1920x1080-4.png

Hàng năm cứ từ ngày 13 tháng giêng đến ngày 25/2 âm lịch, người dân làng Vạn Vỹ tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội sẽ cùng nhau tổ chức Lễ cầu ngư để cầu mong cho một năm mưa thuận gió hoà, người dân của làng đánh bắt được nhiều cá tôm hơn ...

1.jpg

Chia sẻ với phóng viên tạp chí Người Hà Nội, các cụ cao niên ở làng không rõ lễ hội có từ bao giờ, chỉ biết lễ hội là truyền thống được các cụ đi trước để lại và vào ngày cuối cùng lễ hội, “Tiệc cá chung” - một bữa tiệc được tổ chức ở đình làng, là dịp để những người dân trong làng có thể gắn kết và dành những lời chúc cho nhau một năm thuận buồm xuôi gió.

wbs05013.jpg

Trước đây người dân làng Vạn Vỹ sinh sống chủ yếu ở trên ven Sông Hồng, mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá, vậy nên chỉ biết trông cậy vào thời tiết, đất trời, mưa thuận gió hoà thì đánh được mẻ cá lớn, cuộc sống sẽ ấm no hơn. Vậy nên người dân ở làng để lập Lễ cầu ngư dân lễ với thần hoàng làng và cầu mong cho bà con ở làng đánh bắt được nhiều mẻ lớn để đời sống ngày càng đủ đầy.

beige-minimalist-mood-photo-collage.jpg

Vốn dĩ dân trong làng Vạn Vỹ hầu hết là ngư dân, nhưng đến nay có nhiều chuyển biến, có người vẫn lựa chọn gắn bó với nghề chài lưới nhưng có người lại di cư lên đất liền lập nghiệp, vậy nên Lễ cầu ngư đến nay không chỉ dừng lại ở việc cầu ngư mà còn là cầu cho dân làng Vạn Vỹ bách nghề, bách thắng, dưới thuỷ hay trên bộ đều làm ăn thuận lợi.

2.jpg

25/2 âm lịch là thời gian “Tiệc cá chung” được tổ chức, mọi ngư dân ai đánh bắt được con cá lớn nhất thì được lựa chọn ra để cúng thần linh và được giải thưởng nhất – nhì – ba. Đặc biệt, đây là bữa tiệc cho mọi người dân làng Vạn Vỹ, những ai xa xứ trước dọc theo sông Hồng lên Yên Bái đánh bắt, hay di cư lên đất liền mưu sinh đến ngày vẫn nhớ về cội nguồn, đến ngày hội tự lòng cùng nhau về đình làng dâng lễ báo ơn và dự tiệc cùng với cội nguồn quê hương.

_cahh.jpg

Sau khi cúng lễ, người dân trong làng mỗi người một tay, chế biến những con cá cúng lễ ngon nhất để làm các món ăn ngon nhất. Những loại cá như: Cá lăng, cá trắm đen, cá nheo, … được lựa chọn và sơ biến trực tiếp ở chòi trên sông để nhằm đảm bảo được độ tươi ngon nhất.

check-in-be-boi-vo-cuc.jpg

Những mẻ cá nướng thơm ngon được chế biến tẩm ướp một cách dân dã tạo nên hương vị rất riêng của làng Vạn Vỹ.

wbs05160.jpg
wbs05161.jpg
wbs05168.jpg

Những người con xa xứ tụ họp lại ở đình Vạn Vỹ gắn kết với nhau sau một thời gian dài. BTC Lễ hội cầu ngư cho biết, năm nào cũng như năm nào, những người con Yên Bái đến ngày này, luôn trở về với làng chài Vạn Vỹ dâng lễ và cùng nhau đoàn tụ với cội nguồn quê hương.

_cahh-1-.jpg

Hiện nay, sau khi được Nhà nước công nhận di tích, đình Vạn Vỹ đang trong thời gian được tu bổ, tôn tạo để qua đó phát triển hơn truyền thống Lễ cầu ngư đặc sắc của dân làng Vạn Vỹ.

Nguyên Hương - Tuệ Thư (thực hiện)

Bài liên quan
  • Đền Voi Phục - Dấu ấn huyền tích giữa lòng Thủ đô
    Đền Voi Phục còn gọi là đền Linh Lang, là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn của thành Thăng Long xưa. Đền tọa lạc tại số 362 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội (cạnh công viên Thủ Lệ).
(0) Bình luận
  • Hơn 6 nghìn người diễu hành “Tôn vinh áo dài – di sản văn hóa Việt Nam”
    Hơn 6.000 người trong trang phục áo dài truyền thống và cách tân tập trung tại Quảng trường, TP. Nha Trang để cùng diễu hành “Tôn vinh áo dài – di sản văn hóa Việt Nam”...
  • Lễ hội kỷ niệm 595 năm Ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang
    Công lao của Anh hùng dân tộc Lê Lợi (Vua Lê Thái Tổ) gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh vào đầu thế kỷ 15. Dưới sự lãnh đạo tài tình của người Anh hùng dân tộc Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thắng lợi, hàng chục vạn quân xâm lăng đã phải tháo chạy về nước, chấm dứt 20 năm xâm lược trên đất nước ta.
  • “Ngày hội gia đình” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc
    Từ 1/6 - 30/6/2023, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức nhiều hoạt động với chủ đề “Ngày hội gia đình” hướng tới Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.
  • Giải thưởng Đào Tấn 2023 - Tôn vinh những tập thể, cá nhân bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống
    Năm nay, sau 4 năm ngưng hoạt động do dịch bệnh COVID-19, Giải thưởng Đào Tấn tái hoạt động nhằm vinh danh những cá nhân, đơn vị đã có nhiều cống hiến trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc
  • Nhìn lại một chặng đường
    Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 16/06/2008 của Bộ Chính trị (khoá X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới tính đến nay đã tròn 15 năm. Nhìn lại chặng đường 15 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội cũng là để nhìn lại những nỗ lực cố gắng của Ban chấp hành qua các kỳ Đại hội; sự cống hiến, tâm huyết và những sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô với trên 4000 hội viên đến từ 9 hội chuyên ngành. Người Hà Nội ghi lại những chia sẻ, đánh giá, cũng như trăn trở
  • “Ngôi nhà trí tuệ” thắp lửa văn hóa đọc miền quê ngoại thành Hà Nội
    Gần đây, hễ cứ tan trường hoặc cuối tuần, các em nhỏ ở xã Đồng Tiến (huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) lại rồng rắn đến với căn nhà cạnh đình làng Thành Vật… Hóa ra ngôi nhà đó có tên gọi “Ngôi nhà trí tuệ” – không gian văn hóa đọc và khuyến học “hiếm có khó tìm” ở ngoại ô Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 14: Giải mã ngôn ngữ gen Z: Sáng tạo hay lệch chuẩn?
    Thời gian gần đây cùng với mức độ phủ sóng của gen Z trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, không khó để bắt gặp một loại ngôn ngữ đặc trưng riêng của thế hệ này.  Hà Nội với với vị thế là Thủ đô của cả nước; sự giao lưu và tiếp biến các trào lưu văn hoá diễn ra liên tục, ngôn ngữ gen Z cũng không nằm ngoài các trào lưu đó. Vì vậy, trong thời gian qua, việc định hình văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử cho thế hệ thanh thiếu niên luôn được các cấp chính quyền và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
  • Nguyễn Tư Giản - Một tình yêu Hà Nội
    Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890) vốn tên là Văn Phú, tự Tuân Thúc, bút hiệu Thạch Nông, Vân Lộc là người làng Du Nội (xưa thuộc phủ Từ Sơn, nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Ông là cháu nội của Nguyễn Án – một bậc danh nho, dòng dõi họ Nguyễn làng Vân Điềm nổi tiếng có nhiều ông Nghè, ông Cống bậc nhất ở xứ Đông Ngàn xưa; đồng tác giả cuốn “Thương tang ngẫu lục” viết về lịch sử, danh thắng, phong tục của đất Thăng Long – Hà Nội cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn (viết chung với Phạm Đình Hổ).
  • Sự đằm thắm trong thơ Nguyễn Thị Hồng
    Sinh năm 1948 với hơn 50 năm sáng tác, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng vừa ra mắt bạn đọc tập sách mới nhất là “Thơ tuyển Nguyễn Thị Hồng” vào đầu năm 2023. Trước đó, các tập thơ của chị đã được xuất bản như “Em ra đi”, “Gọi thu”, “Biển đêm”, “Những bông hoa thiên sứ”, “Cuộc bàn giao vĩnh cửu - hồn khèn”. Khi cầm cuốn sách trên tay, tôi đã có dự cảm không sai về một không khí thơ đằm thắm, trong lành ở hơn trăm bài thơ với gần 50 năm sáng tác.
  • Song Hye Kyo và Cha Eun Woo hội ngộ
    Sáng 8/6 (giờ Việt Nam) những hình ảnh đầu tiên của Song Hye Kyo tại sự kiện của thương hiệu Chaumet đã được "nhá hàng".
  • Áp dụng các giải pháp để thực hiện tiết kiệm điện
    Đến ngày 3/6/2023 hầu hết các hồ nước miền Bắc đã về mức nước chết, trong đó có các hồ lớn bao gồm: Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Bản Chát, Hủa Na, Thác Bà. Riêng thuỷ điện Lai Châu, Sơn La đã phải chạy máy tối thiểu ở dưới mực nước chết tiềm ẩn nhiều rủi ro trong vận hành và an toàn cho hệ thống điện quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
Lễ cầu ngư: Nét văn hoá đặc sắc Làng chài Vạn Vỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO