Hà Nội miền nhớ

Vũ Thị Thanh Hoà| 12/12/2022 17:06

Đôi khi, lòng chợt nhớ Hà Nội đến cồn cào. Vài năm mới có cơ hội lên thăm Hà Nội được một lần. Mỗi khi bạn bè tôi nơi ấy có dịp hội ngộ đều nhắc đến tên tôi. Để rồi ngó lên “facebook” thể nào cũng có đứa đăng vài tấm hình khoe và “tag” tôi vào bằng được. Hà Nội tuy xa xôi mà sao thấy thật gần gụi và thân thuộc. Như thể những năm tháng sinh viên tươi đẹp thuở nào chỉ ngỡ như vừa mới hôm qua.

Hà Nội để lại ấn tượng trong tôi không chỉ bởi những kiến trúc hiện đại mang tầm quốc tế mà còn bởi nó sở hữu một vẻ đẹp rất riêng, rất Hà Nội. Đó chính là sự đan xen giữa những nét cổ kính, mộc mạc, thâm trầm, lãng mạn và hào hoa xen lẫn nét trẻ trung, tươi mới, hiện đại của một Hà Nội đã hơn nghìn năm tuổi.

Tôi còn nhớ như in lần đầu đặt chân lên Hà Nội, tôi ngơ ngác giữa thành phố náo nhiệt, năng động, tràn đầy sức sống, người xe cuồn cuộn, hối hả. Ấy là những năm tháng sinh viên xa nhà lên thành phố trọ học. Nhớ những buổi sáng tinh mơ tôi cùng Huyền, cô bạn thân cùng lớp tản bộ quanh bờ Hồ để nghe gió gọi về hương của cỏ hoa và thanh khiết những giọt sương đêm còn đọng lại trên những tán lá. Với tôi, Hà Nội đi sâu vào nỗi nhớ chính là những phút giây được ngắm cảnh mặt trời lên trong màn khói sương lãng đãng lúc bình minh ở Hồ Gươm hay khi hoàng hôn buông xuống, bên Hồ Tây, ngồi tựa lan can để được nghe tiếng sóng vỗ lao xao, tiếng thì thầm của gió, lời tỏ tình của bao đôi lứa sánh bước bên nhau vào những chiều cuối tuần.

Hà Nội gợi lên trong lòng mỗi sinh viên chúng tôi là niềm cảm xúc thiêng liêng với những suy tư hoài niệm. Bên cạnh những tòa nhà cao tầng tráng lệ, lẩn khuất trong những con ngõ nhỏ là những ngôi chùa tĩnh mịch với nét cổ kính, trầm tư. Bước chân vào nơi đây có cảm giác như lạc vào thế giới khác lạ, bỏ lại ngoài kia là những ồn ào, náo nhiệt và bụi bặm của phố xá ngày thường. Vẫn còn thấp thoáng đó đây là những ngôi nhà mái ngói lô xô với những mảng tường rêu phong nằm núp dưới những tán bàng cổ thụ. Xa Hà Nội, tôi vẫn thường ngắm lại những bức ảnh lưu giữ những kỷ niệm đẹp cùng đám bạn trong những lần rong ruổi đạp xe lang thang dạo quanh khắp phố phường. Tôi bồi hồi tìm về chốn xưa qua những bức tranh phố cổ Hà Nội và mơ màng cùng những câu ca mượt mà, say đắm: “Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu…”.

Hà Nội trong tôi còn là những con ngõ nhỏ, phố nhỏ cùng tiếng rao đêm quen thuộc vọng về. Không biết từ bao giờ tiếng rao đêm đã ăn sâu vào tiềm thức. Sau những giờ phút ngồi bên cửa sổ, cùng ngọn đèn miệt mài ôn bài, dãy phòng trọ chúng tôi lại ngong ngóng tiếng rao ấy. Mừng rỡ, xôn xao như thể ngóng mẹ đi chợ về cho quà. Từ những gánh hàng rong nhọc nhằn của biết bao mảnh đời lam lũ đã mang đến cho cánh sinh viên chúng tôi những món ăn bình dị, dân dã, đậm đà chất quê. Vẫn còn vấn vương hoài hương vị mát lành của tào phớ, vị ngọt bùi của hương cốm mùa thu, vị thơm giòn, nóng hổi của ngô nướng, vị cay ngon lan tỏa dần cùng hơi ấm từ món ốc luộc cho tôi có cảm giác vừa gần gũi và rất đỗi thân quen nơi chốn quê nhà dù đang ở giữa một thành phố lớn.

Quả đúng như mọi người vẫn thường nói về Hà Nội- thành phố của cây xanh và của những mùa hoa trên phố. Đôi khi trong giấc mơ của mình tôi vẫn thường lạc vào những mùa hoa ấy. Rợp hai bên đường phố Nguyễn Du là những cây hoa sữa tỏa hương thơm nồng nàn, dịu ngọt, thứ hương hoa gợi nỗi nhớ khắc khoải đợi chờ. Những dãy bằng lăng ràn rạt trên phố Đại Cồ Việt buông những chùm hoa bồng bềnh sắc tím miên man. Đi trên phố Trần Hưng Đạo, chợt sững sờ và thích thú bởi bắt gặp một màu trắng muốt, màu của hoa sưa- loài hoa trổ sắc vào mùa xuân, cánh hoa nhỏ, mỏng manh khiến cho lòng người dấy lên bao cảm xúc. Dệt lên trên nền trời xanh thẳm là sắc vàng rực rỡ của những bông điệp vàng trên đường Xuân Thủy, đường Cát Linh. Sấu, xà cừ- những loài cây cổ thụ mà có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi trên đường phố Hà Nội. Dù nắng hè có oi bức, ngột ngạt đến đâu nhưng bất chợt lòng bỗng dịu lại khi ngang qua những con đường rợp bóng cây ấy. Lúc mệt lòng chỉ muốn ngước nhìn lên những vòm cây xanh lá chỉ để kiếm tìm cho mình chút diệu vợi, bình yên.

Đêm Hà Nội, những cơn gió đuổi nhau dọc theo những con phố dài. Từ trên tầng cao nhìn xuống lòng thành phố, đèn như sao sa. Hương đêm Hà Nội thật dịu dàng và tinh khiết. Nghe chút gì bâng khuâng khi gió đưa hương hoa ngọc lan nhà ai lan tỏa trong không gian ngọt ngào, quyến rũ. Dưới bóng cây ngọc lan, nơi gặp gỡ của mối tình đầu…

Nhớ Hà Nội, tôi thường lang thang vào trang cá nhân của nhiếp ảnh gia Giang Trịnh để tìm thấy sự an trú nội tâm với những khoảnh khắc đẹp đến nao lòng. Không chỉ là những phong cảnh, góc phố, hàng cây mà còn là những nét đẹp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Hà Nội. Những bức ảnh đời thường dung dị mà ấm áp. Những bức ảnh của anh đã nuôi dưỡng cảm hứng bền bỉ trong tôi tình yêu với Hà Nội. Nhịp sống, tinh thần của người Hà Nội không khác xưa là mấy. Chỉ có diện mạo mang nhiều nét đổi thay bởi quá trình đô thị hóa nhanh. Nhiều góc phố, con đường với hàng cây năm xưa không còn nữa. Thay vào đó là những tuyến đường sắt, bê tông, những tòa nhà cao chọc trời với kiến trúc hiện đại và tiện nghi. Đó là một phần quy luật tất yếu.

Mỗi người có cảm nhận và có tình yêu Hà Nội theo cách riêng của mình. Với riêng tôi, cho dù Hà Nội có luôn tấp nập và ồn ào với những dòng xe cộ đông đúc hay vào giờ cao điểm lại phải chịu cảnh tắc đường. Mùa mưa những con ngõ nhỏ phải oằn mình cõng nước, người người phải xách dép, xắn quần lội ngang gối thì Hà Nội vẫn luôn trong trái tim tôi, trái tim của người đã trót nặng lòng với mảnh đất thân yêu này.

Tôi mong về Hà Nội. Để nghe gió sông Hồng thổi. Để thương áo len cài vội. Một chiều Đông rét mướt…”

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Vũ Thị Thanh Hoà. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Bia hơi vỉa hè
    Bắc là người con của Thủ đô, nhưng sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi khi có dịp ra Hà Nội công tác, Bắc lại gọi điện thoại rủ tôi đi uống bia hơi vỉa hè. Có lần, tôi mời Bắc vào một quán sang trọng chuyên bán bia tươi của ngoại, vốn đang là trào lưu thưởng thức bia cao cấp hiện nay, nhưng Bắc không đồng ý.
(0) Bình luận
  • Xanh nước mặt hồ soi bóng Thủ đô
    Hà Nội là một trong số ít thành phố trên thế giới có nhiều hồ nước tự nhiên. Mặt nước hồ như tấm gương trong veo soi bóng Thủ đô ngàn năm văn hiến. Hồ nước không chỉ là những lá phổi xanh điều hòa không khí, là bản sắc riêng có của đô thị mà còn là những thắng cảnh tuyệt đẹp, thiên nhiên ưu ái tặng cho vùng đất “địa linh nhân kiệt”.
  • Hà Nội trong tôi
    Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn quê nghèo với dòng nước phù sa của con sông Nhuệ. Quanh năm chỉ có công việc đồng ruộng, cấy cày và trồng rau. Cuộc sống bán mặt cho đất, bán lưng cho trời cứ đeo bám những người nông dân quê tôi qua bao đời. Cuộc sống vất vả nên từ nhỏ tôi đã biết thế nào là cấy, là nhổ mạ, là tát nước... Nhưng đã để lại trong tôi bao kỷ niệm về một thời thơ ấu trên mảnh đất vùng ngoại ô Hà Nội.
  • Nét đẹp người Hà Nội
    Khi Hà Tây còn chưa sáp nhập vào Hà Nội, tuy chỉ là công dân “cửa ngõ Thủ đô”* nhưng từ những ngày ấy, tôi đã rất ngưỡng mộ nét đẹp của người Hà Nội, qua hai câu chuyện nhỏ sau đây.
  • Hà Nội, Phú Quang và tôi...
    Tôi nhớ như in buổi sáng u ám ấy, buổi sáng nghe tin Phú Quang mất. Lòng tôi nặng trĩu. Nhạc Phú Quang đã cùng tôi đi suốt thanh xuân. Tôi thần tượng ông, như bao bạn bè cùng trang lứa.
  • Hà Nội ngày trở gió
    Hà Nội những ngày trở gió như mang đến chút hanh hao không phải của nắng, cũng không phải của gió, mà là của lòng người, của những vụng dại thuở mới yêu.
  • Mùa đông Hà Nội và tôi
    Ở Hà Nội, tôi có hàng ngàn, hàng vạn những kỷ niệm mà có lẽ, dành cả đời người để đào huyệt chôn cũng không xuể. Hôm nay, Hà Nội trời mưa rả rích, nghe rất rõ những thanh âm của xe cộ chạy ngoài đường. Từ ban công nhìn xuống con ngõ hẻm, phố đã lên đèn, những chậu cây xanh nhuộm màu ánh sáng vàng quạch, tiếng vữa tróc loang lổ trên những mảng tường thời gian phai nhạt.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 14: Giải mã ngôn ngữ gen Z: Sáng tạo hay lệch chuẩn?
    Thời gian gần đây cùng với mức độ phủ sóng của gen Z trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, không khó để bắt gặp một loại ngôn ngữ đặc trưng riêng của thế hệ này.  Hà Nội với với vị thế là Thủ đô của cả nước; sự giao lưu và tiếp biến các trào lưu văn hoá diễn ra liên tục, ngôn ngữ gen Z cũng không nằm ngoài các trào lưu đó. Vì vậy, trong thời gian qua, việc định hình văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử cho thế hệ thanh thiếu niên luôn được các cấp chính quyền và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
  • Nguyễn Tư Giản - Một tình yêu Hà Nội
    Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890) vốn tên là Văn Phú, tự Tuân Thúc, bút hiệu Thạch Nông, Vân Lộc là người làng Du Nội (xưa thuộc phủ Từ Sơn, nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Ông là cháu nội của Nguyễn Án – một bậc danh nho, dòng dõi họ Nguyễn làng Vân Điềm nổi tiếng có nhiều ông Nghè, ông Cống bậc nhất ở xứ Đông Ngàn xưa; đồng tác giả cuốn “Thương tang ngẫu lục” viết về lịch sử, danh thắng, phong tục của đất Thăng Long – Hà Nội cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn (viết chung với Phạm Đình Hổ).
  • Sự đằm thắm trong thơ Nguyễn Thị Hồng
    Sinh năm 1948 với hơn 50 năm sáng tác, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng vừa ra mắt bạn đọc tập sách mới nhất là “Thơ tuyển Nguyễn Thị Hồng” vào đầu năm 2023. Trước đó, các tập thơ của chị đã được xuất bản như “Em ra đi”, “Gọi thu”, “Biển đêm”, “Những bông hoa thiên sứ”, “Cuộc bàn giao vĩnh cửu - hồn khèn”. Khi cầm cuốn sách trên tay, tôi đã có dự cảm không sai về một không khí thơ đằm thắm, trong lành ở hơn trăm bài thơ với gần 50 năm sáng tác.
  • Khám phá vẻ đẹp đỉnh núi Phượng Hoàng
    Mới đây, đỉnh núi Phượng Hoàng (Uông Bí) trở thành "cơn sốt" trên khắp các trang mạng xã hội. Nơi đây được biết đến với vẻ đẹp hoang sơ, phiêu lãng, đẹp tựa truyền thuyết.
  • Song Hye Kyo và Cha Eun Woo hội ngộ
    Sáng 8/6 (giờ Việt Nam) những hình ảnh đầu tiên của Song Hye Kyo tại sự kiện của thương hiệu Chaumet đã được "nhá hàng".
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội miền nhớ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO