cường”.

Theo đó, Huy sinh ra trong gia đình có 3 chị em, bố mẹ đều làm nghề nông, năm 2014, do bị ong đốt nên mẹ Huy mất sớm. Tưởng còn người bố là chỗ dựa cho các con thì thật éo le, chỉ hai năm sau-năm 2016, bố Huy lại qua đời do bệnh nặng, còn lại 3 chị em được chú thím út thương yêu, nuôi nấng. Điều đáng nói, gia đình chú út cũng không phải diện khá giả, gia đình có 2 con, chú làm nghề hàn, thím làm may, thu nhập mỗi tháng khoảng 20 triệu nhưng vẫn chắt bóp nuôi con và cháu ăn học.

z4083729805335_ff32ef82060938510683fabc954056e3.jpg
Các tân binh tham quan nhà Truyền thống huyện Đan Phượng. Ảnh: QPTĐ.

Khi chúng tôi hỏi, điều gì khiến Huy quyết tâm lên đường nhập ngũ như vậy, Huy chia sẻ: Từ nhỏ em rất thích hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. Trong chiến đấu, những người lính không quản hy sinh xương máu để đổi lại độc lập tự do cho Tổ quốc, còn khi hòa bình lập lại, những anh bộ đội cụ Hồ lại luôn đi đầu trong bão dông, trong dịch bệnh để bảo vệ sự bình yên cho nhân dân. Những người lính ấy họ còn rất trẻ nhưng đều có hoài bão, muốn đóng góp một phần cho công cuộc giành lại hòa bình, xây dựng quê hương, đất nước. Và em cũng mong muốn mình được như vậy; muốn khoác lên mình màu xanh áo lính. Qua tìm hiểu em được biết, quân đội là môi trường kỷ luật, ở đó những người chiến sĩ phải tuân thủ 11 chế độ trong ngày, giờ nào việc đó. Do đó em mong muốn, qua 2 năm quân ngũ, mình không chỉ được rèn luyện về sức khỏe, về kỷ luật, sự kiên trì mà còn nâng cao kiến thức toàn diện, có thể làm chủ được cuộc sống của mình.

Ngập ngừng đôi chút, Huy bộ bạch: “Còn một điều nữa là lên đường nhập ngũ, em cũng có được một khoản tiền nhất định, sau này xuất ngũ, em sẽ dùng nó tiết kiệm xây nhà cho mấy chị em; ngoài ra khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, quân nhân còn được tư vấn, giới thiệu việc làm...”.

z4083729805800_2782ea3b84e804a57fa78ac214e48a61.jpg
Thanh niên chuẩn bị nhập ngũ dâng hương tại Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ huyện Đan Phượng. Ảnh: QPTĐ.

Đồng chí Nguyễn Đức Hưng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Liên Trung, anh cho chúng tôi biết: Mặc dù bố mẹ mất sớm nhưng Huy là một thanh niên tốt, không đua đòi vào các tệ nạn xấu của xã hội, trái lại gần đây Huy còn theo được nghề phụ của địa phương (nghề mộc) và cũng đã dần có được thu nhập đáng kể; phụ giúp gia đình. Huy lên đường nhập ngũ đợt này, ngoài quyết tâm của bản thân thì Thôn, Cụm, đặc biệt là cô Hiệu trưởng cũ của Huy rất ủng hộ, động viên em nhập ngũ. Đặc biệt, khi Huy lên đường, cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ luôn là hậu phương vững chắc, thay em quan tâm, chăm lo gia đình, nhất là em trai khi Huy vắng nhà.

z4083729816053_4088c1daff2491457d2cae15a1a45bc3.jpg
Nguyễn Đình Huy (thứ tư từ bên phải sang) cùng các thanh niên huyện Đan Phượng lên đường nhập ngũ.

Chia tay chàng trai có dáng hình nhỏ - đứng lọt thỏm giữa những thanh niên cùng trang lứa, chúng tôi thực sự tự hào bởi trong gian khó, trong nhiều chông gai của cuộc sống nhưng những người con đất Việt, điển hình là Huy vẫn vươn lên như cây xương rồng, không chỉ là công dân tốt mà còn muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình viết lên trang sử hào hùng, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, có thể sánh vai cũng các cường quốc năm châu như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong muốn. Và chúng tôi thực sự biết ơn họ -những anh bộ đội cụ Hồ.

Bài liên quan
  • Chuyện vượt khó, làm giàu của thanh niên miền núi Ba Vì
    Thông qua chương trình “Thanh niên sáng tạo làm kinh tế giỏi” do Thành đoàn Hà Nội phát động, đã có nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Ba Vì vượt khó, làm giàu trên chính quê hương mình. Đặc biệt, nhiều tấm gương sáng là thanh niên dân tộc Mường, Dao ở 7 xã vùng núi của huyện Ba Vì. Họ, với những mô hình kinh tế hiệu quả đã giúp tạo việc làm ổn định cho gia đình và cộng đồng, có thu nhập cao, góp phần hạn chế, ngăn chặn phát sinh tệ nạn xã hội.
(0) Bình luận
  • Hà Nội: Trao giải cuộc thi “Duyên dáng áo dài Phụ nữ Mê Linh qua ảnh”
    Sáng 7/3, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mê Linh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và trao giải cuộc thi “Duyên dáng áo dài Phụ nữ Mê Linh qua ảnh” năm 2023.
  • Thanh xuân tươi đẹp dành cho Hà Nội
    “Quãng thanh xuân tươi đẹp nhất, lúc có thể cống hiến được nhiều nhất, rực rỡ nhất của tôi gắn liền với Hà Nội. Vậy nên, tôi yêu Hà Nội biết bao nhiêu, khó có ngôn từ nào diễn tả hết…”. Khi chia sẻ về tình yêu với Hà Nội, NSƯT Linh Huệ đã bày tỏ như thế trong niềm hạnh phúc cùng lòng biết ơn...
  • Ngắm lại nhan sắc "cực phẩm" của những mỹ nhân Hà thành xưa
    Nhan sắc mỹ nhân Hà thành xưa nay thường có vẻ đẹp giản dị, thanh lịch mà quý phái. Hãy cùng Người Hà Nội nhìn lại hình ảnh của những giai nhân Hà thành đầu thế kỉ XX khiến bao người say đắm nhé!
  • Chuyện cô Tư Hồng - nữ nhân một thời lừng lẫy đất Hà thành
    Cuối thế kỉ XIX, ở làng Thành Thị, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, một ông phó lí có cô con gái xinh đẹp, tiếng lành đồn xa. Nhà vốn có nghề nấu rượu, nên ngày nào cô Trần Thị Lan cũng mang rượu đi bán ở các chợ xa gần khắp vùng quê.
  • Tà áo dài Hà Nội
    Nghĩ về Hà Nội xưa là hình ảnh của 36 phố phường cổ kính, là những người phụ nữ Hà thành trong tà áo dài kín đáo, thướt tha, lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, chuẩn mực. Trong họ là sự hài hòa, từ nếp sống tới trang phục cho đến những bước đi dáng đứng.
  • Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Thần vua nước Việt quê Đường Lâm
    Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, quê ở thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Ngài được Nhân dân tôn thờ là thần – Thần vua, bởi khi sống Ngài là một vị vua, một chủ tướng uy dũng, nhân hậu; chết đi Ngài vẫn luôn hiển linh phò trợ nhân dân, đất nước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cuốn sách mà người yêu nhạc không thể bỏ lỡ
    Nhạc jazz đã có hành trình như thế nào ở Việt Nam? Ai là những người Việt chơi jazz ở Việt Nam? Có thật là họ chơi jazz hay không? Jazz Việt là gì? Và quan trọng hơn cả, ai là người khai sinh ra jazz Việt? Cuốn sách “Chơi jazz ở Việt Nam: Quyền Văn Minh và nhạc jazz Hà Nội” sẽ thỏa mãn bạn đọc những băn khoăn trên.
  • Đóng góp của văn nghệ sĩ nhìn từ “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
    “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (Đề cương), ngay từ khi ra đời đã cho thấy tầm nhìn và giá trị của nó đối với văn hóa Việt Nam nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng. Sự tác động, ảnh hưởng cũng như tính thời sự của Đề cương là một nghiên cứu đáng xem xét trong lịch sử đất nước, vừa mang tính chính trị vừa mang đậm giá trị văn hóa đất nước. Song, cũng từ đó để thấy rõ vai trò đóng góp của văn nghệ sĩ qua từng giai đoạn lịch sử đất nước.
  • "Phố Hàng Đàn"
    Phố Hàng Đàn thực chất là phố Hàng Quạt ngày nay.
  • Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam: Điểm tham quan miễn phí dịp cuối tuần
    Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam tái hiện toàn cảnh bức tranh thiên nhiên Việt Nam, sự sống của các loài động thực vật qua 3,6 tỷ năm. Đây không chỉ là điểm tham quan thú vị và hấp dẫn đối với các em nhỏ, các bậc phụ huynh trong những dịp cuối tuần mà còn là nơi cung cấp rất nhiều tư liệu quý giá.
  • Hà Nội dự kiến xây mới 48 dự án chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ
    Đó là thông tin tại Hội nghị giao ban trực tuyến với lãnh đạo quận, huyện, thị xã quý I/2023 do Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP. Hà Nội tổ chức ngày 31/3/2023.
  • Góc nhìn văn hóa - Số 20
    Kem Tràng Tiền là một thương hiệu rất riêng của Hà Nội. Nằm ở số 35 phố Tràng Tiền (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm), hơn nửa thế kỷ qua, cửa hàng kem tại đây đã trở thành điểm đến quen thuộc, một nét văn hóa của người dân Thủ đô và là món ăn yêu thích của nhiều khách du lịch khi đến với Hà Nội. Cùng NHN "thưởng thức" kem Tràng tiền trong Góc nhìn văn hóa số này.
  • Khu di tích thành Cổ Loa
    Khu di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, cách nội thành Hà Nội 18km.
  • Phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2023
    Tạp chí Heritage (Tổng công ty Hàng không Việt Nam) vừa chính thức phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2023.
  • “BON BON +84” - Số 06: Nhà tù Hoả Lò – Chiến tích hào hùng của dân tộc
    Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử với những cuộc chiến tranh lớn, nhỏ, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cùng với đó là rất nhiều những di tích lịch sử còn tồn tại cho đến ngày nay. Một trong số những chiến tích hào hùng của dân tộc đó là “Nhà tù Hỏa Lò”, nơi được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”.
  • Sắc xuân
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sắc xuân của tác giả Nguyễn Đăng Độ
“Em muốn trở thành anh bộ đội cụ Hồ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO