Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Lang thang với vỉa hè Hà Nội

Hoàng Việt 16:26 14/03/2023

Thỉnh thoảng khi bâng quơ một mình trên con đường đất ở ngoại thành tôi lại nghêu ngao câu hát: “… Hà Nội mùa này chiều không buông nắng/ Phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô/ Quán cóc liêu xiêu một câu thơ…” như một cách tự nhiên, những khúc ca về Hà Nội cứ đi vào lòng tôi, thuộc ở hồn tôi và thôi thúc tôi dang rộng cánh tay của mình để ôm lấy Hà Nội.

dia_diem_choi_valentine_1421-1-.jpg
Vỉa hè Hà Nội vào hạ, mời gọi lòng người tạm dừng chân để sà mình vào sự xanh mát của hàng cây biêng biếc màu lá. (ảnh: internet)

Mảnh đất kinh đô, ngàn năm văn hiến, hội tụ biết bao vẻ đẹp, bao tinh hoa giá trị vật chất và tinh thần của người Tràng An xưa. Những thoáng chốc lang thang nơi thành phố ấy, tôi không thể kìm lòng mà dửng dưng với những không gian vỉa hè phố rất hồn, rất biết cách níu lòng người dẫu chỉ rảo bước chân ngang qua.

Tôi không phải là đứa con ruột thịt, gắn bó lâu năm với mảnh đất Hà thành, những bước chân vội vàng trong những lần ghé qua thành phố để về quê. Mấy thoáng ấy thôi cũng đủ cơ hội để tôi nhìn ngắm. Ấy vậy, Hà Nội đổ bóng vào đôi mắt hay đăm đăm chiêu chiêu của tôi ít nhiều những hình ảnh. Đó không phải là những cao ốc hiện đại, những công trình trọng điểm quốc gia, những khu nghỉ dưỡng thượng đẳng mà chính là những góc phố, những vỉa hè phố thân thương, dẫu lẫn trong quá trình đô thị hóa vẫn giữ được những điệu hồn, cốt cách của người Hà Nội nghìn năm…

Tôi ghé qua Hà Nội khi tròn mười tám và bắt đầu biết yêu. Bởi vậy, nhiều sự gặp gỡ, những chứng kiến và trải nghiệm thoáng qua cũng đủ để ta có sự rung động... Hà Nội đặc trưng với các thành phố khác bởi các không gian: có không gian của thiên nhiên bốn mùa đặc trưng; có không gian văn hóa, lịch sử; có không gian kiến trúc hiện đại và cả những không gian phố phường. Trong không gian phố phường ấy, những vỉa hè chính là những điểm nhấn đặc biệt.

Người ta tìm ra biết bao những nét đặc trưng về văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán của người Hà Nội xưa qua những trầm tích hằn in trên những vỉa hè cạnh các con phố cổ. Không gian phố phường Hà Nội được tạo hồn không chỉ bởi những hàng cây phượng Cổ Ngư, dọc sấu cổ thụ trên Phan Đình Phùng hay biết bao loài hoa đong đưa trên phố suốt bốn mùa. Chính những vỉa hè, những thứ bên lề của phố phường làm cho Hà Nội càng trở nên đặc biệt và hữu cảm hơn bao giờ hết!

“Hà Nội băm sáu phố phường”, mỗi con phố đều sở hữu cho mình một nét vẽ rất riêng, hoàn toàn không trùng lặp. Khắp những Hàng, những phố hẳn ai cũng sẽ tìm ra và rồi ấn tượng sâu sắc với những không gian vỉa hè. Nó đã trở thành một biểu tượng, một kí tự của lịch sử, văn hóa mảnh đất kinh kỳ này… Để rồi khi lí giải những biểu tượng đó, người ta sẽ tìm được cho mình những xúc cảm thi vị…

Trong cái nắng vàng mơ tan của mùa xuân, người ta thấu suốt những hình ảnh chân phương của những cô chú sửa xe đạp, bán hàng rong, sửa khuy bấm quần áo, túi xách hay mấy cái phụ kiện sinh hoạt nho nhỏ, đời thường. Hoa sưa, rồi hoa ban lác đác rơi, nhưng đến độ cũng điểm làm trắng hồng cả một không gian vỉa hè. Có mấy bông vô tình rơi trên mái đầu của mấy bà cụ đang tỉ mẩn làm cho khách. Những khoảnh khắc ấy chính là chất thơ đời thường, luôn khiêm nhường hiển hiện, mà không phải ai cũng chớp nhoáng đều phát hiện ra…

Hạ về với Thủ đô, nắng nồng nàn bao phủ cả thành phố, vào thời điểm này những quán nước, những trà đá, hay những quầy ăn vặt ở vỉa hè càng trở nên nhộn nhịp. Người ở Hà Nội bây giờ tứ xứ, đủ kiểu người, đủ cách sống, cách sinh hoạt… Chính sự phong phú ấy mà cách nhìn của người ta về những không gian giản dị, chân chất và bụi bặm của hè phố. Vì vậy, có kẻ thích sự tân kì, xô bồ, hiện đại, phồn hoa; có người lại thích và say sưa ngắm nhìn đường phố giản dị, thưởng những tách trà đá vỉa hè, nhâm nhi những ly nước sấu mát lạnh… Vỉa hè Hà Nội vào hạ, mời gọi lòng người tạm dừng chân để sà mình vào sự xanh mát của hàng cây biêng biếc màu lá.

Mùa hoài niệm và tình nhất của Hà Nội cũng về, với những gánh cúc họa mi trắng ngần, với “phố dài xao xác heo may”, với “liễu rủ mặt hồ”, những vỉa hè phố lại khoác cho mình những thanh màu mới. Vỉa hè tràn ngập hoa của mùa thu đa sắc màu. Cả cái dáng vẻ xúng xính và duyên dáng trong tà áo dài của người thiếu nữ đang thướt tha lưu giữ những khoảnh khắc thu Hà thành. Vỉa hè đong đầy “một thức quà của lúa non - cốm” từ làng Vòng để bầu bạn với phố Thủ đô. Cốm làng Vòng đặc sản gói trong lá sen, cái nết tinh túy khiến bao người mê say. Nói về ẩm thực đường phố trên các vỉa hè thì từ lâu Hà Nội đã nức danh, đó không chỉ là cốm mùa thu mà còn nhiều thức quà, món ngon Hà thành khác. Cà phê Thủ đô đã trở thành một nét văn hóa độc đáo, nổi lên như cà phê Giảng, cà phê Nghĩa. Rồi cả phở Hà Nội với cách chế biến riêng có của người Hà thành nay vẫn giữ được nét hồn, làm biết bao thực khách trong nước và quốc tế đắm say dù chỉ một lần ghé qua và thưởng thức. Cả những quán ăn đêm vỉa hè của người dân lao động và khách chơi Hà thành xưa nay mà như Đỗ Phấn đã viết: “Có lẽ uống rượu nhắm với hình ảnh cơm rang là hình ảnh bi thảm cuối cùng của thời bao cấp” đầy chất tự sự, nhưng cũng sâu ẩn sự tự trào. Giữa mùa thu Hà Nội, nếu có dịp mà lắng nghe tiếng thở của vỉa hè phố, rồi nhẩn nha thưởng thức những thức quà trên của đất kinh đô thì còn gì bằng. Lòng dùng dằng, no nê trong khí trời chuyển giao nồng nàn hương hoa sữa và lá thu vàng xào xạc…

Lang thang Hà Nội, bước qua mùa đông để cảm nhận khí chất Hà thành chìm đọng vào những biểu tượng vỉa hè phố. Người ta ít nhiều sẽ thấy Hà thành vào đông trầm tĩnh lại, đôi lúc lại gởn gợn một chút gì đó đơn côi. Dễ lòng lại cảm thương nỗi niềm cho mấy ông cụ chờ khách qua đường trong mấy quán cắt tóc vỉa hè chìm trong gió lạnh mùa đông. Không gian phố phường Hà Nội mùa cuối năm thơm phức lòng người qua phố những ngô nướng, khoai nướng. Đành rằng, ở Thủ đô mùa nào cũng có những thức quà vặt này, nhưng có lẽ để cảm nhận cái hương nóng, cái ngon, cái thơm đặc trưng của nó chắc phải khi mùa đông về. Những góc vỉa hè củ kĩ, những dòng chữ, tiểu tiết hoa văn bên những bức tường trên phố, và cả những ông họa sỹ đường phố phiêu lãng, tài hoa trong từng nét vẽ phác họa mùa đông của Thủ đô. Người ta xa Hà Nội rồi lại có dịp quay về khi mùa đông để cùng đón đợi một mùa xuân mới, lòng nhiều mến lắm thương, thênh thang trên những cung đường, không gian phố vỉa hè chìm lắng biết bao xúc cảm.

Không gian phố phường Hà Nội với văn hóa vỉa hè đã trở thành miền ký ức không thể nào quên của người Hà Nội xưa nay. Sự nền nã, thanh lịch, chân chất của nó khiến cho bao người khi sà vào lòng nó đều trở nên tinh sạch và thanh nhẹ hơn bao giờ hết. Cả những người cao mũ rộng áo, cả những người thanh bần, thất bát đều có thể hòa vào để tạm quên đi những danh lợi, phiền ưu, những được mất, hay những ham hố viển vông, “những lỉnh kỉnh ràng buộc” của đời sống.

Vỉa hè phố ở Hà Nội như vậy, nó đong đầy tình nghĩa và tâm tình của biết bao thế hệ người Hà thành tạo dựng và trao truyền nhau lưu giữ.

Cuộc sống hiện đại đã phả một luồng gió mới vào Thủ đô, quá trình đô thị hóa vì vậy đã diễn ra nhanh chóng. Nhiều không gian phố phường, nhiều vỉa hè Thủ đô đã bị thương tổn bởi những công trình, những dự án trọng điểm của Thành phố và quốc gia. Việc giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của những nếp phố Hà thành, để mảnh đất trở thành một thành phố kiểu mẫu đã trở thành một bài toán. Những vẻ đẹp của không gian vỉa hè phố phường đang dần mai một để lại những niềm tiếc nuối khôn nguôi trong lòng những người thích hoài cổ.

Tôi lang thang trên những vỉa hè Hà Nội, cầm trên tay ly nước sấu mùa thu, lòng nồng nàn hoa sữa, mái tóc vừa hằn in một dáng gió heo may vừa thoảng qua. Chợt đau đáu khi nghe lời bài hát quen thuộc: “Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu…”. Nhưng trong cái đau đáu ấy tôi cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc ít nhiều vì được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, và được nơi đây nuôi nấng những tháng năm tuổi thơ để khi mười tám tuổi, lúc trưởng thành lại đi xa của người xưng tôi trong bài hát. Với chính mình tôi lại khác, khi tròn mười tám tuổi lúc vừa biết yêu, tôi xa quê để đi qua Hà Nội, và rồi nghe thấy tiếng lòng ngân lên những niềm yêu vỉa hè của không gian phố phường Thủ đô - nơi ấp iu linh hồn của mảnh đất ngàn năm.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Hoàng Việt. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Hà Nội trong tôi qua nhạc Trịnh
    Hà Nội dường như đâu chỉ là tình yêu và nỗi nhớ của riêng người Hà Nội. Ai đó, không phải người Hà Nội đã từng một lần dạo gót qua ba sáu phố phường (phố cổ), trên những con phố cũ (những phố được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, chủ yếu ở phía Đông và phía Nam hồ Hoàn Kiếm đến đường Đại Cồ Việt; phía Tây kéo đến phố Kim Mã)...
(0) Bình luận
  • Người Hà Nội gốc – cớ sao cứ mãi đi tìm?
    Hai mươi năm rời xa Hà Nội. Hai mươi năm chưa trở lại Hà Nội. Hà Nội tưởng chừng ngủ yên bất chợt ùa về mỗi khi khẽ chạm vào miền ký ức. Hà Nội trong tôi thuở ấy là vần thơ tài hoa của thi sĩ Nguyễn Đình Thi: “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/Những phố dài xao xác hơi may/Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
  • Hà Nội và những người bạn
    Tôi từng công tác ở Hà Nội gần 20 năm về trước. Hồi ấy, tôi là một anh lính đi nghĩa vụ quân sự, cũng có cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ nên đơn vị tạo điều kiện cho ôn thi. Tôi thi trường học viện chính trị, thiếu nửa điểm, thủ trưởng động viên tôi ở lại sang năm thi tiếp. Tôi đã đắn đo rất nhiều nhưng cuối cùng quyết định ra quân.
  • Cột cờ Hà Nội
    Cơ quan tôi, trụ sở làm việc tại 28A đường Điện Biên Phủ. Ngay chân Cột cờ Hà Nội. Một địa danh, một biểu tượng vinh quang, niềm tự hào của người Hà Nội. Hàng ngày, mỗi buổi sáng sớm, từ nhà đến nơi làm việc, tôi đi qua đường Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên phủ…
  • Hà Nội trong tôi qua nhạc Trịnh
    Hà Nội dường như đâu chỉ là tình yêu và nỗi nhớ của riêng người Hà Nội. Ai đó, không phải người Hà Nội đã từng một lần dạo gót qua ba sáu phố phường (phố cổ), trên những con phố cũ (những phố được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, chủ yếu ở phía Đông và phía Nam hồ Hoàn Kiếm đến đường Đại Cồ Việt; phía Tây kéo đến phố Kim Mã)...
  • Hà Nội ơi!
    Tiếng chuông đồng hồ báo thức reo lên, tôi vội vàng nhớ ra sáng nay có cuộc hẹn ra sân bay đón người bạn từ Hà Nội vào có chuyến công tác ít ngày ở Sài Gòn. Kể từ khi ra trường chúng tôi như những cánh chim bay về muôn phương tìm cho mình nơi phát triển sự nghiệp  tương lai phía trước và chúng tôi bắt đầu những câu chuyện hàn thuyên bên quán cóc cà phê vỉa hè giữa lòng Sài Gòn và hòa vào tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm đã đánh thức trong tôi về một quá khứ Hà Nội nơi tôi đến.
  • Đi xa nhớ quán vỉa hè
    Ngồi quán trà đá của bà cụ trong con ngõ nhỏ trên phố Lý Nam Đế (Hà Nội), thấy bà cụ thở dài, bảo quán của bà dạo này vắng khách quá. Trước kia, khi cơ quan nọ chưa chuyển trụ sở đi nơi khác, trong ấy tỏa ra quán của bà mỗi ngày khoảng 30 khách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hộp nghệ thuật - Số 07: Lễ hội truyền thống trong thời hiện đại - Kỳ II
    Ở kỳ trước của Podcast  Hộp nghệ thuật chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về lễ hội truyền thống và thực trạng lễ hội truyền thống hiện nay. Với những biến tướng và thực trạng đó, ở podcast kỳ này, Người Hà Nội tiếp tục có cuộc trò chuyện với Nhà nghiên cứu Văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ để làm sáng tỏ những vấn đề tiếp theo xoay quanh lễ hội truyền thống. Đó là hệ quả, nguyên nhân và hướng đi cho sự phát triển vẹn toàn của loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian này.
  • Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023: Kết nối di sản
    Tối 24/3, Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp cùng UBND thành phố tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023 với chủ đề: “Kết nối di sản phát triển du lịch” tại sân khấu khu vực Đền Bà Kiệu, phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm.
  • Bàn giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác trong triển lãm Mỹ thuật Thủ đô
    Nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác tác phẩm nghệ thuật đáp ứng yêu cầu của Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô, sáng ngày 24/3, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Nâng cao chất lượng sáng tác trong triển lãm Mỹ thuật Thủ đô” với sự tham gia của đông đảo các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà lý luận phê bình mỹ thuật là hội viên trong Hội.
  • Top 05 điểm săn mây đẹp nhất Việt Nam
    “Săn mây” đang là một trào lưu cực "hot" của dân "phượt" hiện nay. Đứng trên các ngọn núi cao, thả hồn theo đám mây trắng xốp bồng bềnh trôi dưới chân hẳn là những giây phút mà ai cũng muốn được một lần trải nghiệm trong đời.
  • Hoa hậu Phương Khánh gặp sự cố sau hôn lễ của Linh Rin và Phillip Nguyễn
    Hoa hậu Phương Khánh bị mất hành lý quan trọng sau khi tham dự đám cưới tại Philippines của Linh Rin và Phillip Nguyễn.
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyện về những con dốc trong lòng Hà Nội
    Những con dốc cao vời vợi của Hà Nội xưa, giờ đã được "khoác áo mới" bởi những con đường bằng phẳng, thẳng tắp. Nhưng với những người yêu Hà Nội, những con dốc vẫn luôn vẹn nguyên trong ký ức. những câu chuyện xung quanh chúng cũng dần mai một.
  • Thưởng thức những bức vẽ giàu cảm xúc trong triển lãm "Gặp gỡ tháng 3"
    Hơn 200 bức tranh tươi sáng, giàu cảm xúc của các thầy trò trung tâm Nghệ thuật Megan Art vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm "Gặp gỡ tháng 3” diễn ra từ 25/3 đến 31/3 tại sảnh tầng 1 tòa nhà New skyline, KĐT Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.
  • Các hoạt động trong Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng
    Từ ngày 9 đến 13/5/2023, Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam tổ chức Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần đầu tiên.
  • Giải mã những địa danh có tên gọi "Tây" ở Hà Nội
    Trung tâm Hà Nội có những địa danh "Tây" được đặt theo tên của người nước ngoài, gắn với đó là câu chuyện lịch sử thú vị xoay quanh.
  • Dạo bước ngắm hoa mai anh đào giữa lòng Thủ đô
    Những ngày này, dãy hoa anh đào Nhật Bản bắt đầu nở rộ trong khuôn viên khu ngoại giao nằm trên phố Thụy Khuê (Tây Hồ), tạo nên cảnh sắc thiên nhiên thú vị.
  • Đền thờ bà Ả Lanh
    Thôn Đại Đồng Nam có một ngôi đền thờ Bà Ả Lanh, là tướng lĩnh tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Nhân dân trong vùng thường gọi là đền thờ Bà Ả Lanh, thuộc tiểu khu Đại Nam, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
  • Góc nhìn văn hóa - Số 19
    NHN – Bánh mì là một món ăn hiếm hoi có mặt ở cả những nhà hàng và bàn tiệc sang trọng cho đến những quầy ăn nhanh đường phố hay những thúng bán rong. Bánh mì Hà Nội đã có từ lâu đời và cho đến nay đây vẫn là món ăn hấp dẫn, nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn tại nhiều quốc gia trên thế giới.
  • Triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”
    Từ 26 - 31/3/2023, tại chùa Quán Sứ (69 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Phật tử Kim Đức.
  • Hà Nội trong tôi là… - Số 9: “Người thủ lĩnh nhiệt huyết của Hội máu Hà Nội”
    Có một người đoàn viên thanh niên ngày đêm miệt mài, nhiệt huyết “giữ nhịp đập trái tim”, lan toả tình yêu thương với những bệnh nhân đang mòn mỏi chờ nguồn máu. Nhân dịp Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), Podcast HNTTL xin được giới thiệu khách mời đồng hành: Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội Trịnh Xuân Thuỷ - Thanh niên sống đẹp Thủ đô năm 2021.
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
Lang thang với vỉa hè Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO