Mỹ thuật

Họa sĩ Chu Lượng: “Tôi biết ơn những nhân vật trong tác phẩm của mình”

Thụy Phương 20:00 16/03/2023

Sau triển lãm cá nhân “Chu Lượng và những người bạn” tổ chức năm 2016, từ 17/3 đến ngày 24/3/2023, họa sĩ, NSƯT Chu Lượng tiếp tục trình làng công chúng triển lãm "Chu Lượng từ chân dung đến chân dung - Những người đàn bà tôi vẽ" tại nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Triển lãm giới thiệu tới công chúng hơn 40 bức chân dung phái đẹp được NSƯT Chu Lượng thực hiện trong 2 năm trở lại đây.

Họa sĩ Chu Lượng cho hay ý tưởng vẽ chân dung phụ nữ đã được anh nhen nhóm từ lâu nhưng chỉ đến khi nghỉ hưu và trong khoảng thời gian giãn cách do đại dịch Covid-19 anh mới có thời gian để vẽ và chuẩn bị cho triển lãm.

hoa-si-chu-luong.jpg
Với họa sĩ Chu Lượng, được tôn vinh vẻ đẹp của những người phụ nữ cũng là niềm hạnh phúc.

Để có hơn 40 bức chân dung giới thiệu tại triển lãm, ban đầu họa sĩ Chu Lượng rất lo lắng vì “biết lấy ai để vẽ đây”. Thêm nữa, anh còn có áp lực lớn là “vẽ thế nào để 40 bức, 40 con người cùng có vẻ đẹp nội tâm riêng mà không được lặp lại”. Nhưng sau một vài bức vẽ những người thân quen được đăng trên Facebook cá nhân, anh đã nhận được nhiều lời đề nghị được làm nhân vật trong tranh. Và cứ thế qua thời gian những bức vẽ chân dung của họa sĩ Chu Lượng lại nhiều thêm.

Trong số những “người đàn bà tôi vẽ” của họa sĩ Chu Lượng có người là nghệ sĩ, là doanh nhân thành đạt, là giảng viên trường đại học, là cô em lâu năm, là đồng nghiệp cũ, rồi cả “phu nhân” của bạn...; lại có những bức anh vẽ để nhớ về một kỷ niệm, để tri ân một người bạn... Nhiều bức chân dung còn được Chu Lượng “đặt tên” bằng những nhan đề rất gợi như: “Nhớ về bản Lướt Sơn La”, “Ký ức”, “Phố nhà chồng”, “Cuối thu”, “Mẹ chồng”, “Đang yêu”, “Nắng thu”, “Trăng thu”, “Xa xăm”...

Bằng ngôn ngữ của sắc màu và đường nét, Chu Lượng phác họa những dáng vẻ riêng của người phụ nữ với sự rạng rỡ, đằm thắm và trong sáng nhất. Dẫu họ đều đã bước qua tuổi thanh xuân nhưng trong tranh của Chu Lượng những dấu vết của thời gian, những nhọc nhằn của cuộc sống dường như đều được xóa nhòa để nhường chỗ cho sự bình an, thanh thản.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khi chia sẻ về câu chuyện bên lễ những bức chân dung được giới thiệu tại triển lãm này của họa sĩ Chu Lượng nhớ lại: “Mỗi lần vẽ xong chân dung một người phụ nữ nào đó là anh lại mời chúng tôi tụ tập ở quán cà phê để mang tranh đến cho chúng tôi xem, bàn luận rồi về vẽ tiếp. Có những bức tranh, tôi thấy đã hoàn thành nhưng Chu Lượng vẫn trầm tư nói "chưa phải người ấy". Chưa phải người ấy không phải là vẽ không giống người ấy về dáng vẻ bên ngoài mà là con nguời bên trong người ấy chưa hiện ra đầy đủ nhất. Thế là Chu Lượng lại mang tranh về, nhìn họ trong đêm như đang đối thoại với họ. Rồi Chu Lượng thao thức, dày vò và tiếp tục đi tìm con người của người ấy”.

Với họa sĩ Chu Lượng, được tôn vinh vẻ đẹp của những người phụ nữ qua những bức tranh chân dung cũng là niềm vui, niềm hạnh phúc. Anh bộc bạch: “Tôi biết ơn những nhân vật trong tác phẩm của mình bởi họ đã cho tôi thật nhiều cảm xúc để tôi thấy cuộc sống này ý nghĩa hơn, đáng yêu hơn. Tôi cũng thật biết ơn sự an bài của tạo hóa đã cho tôi chút năng lực để cảm nhận, để gặp gỡ, để thể hiện những vẻ đẹp ấy bằng chính phương tiện hữu hiệu nhất của hội họa là màu sắc, đường nét, hình khối, bố cục… và cả những gì không lời, không ngôn từ phía sau những yếu tố hội họa kia...”

“Hơn 40 bức chân dung Chu Lượng vẽ cho triển lãm này hầu hết là những chị em không phải phải là thiếu nữ. Họ đã trở thành những người đàn bà hoàn hảo, hoàn mỹ. Họ đã thấu trải cuộc đời và kết tinh những gian lao để có những nhan sắc lộng lẫy và tinh thần sang trọng, nhưng trong độ sáng thuần hậu, lấp lánh của mỗi người dường như vĩnh viễn, trẻ trung, đằm thắm!” – nhà thơ Lương Tử Đức cho hay.

Dưới đây là một số bức chân dung được họa sĩ Chu Lượng giới thiệu trong triển lãm:

chan-dung-4.jpg
chan-dung-1.jpg
chan-dung-3.jpg
chan-dung-2.jpg

Họa sĩ, NSƯT Chu Lượng sinh năm 1960, nguyên là Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long. Anh tốt nghiệp khoa Mỹ thuật, Trường Nghệ thuật Tây Bắc và tốt nghiệp lớp đào tạo diễn viên múa rối Nhà hát Múa rối Trung ương; thạc sĩ lý luận phê bình sân khấu Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Một số triển lãm tiêu biểu của anh gồm: Triển lãm sắp đặt 1000 rối nước tại Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, Mexico; triển lãm tranh chân dung “Chu Lượng và những người bạn”; triển lãm nhóm cùng 60+1 họa sĩ “Bạn vẽ - Tôi vẽ”.

Bài liên quan
  • “Sắc màu phố quê” trong tranh của họa sĩ Lê Tiến Vượng
    Từ ngày 8/3 đến 15/3/2023, tại tầng 3 Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ diễn ra triển lãm “Sắc màu phố quê” của họa sĩ Lê Tiến Vượng. Triển lãm đánh dấu sự trở lại với hội họa giá vẽ của anh sau nhiều năm chuyên tâm và gặt hái không ít thành công ở mảng tranh đồ họa.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hộp nghệ thuật - Số 07: Lễ hội truyền thống trong thời hiện đại - Kỳ II
    Ở kỳ trước của Podcast  Hộp nghệ thuật chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về lễ hội truyền thống và thực trạng lễ hội truyền thống hiện nay. Với những biến tướng và thực trạng đó, ở podcast kỳ này, Người Hà Nội tiếp tục có cuộc trò chuyện với Nhà nghiên cứu Văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ để làm sáng tỏ những vấn đề tiếp theo xoay quanh lễ hội truyền thống. Đó là hệ quả, nguyên nhân và hướng đi cho sự phát triển vẹn toàn của loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian này.
  • Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023: Kết nối di sản
    Tối 24/3, Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp cùng UBND thành phố tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023 với chủ đề: “Kết nối di sản phát triển du lịch” tại sân khấu khu vực Đền Bà Kiệu, phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm.
  • Bàn giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác trong triển lãm Mỹ thuật Thủ đô
    Nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác tác phẩm nghệ thuật đáp ứng yêu cầu của Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô, sáng ngày 24/3, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Nâng cao chất lượng sáng tác trong triển lãm Mỹ thuật Thủ đô” với sự tham gia của đông đảo các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà lý luận phê bình mỹ thuật là hội viên trong Hội.
  • Top 05 điểm săn mây đẹp nhất Việt Nam
    “Săn mây” đang là một trào lưu cực "hot" của dân "phượt" hiện nay. Đứng trên các ngọn núi cao, thả hồn theo đám mây trắng xốp bồng bềnh trôi dưới chân hẳn là những giây phút mà ai cũng muốn được một lần trải nghiệm trong đời.
  • Hoa hậu Phương Khánh gặp sự cố sau hôn lễ của Linh Rin và Phillip Nguyễn
    Hoa hậu Phương Khánh bị mất hành lý quan trọng sau khi tham dự đám cưới tại Philippines của Linh Rin và Phillip Nguyễn.
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyện về những con dốc trong lòng Hà Nội
    Những con dốc cao vời vợi của Hà Nội xưa, giờ đã được "khoác áo mới" bởi những con đường bằng phẳng, thẳng tắp. Nhưng với những người yêu Hà Nội, những con dốc vẫn luôn vẹn nguyên trong ký ức. những câu chuyện xung quanh chúng cũng dần mai một.
  • Thưởng thức những bức vẽ giàu cảm xúc trong triển lãm "Gặp gỡ tháng 3"
    Hơn 200 bức tranh tươi sáng, giàu cảm xúc của các thầy trò trung tâm Nghệ thuật Megan Art vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm "Gặp gỡ tháng 3” diễn ra từ 25/3 đến 31/3 tại sảnh tầng 1 tòa nhà New skyline, KĐT Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.
  • Các hoạt động trong Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng
    Từ ngày 9 đến 13/5/2023, Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam tổ chức Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần đầu tiên.
  • Giải mã những địa danh có tên gọi "Tây" ở Hà Nội
    Trung tâm Hà Nội có những địa danh "Tây" được đặt theo tên của người nước ngoài, gắn với đó là câu chuyện lịch sử thú vị xoay quanh.
  • Dạo bước ngắm hoa mai anh đào giữa lòng Thủ đô
    Những ngày này, dãy hoa anh đào Nhật Bản bắt đầu nở rộ trong khuôn viên khu ngoại giao nằm trên phố Thụy Khuê (Tây Hồ), tạo nên cảnh sắc thiên nhiên thú vị.
  • Đền thờ bà Ả Lanh
    Thôn Đại Đồng Nam có một ngôi đền thờ Bà Ả Lanh, là tướng lĩnh tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Nhân dân trong vùng thường gọi là đền thờ Bà Ả Lanh, thuộc tiểu khu Đại Nam, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
  • Góc nhìn văn hóa - Số 19
    NHN – Bánh mì là một món ăn hiếm hoi có mặt ở cả những nhà hàng và bàn tiệc sang trọng cho đến những quầy ăn nhanh đường phố hay những thúng bán rong. Bánh mì Hà Nội đã có từ lâu đời và cho đến nay đây vẫn là món ăn hấp dẫn, nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn tại nhiều quốc gia trên thế giới.
  • Triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”
    Từ 26 - 31/3/2023, tại chùa Quán Sứ (69 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Phật tử Kim Đức.
  • Hà Nội trong tôi là… - Số 9: “Người thủ lĩnh nhiệt huyết của Hội máu Hà Nội”
    Có một người đoàn viên thanh niên ngày đêm miệt mài, nhiệt huyết “giữ nhịp đập trái tim”, lan toả tình yêu thương với những bệnh nhân đang mòn mỏi chờ nguồn máu. Nhân dịp Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), Podcast HNTTL xin được giới thiệu khách mời đồng hành: Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội Trịnh Xuân Thuỷ - Thanh niên sống đẹp Thủ đô năm 2021.
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
Họa sĩ Chu Lượng: “Tôi biết ơn những nhân vật trong tác phẩm của mình”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO