Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội 2022 - Tạo dựng thương hiệu du lịch Thủ đô

Kim Thoa (T/h)| 02/12/2022 14:52

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 diễn ra từ hôm nay (2-12) đến ngày 4-12, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận với nhiều hoạt động, sự kiện, hứa hẹn sẽ là sản phẩm du lịch độc đáo, góp phần quảng bá Hà Nội là điểm đến “An toàn - chất lượng - thân thiện - hấp dẫn”.

aodai1(1).jpg
Giới thiệu các bộ sưu tập áo dài sẽ trình diễn trong Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội 2022 (ảnh: Hà Nội Mới)

Sự kiện giúp bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; khai thác, tôn vinh tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội cũng tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu, giao lưu, hợp tác cùng phát triển giữa các doanh nghiệp du lịch của Hà Nội với các nghệ nhân, nhà thiết kế thời trang áo dài.

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 có 50 gian hàng tiêu chuẩn, với đa dạng màu sắc tượng trưng cho màu sắc của những chiếc áo dài dân tộc được sắp đặt trên trục đường Đinh Tiên Hoàng, giới thiệu sản phẩm của các nhà thiết kế, các thương hiệu áo dài 3 miền Bắc - Trung - Nam, các sản phẩm từ các làng nghề của Hà Nội, các hãng hàng không, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn...

Trước đó trong buổi họp báo thông tin về Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội 2022 diễn ra vào ngày 24/11, bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, thông tin Lễ hội áo dài nhằm kích cầu du lịch, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến Hà Nội. Đồng thời, đây là hoạt động gắn kết thời trang với du lịch, là sự tiếp nối những câu chuyện về văn hóa Hà Nội, văn hóa Việt Nam qua tà áo dài dân tộc.

 Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang mong muốn các đơn vị, doanh nghiệp, nhà thiết kế cần nêu cao năng lực sáng tạo, cũng như phát huy tinh thần vì tình yêu Hà Nội, để cùng làm nên thương hiệu du lịch khác biệt, hấp dẫn của Thủ đô.

Lễ khai mạc lễ hội áo dài du lịch Hà Nội 2022 sẽ diễn ra tối nay, 2/12, là sự kết hợp giữa âm nhạc, ánh sáng và trình diễn áo dài 3 miền Bắc - Trung - Nam của Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh... Trong đó, phần trình diễn áo dài của các doanh nghiệp du lịch, hàng không, khách sạn… là điểm nhấn nổi bật của chương trình.

Điểm nhấn của sự kiện là hoạt động diễu hành và đồng diễn áo dài của gần 1.000 người diễn ra vào ngày 3-4/12. Chương trình được biên đạo dàn dựng với các bài đồng diễn múa nón, múa quạt cùng áo dài kết hợp với những màn biểu diễn sôi động. Hoạt động này do Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội, Thành đoàn thành phố Hà Nội thực hiện.

Lễ bế mạc sự kiện sẽ diễn ra vào tối 4/12, ban tổ chức sẽ trao giải cho cuộc thi sáng tạo thiết kế áo dài của sinh viên; trao giải cho các gian hàng; trao giải cuộc thi thiết kế sản phẩm quà tặng du lịch và ảnh du lịch Hà Nội năm 2022. Tại Lễ bế mạc, ban tổ chức sẽ phát động cuộc thi thiết kế logo cho Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội.

Bài liên quan
  • Phát huy hơn nữa vị thế, vai trò của phụ nữ trong xây dựng, phát triển Thủ đô
    Phát biểu kết luận hội nghị đối thoại với phụ nữ Thủ đô, được tổ chức vào sáng 30/11, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố tin tưởng, mong muốn hội viên phụ nữ Thủ đô sẽ ngày càng khẳng định vị thế vững chắc và có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô, đất nước.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 14: Giải mã ngôn ngữ gen Z: Sáng tạo hay lệch chuẩn?
    Thời gian gần đây cùng với mức độ phủ sóng của gen Z trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, không khó để bắt gặp một loại ngôn ngữ đặc trưng riêng của thế hệ này.  Hà Nội với với vị thế là Thủ đô của cả nước; sự giao lưu và tiếp biến các trào lưu văn hoá diễn ra liên tục, ngôn ngữ gen Z cũng không nằm ngoài các trào lưu đó. Vì vậy, trong thời gian qua, việc định hình văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử cho thế hệ thanh thiếu niên luôn được các cấp chính quyền và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
  • Nguyễn Tư Giản - Một tình yêu Hà Nội
    Nguyễn Tư Giản (1823 – 1890) vốn tên là Văn Phú, tự Tuân Thúc, bút hiệu Thạch Nông, Vân Lộc là người làng Du Nội (xưa thuộc phủ Từ Sơn, nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Ông là cháu nội của Nguyễn Án – một bậc danh nho, dòng dõi họ Nguyễn làng Vân Điềm nổi tiếng có nhiều ông Nghè, ông Cống bậc nhất ở xứ Đông Ngàn xưa; đồng tác giả cuốn “Thương tang ngẫu lục” viết về lịch sử, danh thắng, phong tục của đất Thăng Long – Hà Nội cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn (viết chung với Phạm Đình Hổ).
  • Sự đằm thắm trong thơ Nguyễn Thị Hồng
    Sinh năm 1948 với hơn 50 năm sáng tác, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng vừa ra mắt bạn đọc tập sách mới nhất là “Thơ tuyển Nguyễn Thị Hồng” vào đầu năm 2023. Trước đó, các tập thơ của chị đã được xuất bản như “Em ra đi”, “Gọi thu”, “Biển đêm”, “Những bông hoa thiên sứ”, “Cuộc bàn giao vĩnh cửu - hồn khèn”. Khi cầm cuốn sách trên tay, tôi đã có dự cảm không sai về một không khí thơ đằm thắm, trong lành ở hơn trăm bài thơ với gần 50 năm sáng tác.
  • Khám phá vẻ đẹp đỉnh núi Phượng Hoàng
    Mới đây, đỉnh núi Phượng Hoàng (Uông Bí) trở thành "cơn sốt" trên khắp các trang mạng xã hội. Nơi đây được biết đến với vẻ đẹp hoang sơ, phiêu lãng, đẹp tựa truyền thuyết.
  • Song Hye Kyo và Cha Eun Woo hội ngộ
    Sáng 8/6 (giờ Việt Nam) những hình ảnh đầu tiên của Song Hye Kyo tại sự kiện của thương hiệu Chaumet đã được "nhá hàng".
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội 2022 - Tạo dựng thương hiệu du lịch Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO