Hà Nội: Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội đầu xuân năm 2019.

Nguyễn Hường| 01/02/2019 23:37

Tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vừa qua, ông Khổng Minh Tuấn - PGĐ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội cho biết, trong năm 2018 và những ngày đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội ổn định, trong tầm kiểm kiểm soát, không có ca bệnh tử vong.

Hà Nội: Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội đầu xuân năm 2019.
Ông Khổng Minh Tuấn - PGĐ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP thông tin tại buổi giao ban báo chí

Trong năm 2018, tình hình dịch bệnh ghi nhận 4.480 trường hợp sốt xuất huyết (giảm 88,1% so với năm 2017); 2.145 trường hợp tay chân miệng, 571 trường hợp sởi, 83 trường hợp ho gà, 13 trường hợp liên cầu lợn, 10 trường hợp viêm não Nhật Bản, 5 trường hợp não mô cầu, 3 trường hợp dại.

Từ đầu năm 2019 đến nay, có 71 trường hợp sốt xuất huyết, 40 trường hợp tay chân miệng, 32 trường hợp sởi, 8 trường hợp ho gà.

Một số loại dịch nguy hiểm và mới nổi như cúm A (H7N9), cúm A (H5N6), Ebola, MERs-CoV… vẫn ghi nhận rải rác tại một số nước trên thế giới, tuy nhiên cho tới nay Hà Nội chưa ghi nhận các loại dịch bệnh xâm hại này.

Ông Khổng Minh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội khẳng định: “Hiện tại, các dịch bệnh trên địa bàn TP.Hà Nội đều có số mắc giảm so với cùng kỳ, các ca bệnh chỉ xuất hiện rải rác và đã được xử lý kịp thời, không có ổ dịch lớn và không có ca bệnh tử vong”. Cụ thể:

Bệnh sốt xuất huyết giảm mạnh do từ tuyến thành phố đến tuyến quận huyện thị xã và các xã phường thị trấn chủ động tích cực triển khai các biện pháp phòng bệnh chủ động từ sớm.

Bệnh sởi có thời điểm có dấu hiệu gia tăng, tuy nhiên nhờ triển khai quyết liệt các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt UBND thành phố đã quyết định cấp kinh phí và cho triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi – Rubella cho trẻ từ 1 – 5 tuổi trên toàn thành phố nên tình hình bệnh sởi đang được khống chế trong tầm kiểm soát, không ghi nhận có ổ dịch lớn và tập trung. 

Trước diễn biến của thời tiết hiện nay (mùa đông xuân) các bệnh về đường hô hấp: ho gà, cúm,…phát triển. Do đó, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần tích cực vệ sinh môi trường khử khuẩn, nâng cao sức đề kháng cơ thể, đi tiêm chủng đầy đủ.

Để chủ động trong công tác phòng chống dịch trong dịp Tết, ông Khổng Minh Tuấn cho biết: Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội đã triển khai hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO. Các cơ sở khám chữa bệnh đã thực hiện công tác phân luồng, phân loại bệnh nhân tại khoa khám bệnh; tổ chức khu vực cách ly, cấp cứu điều trị khi có bệnh nhân mắc dịch bệnh và đảm bảo đầy đủ cơ số cấp cứu điều trị trong trường hợp dịch bệnh bùng phát trên địa bàn. Bổ sung, trang bị đầy đủ trang thiết bị phòng hộ, trang thiết bị y tế, hóa chất,… sẵn sàng triển khai bao vây, khoanh vùng, xử lý ổ dịch.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 14: Giải mã ngôn ngữ gen Z: Sáng tạo hay lệch chuẩn?
    Thời gian gần đây cùng với mức độ phủ sóng của gen Z trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, không khó để bắt gặp một loại ngôn ngữ đặc trưng riêng của thế hệ này.  Hà Nội với với vị thế là Thủ đô của cả nước; sự giao lưu và tiếp biến các trào lưu văn hoá diễn ra liên tục, ngôn ngữ gen Z cũng không nằm ngoài các trào lưu đó. Vì vậy, trong thời gian qua, việc định hình văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử cho thế hệ thanh thiếu niên luôn được các cấp chính quyền và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
  • Nguyễn Tư Giản - Một tình yêu Hà Nội
    Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890) vốn tên là Văn Phú, tự Tuân Thúc, bút hiệu Thạch Nông, Vân Lộc là người làng Du Nội (xưa thuộc phủ Từ Sơn, nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Ông là cháu nội của Nguyễn Án – một bậc danh nho, dòng dõi họ Nguyễn làng Vân Điềm nổi tiếng có nhiều ông Nghè, ông Cống bậc nhất ở xứ Đông Ngàn xưa; đồng tác giả cuốn “Thương tang ngẫu lục” viết về lịch sử, danh thắng, phong tục của đất Thăng Long – Hà Nội cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn (viết chung với Phạm Đình Hổ).
  • Sự đằm thắm trong thơ Nguyễn Thị Hồng
    Sinh năm 1948 với hơn 50 năm sáng tác, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng vừa ra mắt bạn đọc tập sách mới nhất là “Thơ tuyển Nguyễn Thị Hồng” vào đầu năm 2023. Trước đó, các tập thơ của chị đã được xuất bản như “Em ra đi”, “Gọi thu”, “Biển đêm”, “Những bông hoa thiên sứ”, “Cuộc bàn giao vĩnh cửu - hồn khèn”. Khi cầm cuốn sách trên tay, tôi đã có dự cảm không sai về một không khí thơ đằm thắm, trong lành ở hơn trăm bài thơ với gần 50 năm sáng tác.
  • Khám phá vẻ đẹp đỉnh núi Phượng Hoàng
    Mới đây, đỉnh núi Phượng Hoàng (Uông Bí) trở thành "cơn sốt" trên khắp các trang mạng xã hội. Nơi đây được biết đến với vẻ đẹp hoang sơ, phiêu lãng, đẹp tựa truyền thuyết.
  • Song Hye Kyo và Cha Eun Woo hội ngộ
    Sáng 8/6 (giờ Việt Nam) những hình ảnh đầu tiên của Song Hye Kyo tại sự kiện của thương hiệu Chaumet đã được "nhá hàng".
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội đầu xuân năm 2019.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO