Giáo dục

Hà Nội khảo sát học sinh lớp 12 toàn thành phố

Phương Anh 11:17 21/03/2023

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quyết định tổ chức khảo sát học sinh lớp 12 toàn thành phố trong hai ngày 7 và 8/4, nhằm giúp học sinh tập dượt, đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2022-2023.

Được biết, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ ra đề kiểm tra theo nội dung quy định, bám sát cấu trúc đề thi minh họa năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phạm vi kiến thức kiểm tra theo sát chương trình giáo dục phổ thông. Các bài kiểm tra được rọc phách, chấm tập trung theo đơn vị cụm.

Theo đó, học sinh lớp 12 các trường trung học phổ thông sẽ làm 4 bài kiểm tra, trong đó có 3 bài bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và một bài tự chọn khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn vật lý, hóa học, sinh học) hoặc khoa học xã hội (tổ hợp các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân).

Học sinh lớp 12 học chương trình giáo dục thường xuyên làm 3 bài kiểm tra, trong đó có 2 bài bắt buộc là toán, ngữ văn và một bài tự chọn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội.

Học sinh sẽ làm bài kiểm tra theo hình thức tự luận với môn ngữ văn, các bài còn lại theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Với các ngoại ngữ gồm tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Hàn, tiếng Đức, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế, chủ động giao nhiệm vụ ra đề kiểm tra cho giáo viên bộ môn tiến hành kiểm tra, khảo sát bảo đảm khách quan, phù hợp với nội dung hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 14: Giải mã ngôn ngữ gen Z: Sáng tạo hay lệch chuẩn?
    Thời gian gần đây cùng với mức độ phủ sóng của gen Z trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, không khó để bắt gặp một loại ngôn ngữ đặc trưng riêng của thế hệ này.  Hà Nội với với vị thế là Thủ đô của cả nước; sự giao lưu và tiếp biến các trào lưu văn hoá diễn ra liên tục, ngôn ngữ gen Z cũng không nằm ngoài các trào lưu đó. Vì vậy, trong thời gian qua, việc định hình văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử cho thế hệ thanh thiếu niên luôn được các cấp chính quyền và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
  • Nguyễn Tư Giản - Một tình yêu Hà Nội
    Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890) vốn tên là Văn Phú, tự Tuân Thúc, bút hiệu Thạch Nông, Vân Lộc là người làng Du Nội (xưa thuộc phủ Từ Sơn, nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Ông là cháu nội của Nguyễn Án – một bậc danh nho, dòng dõi họ Nguyễn làng Vân Điềm nổi tiếng có nhiều ông Nghè, ông Cống bậc nhất ở xứ Đông Ngàn xưa; đồng tác giả cuốn “Thương tang ngẫu lục” viết về lịch sử, danh thắng, phong tục của đất Thăng Long – Hà Nội cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn (viết chung với Phạm Đình Hổ).
  • Sự đằm thắm trong thơ Nguyễn Thị Hồng
    Sinh năm 1948 với hơn 50 năm sáng tác, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng vừa ra mắt bạn đọc tập sách mới nhất là “Thơ tuyển Nguyễn Thị Hồng” vào đầu năm 2023. Trước đó, các tập thơ của chị đã được xuất bản như “Em ra đi”, “Gọi thu”, “Biển đêm”, “Những bông hoa thiên sứ”, “Cuộc bàn giao vĩnh cửu - hồn khèn”. Khi cầm cuốn sách trên tay, tôi đã có dự cảm không sai về một không khí thơ đằm thắm, trong lành ở hơn trăm bài thơ với gần 50 năm sáng tác.
  • Song Hye Kyo và Cha Eun Woo hội ngộ
    Sáng 8/6 (giờ Việt Nam) những hình ảnh đầu tiên của Song Hye Kyo tại sự kiện của thương hiệu Chaumet đã được "nhá hàng".
  • Áp dụng các giải pháp để thực hiện tiết kiệm điện
    Đến ngày 3/6/2023 hầu hết các hồ nước miền Bắc đã về mức nước chết, trong đó có các hồ lớn bao gồm: Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Bản Chát, Hủa Na, Thác Bà. Riêng thuỷ điện Lai Châu, Sơn La đã phải chạy máy tối thiểu ở dưới mực nước chết tiềm ẩn nhiều rủi ro trong vận hành và an toàn cho hệ thống điện quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội khảo sát học sinh lớp 12 toàn thành phố
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO