Lễ thượng cờ thiêng liêng

An Tuấn| 14/01/2023 09:51

Tôi là người miền Nam nhưng lúc nào cũng tự nhận mình người Hà Nội bởi cả thời thanh niên sôi nổi của tôi được sống, học tập và làm việc tại Thủ đô thân yêu, từng góc phố con đường Hà Nội in đậm trong tâm trí tôi.

2.jpg

Lễ Thượng cờ tại Quảng trường Ba Đình

Nhớ thời đó nghèo, sinh viên thì làm gì có tiền, nhưng ngày nghỉ nào tôi cũng bắt xe bus lên Bờ Hồ, tha thẩn xem vẽ tranh, vẽ truyền thần, nhìn ngắm đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, đôi khi bước chân lang thang ra tận cầu Long Biên để được hít thở cái nồng nàn phù sa của dòng sông Hồng đỏ quạch.

Và nhớ những đêm đông vắng lặng, tôi cùng thằng bạn thân ngồi co ro bên bếp than hồng của chị bán hàng rong chân cầu Long Biên, nhâm nhi từng hạt ngô nướng, cười cười nói nói với biết bao nhiêu tình cảm chân tình dành cho nhau. Nụ cười của chị hàng rong tỏa sáng, nụ cười trong veo dù hằn những nỗi nhọc nhằn trên khuôn mặt đang bạc màu dần cùng năm tháng.

Đi đâu, làm gì tôi vẫn nhớ về Hà Nội. Ở miền Nam nhộn nhịp nóng ẩm này, trong lòng tôi vẫn luôn hướng về Hà Nội. Đêm trên con đường vắng từ cơ quan về nhà, bất chợt vị hương của một loài hoa nào đó thoảng qua. Tôi lại nhớ về mùi hoa sữa nồng nàn của Hà Nội, cái mùi đặc trưng mà đêm càng về khuya thì lại càng ngào ngạt lan tỏa. Không thể nào quên được cái mùi hương hoa sữa ấy được.

Tôi nhớ cả vị sấu dầm, nhớ cả hương cốm đầu mùa, mỗi khi có bạn Hà Nội vào Nam biếu tặng, tôi cứ hít hà và chần chừ thưởng thức, con tôi ngạc nhiên và bật cười với sự tiếc nuối đó, nó vô tư nói: “Mấy thứ này ra siêu thị có đầy, ba cần gì phải vậy?”, nhưng nó nào hiểu được lọ sấu dầm hay ít cốm được gói bằng lá sen thơm ngát kia là chân tình mà người bạn Hà Nội muốn gửi gắm cho tôi, để rồi khơi gợi trong tôi những nhớ thương Hà Nội da diết.

Giờ đây, mỗi dịp được ra Hà Nội công tác, tôi luôn dành thời gian dậy thật sớm, đi bộ men theo Hồ Tây, ra đường Thanh Niên để về Quảng Trường Ba Đình lịch sử, dự lễ thượng cờ sáng.

Cảm xúc thiêng liêng khi đội tiêu binh cử hành nghi thức thượng cờ như là những giọt nước tinh khôi gột rửa cho tôi trôi đi bộn bề cuộc sống thường ngày với cơm áo gạo tiền, với những bon chen xã hội, thậm chí với những tính toán nhỏ nhen ích kỷ của cái tôi cá nhân quá lớn. Tôi trở về với nguyên bản và tinh khôi. Sống lại trong tiềm thức của tôi là một tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt vô bờ bến.

Trong giây phút thiêng liêng, khi giai điệu bài "Tiến quân ca" vang lên hùng tráng, không ai bảo ai, hàng trăm người có mặt tại quảng trường Khu di tích Hồ Chí Minh và cả những người đi qua đường Hùng Vương nhanh chóng trở về tư thế đứng nghiêm, cùng hướng về lễ đài với tấm lòng thành kính, ngưỡng vọng và tin yêu. Có lần tôi đã khóc, những giọt nước mắt lăn dài trên má khi nhìn ngắm lá cờ tổ quốc thiêng liêng đang dần được kéo lên cột cờ, bất chợt nhận thấy màu đỏ của lá cờ sao thắm quá? màu vàng của ngôi sao sao tỏa sáng quá? rồi bất chợt rùng mình khi nghĩ: “Ta đang ở đây, giữa Ba Đình thênh thang và lộng gió này, trước Lăng Bác uy nghiêm này, đứng một cách hiên ngang và hòa bình là sự đánh đổi của biết bao hi sinh, xương máu của ông cha đã ngã xuống, biết bao đau đớn gian lao mà dân tộc đã trải qua”.

Tâm hồn tôi được tươi mới, được “Restart” lại về những cảm xúc tốt đẹp. Hình ảnh những người lính Cụ Hồ dứt khoát tung cờ để màu cờ đỏ phấp phới bay trong gió trong tiếng nhạc quân hành hào hùng chắc có lẽ là hình ảnh đẹp của Thủ đô ngàn năm văn hiến, là một sự kiện – sự kiện tuy là thường nhật nhưng rất trang trọng, là đặc ân dành riêng cho người dân Hà Nội và là một trải nghiệm phải có được trong đời của bất kỳ người con dân tộc Việt Nam yêu Tổ quốc trên mọi miền đất nước thân yêu này.

Để ta thấy tự hào hơn về dân tộc Việt Nam, để ta thêm trân quý những phút giây bình yên và hạnh phúc hiện tại, và để ta suy nghĩ thêm về trách nhiệm của bản thân mình với gia đình, quê hương và Tổ quốc.

Bẵng đi vài năm không có cơ hội được đi, lần vừa rồi có dịp công tác ra lại Hà Nội. Tôi không khỏi giật mình ngạc nhiên. Hà Nội giờ đây khác quá, đường đi từ sân bay Nội Bài về trung tâm Thành phố xe cứ chạy bon bon, cầu Nhật Tân sừng sững bắt qua sông Hồng quá hoành tráng. Những địa danh như Cổ Nhuế, Nam Từ Liêm, đường Phạm Văn Đồng phát triển không thể nhận ra được. Những khu đô thị, chung cư, cao ốc đèn sáng loáng trong đêm, đường phố quang đãng và sạch sẽ.

Nếu lần đầu tiên đặt chân đến Hà Nội, bạn sẽ có cảm giác đang ở một Thủ đô phát triển như bao thủ đô phát triển khác trên thế giới. Còn nếu đã từng mặc định trong đầu về những hình ảnh xưa cũ của một Hà Nội cũ kỹ, cổ kính thì sẽ rất ngạc nhiên, như tôi đã từng ngạc nhiên.

Giờ đây, tôi không đủ tự tin khi một mình đi giữa phố phường Hà Nội nữa rồi vì không cẩn thận sẽ nhầm đường như chơi với hệ thống đường xá phát triển. Nhưng nếu vào khu 36 phố phường thì vẫn vậy, những nét cổ xưa đã từng ấn tượng trong tôi thì giờ đây, tôi cũng không khó để tìm lại những hình ảnh ấy. Hà Nội đang dần phát triển, xen kẽ giữa một đô thị hiện đại là bảo tồn những kiến trúc có giá trị về lịch sử. Vâng, nên vậy!

Không chỉ người Hà Nội mới tự hào về nơi mình đã và đang sống. Ngay cả những người con phương Nam như tôi, mỗi khi nghĩ về Hà Nội cũng luôn đong đầy cảm xúc tự hào và thương nhớ.

Như tôi đã nói, đi đâu, làm gì, tôi cũng thường tự nhận mình là người Hà Nội.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả An Tuấn. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Lương duyên xứ Nghệ - Hà thành
    Không hiểu vì đâu mà ta cứ bâng khuâng về một sợi dây vô hình níu buộc giữa mảnh đất kinh kỳ nghìn năm với xứ Nghệ quê mình. Vùng đất khắc khổ bị kẹt giữa núi và biển, quanh năm lầm lũi và căng thẳng với gió Lào và bão lụt ấy có gì vương vấn với hào hoa, thanh lịch của Tràng An?
(0) Bình luận
  • Hà Nội và những người bạn
    Tôi từng công tác ở Hà Nội gần 20 năm về trước. Hồi ấy, tôi là một anh lính đi nghĩa vụ quân sự, cũng có cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ nên đơn vị tạo điều kiện cho ôn thi. Tôi thi trường học viện chính trị, thiếu nửa điểm, thủ trưởng động viên tôi ở lại sang năm thi tiếp. Tôi đã đắn đo rất nhiều nhưng cuối cùng quyết định ra quân.
  • Cột cờ Hà Nội
    Cơ quan tôi, trụ sở làm việc tại 28A đường Điện Biên Phủ. Ngay chân Cột cờ Hà Nội. Một địa danh, một biểu tượng vinh quang, niềm tự hào của người Hà Nội. Hàng ngày, mỗi buổi sáng sớm, từ nhà đến nơi làm việc, tôi đi qua đường Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên phủ…
  • Lang thang với vỉa hè Hà Nội
    Thỉnh thoảng khi bâng quơ một mình trên con đường đất ở ngoại thành tôi lại nghêu ngao câu hát: “… Hà Nội mùa này chiều không buông nắng/ Phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô/ Quán cóc liêu xiêu một câu thơ…” như một cách tự nhiên, những khúc ca về Hà Nội cứ đi vào lòng tôi, thuộc ở hồn tôi và thôi thúc tôi dang rộng cánh tay của mình để ôm lấy Hà Nội.
  • Hà Nội trong tôi qua nhạc Trịnh
    Hà Nội dường như đâu chỉ là tình yêu và nỗi nhớ của riêng người Hà Nội. Ai đó, không phải người Hà Nội đã từng một lần dạo gót qua ba sáu phố phường (phố cổ), trên những con phố cũ (những phố được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, chủ yếu ở phía Đông và phía Nam hồ Hoàn Kiếm đến đường Đại Cồ Việt; phía Tây kéo đến phố Kim Mã)...
  • Hà Nội ơi!
    Tiếng chuông đồng hồ báo thức reo lên, tôi vội vàng nhớ ra sáng nay có cuộc hẹn ra sân bay đón người bạn từ Hà Nội vào có chuyến công tác ít ngày ở Sài Gòn. Kể từ khi ra trường chúng tôi như những cánh chim bay về muôn phương tìm cho mình nơi phát triển sự nghiệp  tương lai phía trước và chúng tôi bắt đầu những câu chuyện hàn thuyên bên quán cóc cà phê vỉa hè giữa lòng Sài Gòn và hòa vào tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm đã đánh thức trong tôi về một quá khứ Hà Nội nơi tôi đến.
  • Đi xa nhớ quán vỉa hè
    Ngồi quán trà đá của bà cụ trong con ngõ nhỏ trên phố Lý Nam Đế (Hà Nội), thấy bà cụ thở dài, bảo quán của bà dạo này vắng khách quá. Trước kia, khi cơ quan nọ chưa chuyển trụ sở đi nơi khác, trong ấy tỏa ra quán của bà mỗi ngày khoảng 30 khách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội trong tôi là… - Số 9: “Người thủ lĩnh nhiệt huyết của Hội máu Hà Nội”
    Có một người đoàn viên thanh niên ngày đêm miệt mài, nhiệt huyết “giữ nhịp đập trái tim”, lan toả tình yêu thương với những bệnh nhân đang mòn mỏi chờ nguồn máu. Nhân dịp Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), Podcast HNTTL xin được giới thiệu khách mời đồng hành: Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội Trịnh Xuân Thuỷ - Thanh niên sống đẹp Thủ đô năm 2021.
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
  • Lễ hội Tri thức Nền tảng – Mở kho tàng thư
    Lễ hội Tri thức Nền tảng với chủ đề “Bức tranh xuất bản” do Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam tổ chức lần thứ nhất với sự tham gia của nhiều nhà xuất bản, các đơn vị phát hành sách cùng các hoạt động phong phú sẽ diễn ra từ ngày 24 – 31/3/2023 tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tranh dân gian Đông Hồ trên sân khấu ballet
    Vở ballet “Đông Hồ” sẽ được Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam công diễn phục vụ khán giả Thủ đô tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối  22 và 23/3/2023.
  • Xứ Đoài
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Xứ Đoài của tác giả Qúy Tháp
  • Nhà hát Tuổi trẻ kỷ niệm 45 năm thành lập
    Ngày 21/3, Nhà hát Tuổi trẻ thông báo chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm thành lập (1978-2023) với sự tham gia của các “thế hệ vàng”.
  • Trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long-Hà Nội
    Sáng 21/3, trong khuôn khổ Hội thảo Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, không gian trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội với nhiều sản phẩm đặc trưng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu.
  • Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc
    Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông mới đây đã ký ban hành Quyết định số 678/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc.
  • Vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy” được công chiếu miễn phí
    Chiều 25/3 tới, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam tổ chức công diễn miễn phí vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy".
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về”
    Tối 19/3, chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về” của các chiến sĩ bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội (3/1973-3/2023) diễn ra tại khu vực tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Lễ thượng cờ thiêng liêng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO