Chuyển động Hà Nội

Gặp mặt 552 chiến sĩ cách mạng nhân kỷ niệm 50 năm “chiến thắng trở về”

KT 16:35 22/03/2023

Sáng 22/3, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố (TP) Hà Nội tổ chức gặp mặt kỷ niệm “50 năm chiến thắng trở về” của các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày tại trại giam tù binh cộng sản Phú Quốc, hiện đang sinh sống trên địa bàn TP Hà Nội.

2d2a8962-jpg.jpg
Chương trình văn nghệ tại buổi gặp mặt.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại trại giam Phú Quốc đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

Tham dự gặp mặt kỷ niệm có đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường trực Thường vụ Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, Trưởng Ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày TP Hà Nội cùng 552 trên tổng số 864 đại biểu chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày hiện đang sinh sống trên địa bàn TP.

Tham dự gặp mặt kỷ niệm có các đồng chí: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường trực Thường vụ Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội; Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, Trưởng Ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày TP Hà Nội cùng 552 trên tổng số 864 đại biểu chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày hiện đang sinh sống trên địa bàn Thành phố.

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội còn 864 chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày tại trại giam Phú Quốc đang sinh sống. Trở về với đời thường, mặc dù còn nhiều khó khăn, song các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày đã tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương, nhất là hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng, các hoạt động xã hội từ thiện, đúng như lời cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã căn dặn: “Sống trong tù kiên trung bất khuất. Sống ngoài đời tình nghĩa, thủy chung”.

Cụ thể, Ban Liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội đã phối hợp xuất bản 5 tập sách “Kiên trung bất khuất”, ủng hộ hàng trăm triệu đồng tặng Nhân dân vùng lũ lụt… Các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày thành phố còn tích cực tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, trong đó có 46 đồng chí tham gia công tác đảng, 68 bác tham gia công tác chính quyền, 108 bác tham gia công tác đoàn thể…

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nêu rõ, 50 năm đã trôi qua, sau khi hiệp định Pari được ký kết, ngày trở về từ “địa ngục trần gian” của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày tại trại giam, nhà tù đế quốc đã trở thành sự kiện quan trọng không thể phai mờ trong ký ức của hàng nghìn chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, giam cầm.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng bày tỏ khâm phục trước tinh thần đấu tranh kiên trung, bất khuất trước kẻ thù của các chiến sĩ cách mạng. Nhiều năm qua, TP Hà Nội luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt chính sách đối với người có công với cách mạng.

Thành phố đã tích cực vận động toàn dân, các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng”. Thực hiện tốt chế độ trợ cấp hàng tháng cho người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày kết hợp với nhiều hoạt động thiết thực.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến khẳng định, TP. Hà Nội luôn trân trọng quá khứ hào hùng, tinh thần bất khuất trước quân thù và những đóng góp to lớn của các bác các đồng chí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội đã và đang kế thừa, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, vượt qua mọi khó khăn thách thức, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Thành phố đã tích cực vận động toàn dân, các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng”; Thực hiện tốt chế độ trợ cấp hàng tháng cho người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày kết hợp với nhiều hoạt động thiết thực như: Tổ chức điều dưỡng luân phiên hai năm/lần; Cấp vé xe buýt miễn phí cho thương binh, bệnh binh, người có công, tổ chức tham quan di tích lịch sử cách mạng, thăm lại chiến trường xưa…

“Trong mỗi bước phát triển đi lên của Thủ đô, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã luôn nhận được và mong tiếp tục nhận được sự cổ vũ, động viên, ủng hộ quý báu của các bác, các đồng chí, những chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày đã hiến dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc“, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nhấn mạnh.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 14: Giải mã ngôn ngữ gen Z: Sáng tạo hay lệch chuẩn?
    Thời gian gần đây cùng với mức độ phủ sóng của gen Z trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, không khó để bắt gặp một loại ngôn ngữ đặc trưng riêng của thế hệ này.  Hà Nội với với vị thế là Thủ đô của cả nước; sự giao lưu và tiếp biến các trào lưu văn hoá diễn ra liên tục, ngôn ngữ gen Z cũng không nằm ngoài các trào lưu đó. Vì vậy, trong thời gian qua, việc định hình văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử cho thế hệ thanh thiếu niên luôn được các cấp chính quyền và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
  • Nguyễn Tư Giản - Một tình yêu Hà Nội
    Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890) vốn tên là Văn Phú, tự Tuân Thúc, bút hiệu Thạch Nông, Vân Lộc là người làng Du Nội (xưa thuộc phủ Từ Sơn, nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Ông là cháu nội của Nguyễn Án – một bậc danh nho, dòng dõi họ Nguyễn làng Vân Điềm nổi tiếng có nhiều ông Nghè, ông Cống bậc nhất ở xứ Đông Ngàn xưa; đồng tác giả cuốn “Thương tang ngẫu lục” viết về lịch sử, danh thắng, phong tục của đất Thăng Long – Hà Nội cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn (viết chung với Phạm Đình Hổ).
  • Sự đằm thắm trong thơ Nguyễn Thị Hồng
    Sinh năm 1948 với hơn 50 năm sáng tác, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng vừa ra mắt bạn đọc tập sách mới nhất là “Thơ tuyển Nguyễn Thị Hồng” vào đầu năm 2023. Trước đó, các tập thơ của chị đã được xuất bản như “Em ra đi”, “Gọi thu”, “Biển đêm”, “Những bông hoa thiên sứ”, “Cuộc bàn giao vĩnh cửu - hồn khèn”. Khi cầm cuốn sách trên tay, tôi đã có dự cảm không sai về một không khí thơ đằm thắm, trong lành ở hơn trăm bài thơ với gần 50 năm sáng tác.
  • Khám phá vẻ đẹp đỉnh núi Phượng Hoàng
    Mới đây, đỉnh núi Phượng Hoàng (Uông Bí) trở thành "cơn sốt" trên khắp các trang mạng xã hội. Nơi đây được biết đến với vẻ đẹp hoang sơ, phiêu lãng, đẹp tựa truyền thuyết.
  • Song Hye Kyo và Cha Eun Woo hội ngộ
    Sáng 8/6 (giờ Việt Nam) những hình ảnh đầu tiên của Song Hye Kyo tại sự kiện của thương hiệu Chaumet đã được "nhá hàng".
Đừng bỏ lỡ
Gặp mặt 552 chiến sĩ cách mạng nhân kỷ niệm 50 năm “chiến thắng trở về”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO