Đời sống văn hóa

Lễ hội chùa Duệ Tú – tái hiện “hội trận” lịch sử sau 70 năm

Phương Anh 27/04/2023 06:56

Ngày 26/4 ( tức ngày 7/3 Âm lịch), lễ hội truyền thống chùa Duệ Tú (Quảng Khai thiền tự, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) được tổ chức nhằm tưởng nhớ công đức to lớn của thiền sư Lê Nghĩa, hiệu là Giác Hoàng Đại Điên.

thiet-ke-chua-co-ten-9-.jpg
thiet-ke-chua-co-ten-10-.jpg
Các vị đại biểu cùng các vị hòa thượng, chư Tăng, cư sĩ tới tham dự Lễ hội

Đến dự Lễ hội có bà Nguyễn Thị Thanh – Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam quận Cầu Giấy, bà Ngô Ngọc Phương – Trưởng Ban Dân vận Quận ủy, Hòa thượng Thích Thanh Điện - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Đại đức Thích Chân Tín - Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó trụ trì chùa Duệ Tú; cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan quận Cầu Giấy, phường Quan Hoa, chư Tăng, cư sĩ Ủy viên Hội đồng Trị sự, đông đảo Phật tử Hà Nội, Lào Cai, Ninh Bình.

thiet-ke-chua-co-ten-11-.jpg
Lễ hội truyền thống chùa Duệ Tú năm 2023 được tổ chức với quy mô lớn hơn mọi năm

Chùa Duệ Tú tên hiệu Hán tự là Quảng Khai thiền tự. Theo khảo cứu các giai đoạn lịch sử, chùa Duệ Tú có từ thời Lý – đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128). Chùa nguyên là ngôi nhà của thiền sư Đại Điên, sau khi tu hành, được sự đồng ý của cha mẹ, ngôi nhà này được cải gia vi tự thành chùa Duệ Tú như ngày nay.

Lễ hội truyền thống chùa Duệ Tú được tổ chức trang nghiêm trong 2 ngày (6-7/3 âm lịch) với sự tham gia của đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương. Năm Quý Mão 2023, Lễ hội được tổ chức có quy mô lớn hơn mọi năm. Sau 3 năm tạm dừng bởi dịch Covid-19, Lễ hội năm nay trở lại đặc biệt bởi có sự kết hợp cả chùa Láng (thờ thiền sư Từ Đạo Hạch) và chùa Duệ (thờ thiền sư Đại Điên), hai đội rước kiệu sẽ gặp nhau tái hiện cuộc “hội trận”, nghi thức được phục dựng trở lại sau 70 năm.

thiet-ke-chua-co-ten-23-.jpg
thiet-ke-chua-co-ten-24-.jpg
Công tác chuẩn bị đã được bà con nhân dân, đội hậu cần phối hợp thực hiện từ trước 1 tháng để Lễ hội được diễn ra một cách tốt đẹp nhất

Đối với công tác chuẩn bị Lễ hội, Đại đức Thích Chân Tín – Phó Trụ trì chùa Duệ Tú chia sẻ: “Các thầy cùng bà con phật tử trong tinh thần phấn khởi, chuẩn bị chu đáo cho Lễ hội từ trước 1 tháng. Để lên kế hoạch, chùa cùng các bên chính quyền địa phương quận Cầu giấy, phường Quan Hoa và dân làng họp bàn cụ thể để phân công công việc, từ thanh bông hoa quả tới trái cây, trang trí hoa,… sao cho có sự trang nghiêm, tố hảo và đẹp đẽ cho thập phương bá tánh được chiêm ngưỡng”.

thiet-ke-chua-co-ten-12-.jpg
Đại đức Thích Chân Tín phát biểu tại Lễ hội
thiet-ke-chua-co-ten-13-.jpg
thiet-ke-chua-co-ten-14-.jpg
Tiết mục văn nghệ chào mừng đặc sắc, được dân làng tập dượt công phu và tâm huyết

Chính hội ngày 7/3 mở đầu với phần khai hội và những tiết mục văn nghệ chào mừng đặc sắc, được bà con trong làng chuẩn bị, dàn dựng công phu. Đặc biệt là tiết mục trống hội thôn Tiền chào mừng Lễ hội với những nhịp trống hào sảng và hùng tráng, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân.

thiet-ke-chua-co-ten-15-.jpg
Màn trống hội trong không khí hào hùng, nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của đông đảo người dân
thiet-ke-chua-co-ten-16-.jpg
Hòa thượng Thích Thanh Điện – Trụ trì chùa Duệ Tú trao tặng hoa cho đoàn trống hội

Tiếp theo chương trình là phần rước kiệu. Với sự tích Đức Thánh diệt ác, trừ gian trên sông Tô Lịch, đoàn rước sẽ tái diễn lại trận “đấu thần”. Đây là chương trình rước kiệu lần đầu tiên được tổ chức tại chùa Duệ Tú, phần quan trọng và linh thiêng nhất của lễ hội truyền thống năm nay.

thiet-ke-chua-co-ten-17-.jpg
Nghi thức niêm hương bạch Phật bái Tổ
thiet-ke-chua-co-ten-18-.jpg
Cung thỉnh Tôn tượng Thánh Tổ an vị Long Kiệu trước khi tiến hành nghi lễ rước kiệu

Sau 70 năm, từ năm 1953 đến 2023 kiệu thánh Tổ Duệ Tú cùng đoàn rước lễ Hội Thánh, tương phùng hội ngộ cùng Kiệu Thánh Tổ chùa Láng trong không khí đại hòa hợp, đại đoàn kết của nhân dân Phật tử bên dòng sông Tô Lịch gắn liền với kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

thiet-ke-chua-co-ten-19-.jpg
Rất nhiều người dân đợi đi theo đoàn rước vì muốn ghi lại thời khắc thiêng liêng sau 70 năm
thiet-ke-chua-co-ten-20-.jpg
Kiệu Giác Hoàng Đại Điên vào vị trí đợi tới giờ xuất phát
thiet-ke-chua-co-ten-21-.jpg
Lễ hội là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, sự liên kết cộng đồng sâu sắc, góp phần duy trì thuần phong mỹ tục địa phương
hoi-lang-8-1-.jpg
Trận pháo tái hiện nghi thức "đấu thần" giữa Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Pháp sư Đại Điên
thiet-ke-chua-co-ten-22-.jpg
Lễ hội không chỉ thu hút cư dân trên địa bàn mà còn hấp dẫn cả du khách thập phương về dự hội, qua đó góp phần vào việc duy trì thuần phong mỹ tục của địa phương

Nhân sự kiện lễ hội chùa Duệ Tú, chùa tổ chức lễ kéo băng khánh thành tam sơn Quan Âm đài, đây là công trình chào mừng lễ hội chùa Duệ Tú nhằm phát huy tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể nhân dân trong việc bảo vệ tôn tạo và tu sửa di tích giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Bài liên quan
  • Lễ hội truyền thống Bạch Đằng 2023
    Tối 25/4, tại đền Trần Hưng Đạo - miếu Vua Bà (phường Yên Giang) thuộc Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng, UBND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã tổ chức Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2023, kỷ niệm 1085 năm; 1042 năm và 735 năm Chiến thắng Bạch Đằng.
(0) Bình luận
  • Hơn 6 nghìn người diễu hành “Tôn vinh áo dài – di sản văn hóa Việt Nam”
    Hơn 6.000 người trong trang phục áo dài truyền thống và cách tân tập trung tại Quảng trường, TP. Nha Trang để cùng diễu hành “Tôn vinh áo dài – di sản văn hóa Việt Nam”...
  • Lễ hội kỷ niệm 595 năm Ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang
    Công lao của Anh hùng dân tộc Lê Lợi (Vua Lê Thái Tổ) gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh vào đầu thế kỷ 15. Dưới sự lãnh đạo tài tình của người Anh hùng dân tộc Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thắng lợi, hàng chục vạn quân xâm lăng đã phải tháo chạy về nước, chấm dứt 20 năm xâm lược trên đất nước ta.
  • “Ngày hội gia đình” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc
    Từ 1/6 - 30/6/2023, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức nhiều hoạt động với chủ đề “Ngày hội gia đình” hướng tới Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.
  • Giải thưởng Đào Tấn 2023 - Tôn vinh những tập thể, cá nhân bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống
    Năm nay, sau 4 năm ngưng hoạt động do dịch bệnh COVID-19, Giải thưởng Đào Tấn tái hoạt động nhằm vinh danh những cá nhân, đơn vị đã có nhiều cống hiến trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc
  • Nhìn lại một chặng đường
    Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 16/06/2008 của Bộ Chính trị (khoá X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới tính đến nay đã tròn 15 năm. Nhìn lại chặng đường 15 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội cũng là để nhìn lại những nỗ lực cố gắng của Ban chấp hành qua các kỳ Đại hội; sự cống hiến, tâm huyết và những sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô với trên 4000 hội viên đến từ 9 hội chuyên ngành. Người Hà Nội ghi lại những chia sẻ, đánh giá, cũng như trăn trở
  • “Ngôi nhà trí tuệ” thắp lửa văn hóa đọc miền quê ngoại thành Hà Nội
    Gần đây, hễ cứ tan trường hoặc cuối tuần, các em nhỏ ở xã Đồng Tiến (huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) lại rồng rắn đến với căn nhà cạnh đình làng Thành Vật… Hóa ra ngôi nhà đó có tên gọi “Ngôi nhà trí tuệ” – không gian văn hóa đọc và khuyến học “hiếm có khó tìm” ở ngoại ô Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội trong tôi
    Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn quê nghèo với dòng nước phù sa của con sông Nhuệ. Quanh năm chỉ có công việc đồng ruộng, cấy cày và trồng rau. Cuộc sống bán mặt cho đất, bán lưng cho trời cứ đeo bám những người nông dân quê tôi qua bao đời. Cuộc sống vất vả nên từ nhỏ tôi đã biết thế nào là cấy, là nhổ mạ, là tát nước... Nhưng đã để lại trong tôi bao kỷ niệm về một thời thơ ấu trên mảnh đất vùng ngoại ô Hà Nội.
  • Góp thêm những trang viết đậm tình yêu Hà Nội
    Phố Hàng Bột có lịch sử như thế nào; vì sao người Hà Nội, nhất là người từng sống ở đó lại nhớ thương nhiều đến thế? Cuốn sách “Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ” của tác giả Hồ Công Thiết chính là lời đáp cho những băn khoăn ấy. Ấn phẩm do Chibooks và NXB Lao động ấn hành năm 2023.
  • Khởi động cuộc thi Giọng hát trẻ "Thanh âm Hà Nội"
    Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình số 06 -Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 – 2025"; đồng thời hướng tới kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 , Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức cuộc thi Giọng hát trẻ “Thanh âm Hà Nội” – 2023.
  • 5 cung đường du lịch bằng tàu hỏa đẹp nhất Việt Nam
    Để khám phá vẻ đẹp Việt Nam, du khách hãy thử một lần ngồi trên chuyến tàu Bắc - Nam dọc theo chiều dài đất nước, men theo các dãy núi, ngắm nhìn những bãi biển thơ mộng...
  • Tường Vi tái hợp Lê Minh Thành sau phim Tết "Làm rể Mười Xuân"
    Cặp đôi từng gây sốt ở phim Tết "Làm rể Mười Xuân" là Tường Vi - Lê Minh Thành sẽ đóng cặp trong dự án mới.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội chùa Duệ Tú – tái hiện “hội trận” lịch sử sau 70 năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO