Khu du lịch sinh thái hồ Quan Sơn (Mỹ Đức)

Sơn Dương (th)| 14/11/2022 09:55

Ấn tượng của đá và nước đã tạo ra hồ Quan Sơn, “Vịnh Hạ long thu nhở” giữa một vùng núi đá trùng điệp, chạy dài từ ven chân núi xã Tuy Lai qua Hồng Sơn đến đập chân cầu Dậm thuộc huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội.

3416_ho_quan_son_ve_dep_hoang_so_don_cho_du_khach_kham_(1).jpg
Nét đẹp hồ Quan Sơn. Ảnh: VOV

Đến Quan Sơn du khách không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp trời mây, sông núi trùng điệp cùng thảm thực vật đa dạng và nhiều di tích lịch sử văn hoá. Quan Sơn còn ẩn chứa nhiều dấu ấn của một vùng văn hoá mang đậm sắc thái lễ hội truyền thống và nếp sống thuần khiết của làng quê Việt Nam.

Cách trung tâm Hà Nội 50km trên tuyến du lịch chùa Hương - khu nước khoáng Kim Bôi, hồ Quan Sơn có lợi thế nằm trong tổng quan cụm tam giác du lịch tâm linh - nghỉ ngơi, giải trí - dưỡng bệnh. Sau khi vượt qua những cánh đồng lúa trù phú của huyện Mỹ Đức, điểm đầu tiên du khách đặt chân tới là bến đò hồ Giang Nội - một trong ba hồ lớn của Quan Sơn, diện tích khoảng 800ha, du khách sẽ đến với một vùng sơn thủy hữu tình và được đắm mình thưởng ngoạn cảnh mây trời soi bóng xuống mặt nước bao la. Giữa hồ nhấp nhô hơn 20 ngọn núi đá vôi lớn nhỏ, hình thù ngộ nghĩnh nhưng tên gọi lại rất đời thường như núi Quai Chèo, núi Trâu Trắng, đảo Sư Tử, đồi Voi Phục, núi Hòn Mê, Mõm Nghé, Bàn Cờ, Hoa Quả Sơn, cửa thung Voi Nước, Đá Bạc, núi Treo Tranh, Đá Trượt... Men theo bờ hồ, du khách có thể đến thăm khu vườn sinh học, vườn cây ăn quả Thung Mơ của danh thắng Hương Sơn. Quanh co qua đầm sen ngan ngát hương thơm, du khách đến với Linh Sơn động và Ngọc Long động, mỗi động là một kỳ quan của tạo hóa gồm nhiều nhũ đá, măng đá hình thù khác nhau như hình long, ly, quy, phụng, hổ, báo, chim muông độc đáo.

Tham quan hồ Quan Sơn không có thú vui nào hơn là tự mình chèo thuyền dạo quanh hồ thưởng ngoạn phong cảnh của vùng non nước hữu tình. Còn những du khách thích thám hiểm, hãy thử leo lên những ngọn núi cao, du khách sẽ phải sửng sốt trước vẻ đẹp hùng vĩ của các vùng xung quanh.

Đến với Quan Sơn, vào mùa nào cũng thấy phong cảnh yên tĩnh và thơ mộng. Đặc biệt vào mùa hè, giữa mùa sen nở. Bồng bềnh trên thuyền giữa trời mây với hương sen thơm ngát lan toả được bao quanh bởi những núi đá, những đảo, những đồi, du khách được đắm mình trong hương hoa hoà cùng cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tận hưởng cảm giác thư thái. Còn những ngày trời mưa, nước từ triền núi đổ xuống thác trắng xóa càng làm cảnh sắc thêm ngoạn mục. Khí hậu trong lành, có dáng núi, bóng chim, mây trời non nước hòa quyện vào nhau, mờ mờ, ảo ảo.

Quan Sơn còn có rất nhiều chùa, chùa Linh Sơn nằm ngay chân núi Linh Sơn, soi bóng xuống hồ Giang Nội. Cạnh chùa là động Linh Sơn, có nhiều nhũ đá rủ xuống lung linh, huyền ảo. Ngoài ra, nơi đây còn có chùa Cao, chùa Hoàng Yến...

Hiện nay, khu du lịch Quan Sơn do Công ty Thủy sản và dịch vụ Du lịch Mỹ Đức quản lý. Nơi đây có các khu thể thao, vui chơi giải trí, các nhà nghỉ nhiều tầng với đầy đủ trang thiết bị phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của du khách.

Khu du lịch Quan Sơn là điểm tham quan du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần nổi tiếng của thủ đô Hà Nội và của cả nước.

Theo Hà Nội danh thắng và di tích tập 1

Bài liên quan
  • Cổng làng Dịch Vọng Sở
    Cổng làng Dịch Vọng Sở (p. Mai Dịch, q. Cầu Giấy) là cổng xây năm Bảo Đại (Bính Tý 1936). Nét trang trí và câu đối vẫn còn. Ngày nay, làng đã thành ngõ nhỏ của phố Trần Bình. Mọi phong tục vẫn giữ nguyên vẹn.
(0) Bình luận
  • Miếu Cốc, chùa Anh Linh
    Miếu Cốc, chùa Anh Linh nằm trên địa phận thôn Phú Mỹ, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Thời Nguyễn (đời vua Duy Tân 1907-1916) thôn Phú Mỹ đổi thành xã Phú Mỹ, huyện An Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Sau Cách mạng tháng Tám (1945) xã Phú Mỹ cùng với xã Ngọc Than lập thành xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Ngày nay, thuộc thành phố Hà Nội.
  • Cụm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phủ Chủ tịch, Nhà sàn, Lăng...)
    Cụm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phủ Chủ tịch, Nhà sàn, Lăng...) thuộc đường Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Cụm di tích đình Cốc
    Cụm di tích đình Quán Cốc bao gồm 3 di tích: đình Cốc Thượng ở thôn Cốc Thượng; đình Cốc Trung ở thôn Cốc Trung; đình Cốc Hạ ở thôn Cốc Hạ. Cụm di tích này gần như nằm sát kề nhau, thờ chung các vị Thành hoàng và xưa kia cùng chung tên là Kim Cốc, thuộc địa giới xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30km về phía tây nam.
  • Khu di tích thành Cổ Loa
    Khu di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, cách nội thành Hà Nội 18km.
  • Đình Áng Phao
    Đình toạ lạc tại thôn Áng Phao, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
  • Đền Bác Lãm
    Đền Bác Lãm (p. Phú Lương, q. Hà Đông) thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và danh tướng Phạm Ngũ Lão. Đền còn có tên là đền Vẽ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cuốn sách mà người yêu nhạc không thể bỏ lỡ
    Nhạc jazz đã có hành trình như thế nào ở Việt Nam? Ai là những người Việt chơi jazz ở Việt Nam? Có thật là họ chơi jazz hay không? Jazz Việt là gì? Và quan trọng hơn cả, ai là người khai sinh ra jazz Việt? Cuốn sách “Chơi jazz ở Việt Nam: Quyền Văn Minh và nhạc jazz Hà Nội” sẽ thỏa mãn bạn đọc những băn khoăn trên.
  • Đóng góp của văn nghệ sĩ nhìn từ “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
    “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (Đề cương), ngay từ khi ra đời đã cho thấy tầm nhìn và giá trị của nó đối với văn hóa Việt Nam nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng. Sự tác động, ảnh hưởng cũng như tính thời sự của Đề cương là một nghiên cứu đáng xem xét trong lịch sử đất nước, vừa mang tính chính trị vừa mang đậm giá trị văn hóa đất nước. Song, cũng từ đó để thấy rõ vai trò đóng góp của văn nghệ sĩ qua từng giai đoạn lịch sử đất nước.
  • "Phố Hàng Đàn"
    Phố Hàng Đàn thực chất là phố Hàng Quạt ngày nay.
  • Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam: Điểm tham quan miễn phí dịp cuối tuần
    Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam tái hiện toàn cảnh bức tranh thiên nhiên Việt Nam, sự sống của các loài động thực vật qua 3,6 tỷ năm. Đây không chỉ là điểm tham quan thú vị và hấp dẫn đối với các em nhỏ, các bậc phụ huynh trong những dịp cuối tuần mà còn là nơi cung cấp rất nhiều tư liệu quý giá.
  • Hà Nội dự kiến xây mới 48 dự án chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ
    Đó là thông tin tại Hội nghị giao ban trực tuyến với lãnh đạo quận, huyện, thị xã quý I/2023 do Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP. Hà Nội tổ chức ngày 31/3/2023.
  • Góc nhìn văn hóa - Số 20
    Kem Tràng Tiền là một thương hiệu rất riêng của Hà Nội. Nằm ở số 35 phố Tràng Tiền (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm), hơn nửa thế kỷ qua, cửa hàng kem tại đây đã trở thành điểm đến quen thuộc, một nét văn hóa của người dân Thủ đô và là món ăn yêu thích của nhiều khách du lịch khi đến với Hà Nội. Cùng NHN "thưởng thức" kem Tràng tiền trong Góc nhìn văn hóa số này.
  • Khu di tích thành Cổ Loa
    Khu di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, cách nội thành Hà Nội 18km.
  • Phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2023
    Tạp chí Heritage (Tổng công ty Hàng không Việt Nam) vừa chính thức phát động Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình di sản 2023.
  • “BON BON +84” - Số 06: Nhà tù Hoả Lò – Chiến tích hào hùng của dân tộc
    Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử với những cuộc chiến tranh lớn, nhỏ, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cùng với đó là rất nhiều những di tích lịch sử còn tồn tại cho đến ngày nay. Một trong số những chiến tích hào hùng của dân tộc đó là “Nhà tù Hỏa Lò”, nơi được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”.
  • Sắc xuân
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sắc xuân của tác giả Nguyễn Đăng Độ
Khu du lịch sinh thái hồ Quan Sơn (Mỹ Đức)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO