Hà Nội - Bình Định: Liên kết phát triển du lịch trong giai đoạn bình thường mới

Mạnh Hà| 20/12/2021 09:08

Chiều 19/12, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Sở Du lịch Bình Định tổ chức hội nghị liên kết phát triển kết nối du lịch Hà Nội - Bình Định trong giai đoạn bình thường mới.

Hà Nội - Bình Định: Liên kết phát triển du lịch trong giai đoạn bình thường mới

Quangcảnh Hội nghị Liên kết phát triển du lịch giữa tỉnh Bình Định và Thành phố Hà Nội trong giai đoạn bình thường mới.

Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Du lịch Bình Định Trần Văn Thanh nêu rõ: hoạt động này có tác dụng hỗ trợ, tạo điều kiện cho Bình Định học tập và trao đổi kinh nghiệm, mở rộng thị trường khách du lịch nội địa. Ông Trần Văn Thanh cũng mong muốn 2 địa phương sẽ tăng cường liên kết để phát triển du lịch trong thời gian tới bởi Bình Định có nhiều tiềm năng, lợi thế về không gian văn hóa, môi trường sinh thái cùng hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú để phát triển du lịch.  

Nhằm thích ứng với du lịch trong giai đoạn dịch bệnh, Bình Định đã công bố chương trình kích cầu du lịch năm 2021 với chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động. Qua đó, địa phương xác định mục tiêu trong ngắn hạn sẽ tiếp tục đẩy mạnh khai thác, thu hút thị trường khách du lịch nội địa, nhất là khu vực Tây Nguyên, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, đơn vị làm trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tích cực hưởng ứng, tham gia giảm giá tạo thành gói kích cầu chung, để góp phần khôi phục nhanh ngành du lịch tỉnh nhà sau dịch bệnh Covid-19, tất cả trên tinh thần “giảm giá nhưng không giảm chất lượng”.

“Dự kiến đến cuối năm 2022, Bình Định phấn đấu đón lượng du khách đạt 70%, cuối năm 2023 đạt 100% so với năm 2019 (trong điều kiện không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và thiên tai)” - ông Trần Văn Thanh cho biết thêm.

Tại hội nghị, giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang chia sẻ: Mặc dù gặp nhiều khó khăn và bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 suốt 2 năm qua, nhưng các doanh nghiệp du lịch đã có nhiều cách làm hay và sáng tạo. Trong bối cảnh bình thường mới, ngành du lịch thủ đô đã tham mưu với UBND TP. Hà Nội ban hành kế hoạch phục hồi ngành du lịch thủ đô.

Để thu hút, trao đổi khách 2 chiều Hà Nội - Bình Định đòi hỏi trong thời gian tới ngành du lịch 2 tỉnh thành đẩy mạnh hợp tác tháo gỡ rào cản, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp lữ hành liên kết xây dựng tour du lịch, trong đó đề cao sản phẩm mang tính an toàn để “phá băng” cho ngành du lịch, giúp du khách vượt qua tâm lý e dè, tạo tâm lý an toàn để du khách yên tâm đi du lịch.

“Để thực hiện được những hoạt động này, bên cạnh sự cố gắng của du lịch Hà Nội còn đòi hỏi tỉnh Bình Định thường xuyên cập nhật thông tin về các điểm đến an toàn trên địa bàn, tổ chức đoàn famtrip để khảo sát, trong đó tập trung vào những vùng an toàn với các tiêu chí được bảo đảm như: Du khách an toàn, doanh nghiệp an toàn, lộ trình an toàn, điểm đến an toàn. Đồng thời, cả 2 sở đẩy mạnh quảng bá, truyền thông” - bà Đặng Hương Giang kiến nghị.

Đồng tình với kiến nghị này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu khẳng định Hà Nội và Bình Định là 2 điểm đến lớn, có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, du lịch sinh thái đa dạng, phong phú và còn nhiều dư địa để khai thác. Việc 2 địa phương bắt tay nhau liên kết hợp tác để phát triển du lịch trong bối cảnh bình thường mới là cơ hội để phục hồi ngành du lịch, Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, triển khai mối liên kết đòi hỏi 2 địa phương cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thay đổi của du khách.

Cũng tại hội nghị, hai bên cùng cập nhật, công khai danh sách các điểm đến du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn an toàn phục vụ khách du lịch tại 2 địa phương, thông tin rộng rãi tới doanh nghiệp và khách du lịch.

Hà Nội - Bình Định: Liên kết phát triển du lịch trong giai đoạn bình thường mới

Doanh nghiệp du lịch Hà Nội – Bình Định ký liên kết hợp tác cùng khai thác thị trường du lịch (ngày 19/12/2021)

Hai bên cũng đề xuất thống nhất phối hợp tổ chức các đoàn khảo sát du lịch để xây dựng chương trình du lịch kết nối, phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng chia sẻ kỹ năng kiến thức về phát triển du lịch. Bên cạnh đó ngành du lịch Hà Nội và Bình Đình cũng thống nhất các hoạt động quảng bá xúc tiến liên kết chung giữa ngành du lịch địa phương trong thời gian tới.

Nhằm thu hút và trao đổi khách giữa 2 địa phương, các doanh nghiệp đã nhất trí tổ chức chương trình ưu đãi, giảm giá dịch vụ du lịch lên tới 20%. Cũng tại hội nghị, Hiệp hội Du lịch Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Bình Định và Hiệp hội Lữ hành Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển.

(0) Bình luận
  • Đình Bá Dương
    Từ trung tâm thành phố Hà Nội xuôi theo Quốc lộ 32 tới thị trấn Phùng rẽ phải theo đê sông Hồng khoảng 7km, sau đó rẽ phải khoảng 400m là tới đình Bá Dương.
  • Đình Bác Lãm
    Đình Bác Lãm trước kia gọi là đình Quan Thôn, thuộc xã Bác Lãm, tổng Thắng Lãm, huyện Thanh Oai.
  • Đình, chùa Đông Trù
    Nằm bên bờ sông Đuống đầy truyền tích, cụm di tích đình - chùa Đông Trù như một bức tranh quê nằm ven sông huyền thoại. Đình và chùa Đông Trù thuộc thôn Đông Trù, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
  • Đền Bà Chúa
    Đền Bà Chúa thuộc thôn Viên, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
  • Sông Cà Lồ
    Sông Cà Lồ trước kia là một nhánh của sông Hồng, tách ra từ xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Sau do phù sa bồi lấp cửa sông nên ngọn nguồn của sông Cà Lồ ngày nay là xã Vạn Yên, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, cách bờ sông Hồng tới vài ba kilômét.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
  • Lễ hội Tri thức Nền tảng – Mở kho tàng thư
    Lễ hội Tri thức Nền tảng với chủ đề “Bức tranh xuất bản” do Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam tổ chức lần thứ nhất với sự tham gia của nhiều nhà xuất bản, các đơn vị phát hành sách cùng các hoạt động phong phú sẽ diễn ra từ ngày 24 – 31/3/2023 tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tranh dân gian Đông Hồ trên sân khấu ballet
    Vở ballet “Đông Hồ” sẽ được Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam công diễn phục vụ khán giả Thủ đô tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối  22 và 23/3/2023.
  • Xứ Đoài
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Xứ Đoài của tác giả Qúy Tháp
  • Nhà hát Tuổi trẻ kỷ niệm 45 năm thành lập
    Ngày 21/3, Nhà hát Tuổi trẻ thông báo chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm thành lập (1978-2023) với sự tham gia của các “thế hệ vàng”.
  • Trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long-Hà Nội
    Sáng 21/3, trong khuôn khổ Hội thảo Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, không gian trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội với nhiều sản phẩm đặc trưng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu.
  • Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc
    Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông mới đây đã ký ban hành Quyết định số 678/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc.
  • Vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy” được công chiếu miễn phí
    Chiều 25/3 tới, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam tổ chức công diễn miễn phí vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy".
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về”
    Tối 19/3, chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về” của các chiến sĩ bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội (3/1973-3/2023) diễn ra tại khu vực tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Bí mật của đóa hồng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bí mật của đóa hồng của tác giả Hữu Vi
Hà Nội - Bình Định: Liên kết phát triển du lịch trong giai đoạn bình thường mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO