Hà Nội và những người bạn

Đặng Thùy Tiên| 20/12/2022 14:58

Sau thời gian học ở Hà Nội tôi về quê, và sau đó vì công việc nên cũng nhiều lần trở lại Hà Nội. Mỗi lần đến với Hà Nội tôi cũng đều có cảm giác quen thuộc, một thứ tình cảm lưu luyến như thương nhớ một quê hương thứ hai, nơi mình đã từng có tháng ngày gắn bó và có những kỉ niệm vui buồn...

103067756_977391452690810_8347901661278423900_o(1).jpg
Ảnh minh hoạ

Nhớ khi trường tôi tổ chức học quân sự ở Xuân Hòa, tôi và các bạn được xe của trường chở tới một khu nhà hai tầng cũ, rêu phong phủ kín. Trước phong cảnh "hữu tình", nhiều bạn nữ không ghìm được mà ôm nhau khóc nức nở. Tôi và K, bạn nữ ở cùng phòng trọ với tôi, học cùng lớp và cũng được phân về chung một tiểu đội được phân công gác đêm. Sáng sớm, hết ca trực, tôi và K xin phép ra ngoài đi bộ thể dục ba mươi phút. Hai đứa tôi đi bộ một đoạn vào thị trấn, giữa lúc trời chớm đông, khá rét. K rủ tôi cùng ăn kem, hai đứa hai cây kem phả ra hơi buốt giá hòa cùng sương sớm, hai đứa ăn ngon lành trước ánh mắt đầy ngạc nhiên và khó hiểu của người đi đường.

Cũng trong đợt tập quân sự, trong lúc tôi và K đi chờ để tắm nước nóng ở nhà dân, tôi làm quen với một anh tên Q, học khoa Kế Toán, cùng quê Nghệ An với K. Anh Q nhỏ người, hiền lành và nói chuyện rất thân thiện. Hai anh em hay nói chuyện và trở nên thân thiết, tôi coi anh Q như một người anh trai. Tới khi học hết năm thứ ba, hai anh em rủ nhau đi làm thêm. Tôi gặp nhiều chuyện vui buồn trong quá trình làm bồi bàn và lúc nào cũng được anh Q khuyên nhủ, động viên.

K là một người bạn khá dị và thân thiết của tôi, ẩn sâu trong người bạn ấy là một cô gái dễ thương và mít ướt, lại hát rất hay. K thích mặc quần áo thể thao của con trai, thích đá bóng, năng nổ trong sinh hoạt đoàn trường. Tôi và K giống nhau vì cùng là sinh viên nghèo. Nhớ ngày còn trọ ở gần khu nhà thờ Phùng Khoang, hai đứa nấu cơm, nấu rau, xào thịt ở cùng một... nồi cơm điện. Có buổi đi học về muộn, gom tất cả tiền của hai đứa còn một đồng mười nghìn là to nhất, tôi đạp xe chở K đi ra quán ăn cạnh nhà thờ mua mười nghìn được dăm miếng thịt lợn kho tàu thái nhỏ, tôi dặn với K nhớ xin họ cho nhiều nước để về chan cơm ăn.

Đêm đến, chuột rủ nhau khiêu vũ ở tấm xốp lót dưới mái ngói xi măng, từng hạt xốp rơi xuống như tuyết lẫn lộn cả bụi, đất cát và các thứ khác mà chúng tha về làm tổ. K được một người bạn tận trong miền Nam gửi tặng một chú gấu bông màu vàng. K yêu quý thú nhồi bông lắm, đi ngủ cũng ôm theo ngủ cùng, tôi hiểu đó là tình cảm mà K dành cho người tặng quà bạn. Một đêm trời vào đông, khá lạnh, chiếc chăn hoa đỏ tôi mang theo từ nhà bình thường khá rộng mà hôm ấy đắp cứ bị hụt. Tôi bị lạnh cộng thêm mùi nước đái chuột khai mù, thi thoảng chúng lại chạy rầm rập khiến tôi ngủ không ngon giấc, cứ lơ mơ thế nào ấy, phát cáu. Sáng dậy thì tôi phát hiện ra K để chú gấu bông bằng nửa người tôi ở giữa, tôi lắc đầu ngán ngẩm mà trách, còn K thì cười như nắc nẻ. Dạo ấy, đúng vào mùa su su, đi chợ chỉ có su su là rẻ nhất, tiền ăn hai đứa gần hết, với trách nhiệm của một người "anh nuôi", tôi mua su su ăn gần một tuần liền hết xào lại luộc. K sợ hãi tuyên bố chia tay "vĩnh viễn" với món su su thần thánh.

Trước lúc về ở cùng K, tôi có trọ ở trong làng tạo nhựa Trung Văn cùng hai bạn học cùng khóa với tôi. Buổi nào đi học thì thôi, cứ về tới nhà trọ là mùi đốt nhựa khét đặc bao quanh làng không thể thở nổi. Ở xóm trọ bên làng Trung Văn được hai tuần thì tôi mắc bệnh sốt xuất huyết, cả người nổi ban đỏ, sốt trên bốn mươi độ. Tôi gọi điện cho mẹ, chỉ khóc vì nhớ nhà vì tủi thân. Bạn cùng phòng tôi sốt sắng nhờ anh tên Bắc làm cơ khí, trọ ở phòng dưới đưa tôi đi khám ở bệnh viện Xây dựng. Tiền mẹ tôi cho tháng này trong túi tôi vừa hết, trong lúc khó khăn, mỗi người trong xóm cho tôi vay một ít, anh con trai chủ nhà trọ biết chuyện cho tôi tiền để đi truyền nước. Những tình cảm tốt đẹp của mọi người tôi vẫn mãi ghi nhớ trong lòng.

Trời Hà Nội sớm nay vào thu trời heo may, đi giữa lòng phố còn đang im lìm ngái ngủ, dòng người đi lại thưa thớt. Tôi đi lướt qua một hàng xôi xéo thơm nức, người bán người mua đều vội vã. Một tiếng "cốm ơ..." thấy sao mà thân thương, cầm gói cốm xanh non bọc trong lá sen ngan ngát hương Hà Nội tôi lại nao nao nhớ về những người bạn thân thiết khi xưa...

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Đặng Thùy Tiên. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Hà Nội không của riêng ai
    Nhiều năm sống trong không khí ấm áp của phố thị, tôi chợt nhận ra rằng Hà Nội là một thành phố được dành riêng cho hòa bình. Tôi không hề có ý nói quá lên, chỉ muốn nói rằng Hà Nội có một vị trí trang trọng trong trái tim cả nước.
(0) Bình luận
  • Hà Nội và những người bạn
    Tôi từng công tác ở Hà Nội gần 20 năm về trước. Hồi ấy, tôi là một anh lính đi nghĩa vụ quân sự, cũng có cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ nên đơn vị tạo điều kiện cho ôn thi. Tôi thi trường học viện chính trị, thiếu nửa điểm, thủ trưởng động viên tôi ở lại sang năm thi tiếp. Tôi đã đắn đo rất nhiều nhưng cuối cùng quyết định ra quân.
  • Cột cờ Hà Nội
    Cơ quan tôi, trụ sở làm việc tại 28A đường Điện Biên Phủ. Ngay chân Cột cờ Hà Nội. Một địa danh, một biểu tượng vinh quang, niềm tự hào của người Hà Nội. Hàng ngày, mỗi buổi sáng sớm, từ nhà đến nơi làm việc, tôi đi qua đường Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên phủ…
  • Lang thang với vỉa hè Hà Nội
    Thỉnh thoảng khi bâng quơ một mình trên con đường đất ở ngoại thành tôi lại nghêu ngao câu hát: “… Hà Nội mùa này chiều không buông nắng/ Phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô/ Quán cóc liêu xiêu một câu thơ…” như một cách tự nhiên, những khúc ca về Hà Nội cứ đi vào lòng tôi, thuộc ở hồn tôi và thôi thúc tôi dang rộng cánh tay của mình để ôm lấy Hà Nội.
  • Hà Nội trong tôi qua nhạc Trịnh
    Hà Nội dường như đâu chỉ là tình yêu và nỗi nhớ của riêng người Hà Nội. Ai đó, không phải người Hà Nội đã từng một lần dạo gót qua ba sáu phố phường (phố cổ), trên những con phố cũ (những phố được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, chủ yếu ở phía Đông và phía Nam hồ Hoàn Kiếm đến đường Đại Cồ Việt; phía Tây kéo đến phố Kim Mã)...
  • Hà Nội ơi!
    Tiếng chuông đồng hồ báo thức reo lên, tôi vội vàng nhớ ra sáng nay có cuộc hẹn ra sân bay đón người bạn từ Hà Nội vào có chuyến công tác ít ngày ở Sài Gòn. Kể từ khi ra trường chúng tôi như những cánh chim bay về muôn phương tìm cho mình nơi phát triển sự nghiệp  tương lai phía trước và chúng tôi bắt đầu những câu chuyện hàn thuyên bên quán cóc cà phê vỉa hè giữa lòng Sài Gòn và hòa vào tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm đã đánh thức trong tôi về một quá khứ Hà Nội nơi tôi đến.
  • Đi xa nhớ quán vỉa hè
    Ngồi quán trà đá của bà cụ trong con ngõ nhỏ trên phố Lý Nam Đế (Hà Nội), thấy bà cụ thở dài, bảo quán của bà dạo này vắng khách quá. Trước kia, khi cơ quan nọ chưa chuyển trụ sở đi nơi khác, trong ấy tỏa ra quán của bà mỗi ngày khoảng 30 khách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội trong tôi là… - Số 9: “Người thủ lĩnh nhiệt huyết của Hội máu Hà Nội”
    Có một người đoàn viên thanh niên ngày đêm miệt mài, nhiệt huyết “giữ nhịp đập trái tim”, lan toả tình yêu thương với những bệnh nhân đang mòn mỏi chờ nguồn máu. Nhân dịp Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), Podcast HNTTL xin được giới thiệu khách mời đồng hành: Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội Trịnh Xuân Thuỷ - Thanh niên sống đẹp Thủ đô năm 2021.
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
  • Lễ hội Tri thức Nền tảng – Mở kho tàng thư
    Lễ hội Tri thức Nền tảng với chủ đề “Bức tranh xuất bản” do Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam tổ chức lần thứ nhất với sự tham gia của nhiều nhà xuất bản, các đơn vị phát hành sách cùng các hoạt động phong phú sẽ diễn ra từ ngày 24 – 31/3/2023 tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tranh dân gian Đông Hồ trên sân khấu ballet
    Vở ballet “Đông Hồ” sẽ được Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam công diễn phục vụ khán giả Thủ đô tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối  22 và 23/3/2023.
  • Xứ Đoài
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Xứ Đoài của tác giả Qúy Tháp
  • Nhà hát Tuổi trẻ kỷ niệm 45 năm thành lập
    Ngày 21/3, Nhà hát Tuổi trẻ thông báo chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm thành lập (1978-2023) với sự tham gia của các “thế hệ vàng”.
  • Trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long-Hà Nội
    Sáng 21/3, trong khuôn khổ Hội thảo Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, không gian trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội với nhiều sản phẩm đặc trưng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu.
  • Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc
    Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông mới đây đã ký ban hành Quyết định số 678/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc.
  • Vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy” được công chiếu miễn phí
    Chiều 25/3 tới, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam tổ chức công diễn miễn phí vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy".
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về”
    Tối 19/3, chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về” của các chiến sĩ bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội (3/1973-3/2023) diễn ra tại khu vực tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Hà Nội và những người bạn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO