Lý luận - phê bình

Mạch nguồn chảy mãi...

Bùi Việt Mỹ 02/03/2023 14:01

Lời tòa soạn: Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương vào tháng 2/1943 là văn kiện chính trị quan trọng, tạo nền tảng cho sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa mới. Sau 80 năm, những tư tưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị. Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới bạn đọc một số bài viết của các cây bút là các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các văn nghệ sĩ với mong muốn sẽ làm sáng tỏ hơn những giá trị của bản Đề cương về văn hóa Việt Nam, cũng như những vấn đề đặt ra trong công cuộc phát triển văn hóa của đất nước hiện nay.

Ngược dòng lịch sử

Những năm 40 thế kỷ XX, cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ Hai đang dần tới kết thúc, Phát xít Nhật chiếm Đông Dương, nước ta bị thực dân Pháp đô hộ và rơi vào gọng kìm của cả Nhật và Pháp.

Tình hình kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa - xã hội rất phức tạp, mâu thuẫn giai cấp và dân tộc ngày càng sâu sắc. Trước cảnh nước mất, nhà tan, nghe theo tiếng gọi của Đảng, nhân dân ta đã đứng lên đánh giặc cứu nước; phong trào quyên góp lương thực, vũ khí, thuốc men, đưa con em tham gia các đội quân vũ trang cách mạng diễn ra khắp nơi. Giới trí thức, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên yêu nước chịu ảnh hưởng của cách mạng đã đứng lên đấu tranh chống lại phát xít Nhật và thực dân Pháp, đòi lại quyền tự do, độc lập cho dân tộc. Vì thế, thực dân Pháp lại, ra chính sách và hành động thể hiện âm mưu xóa bỏ tận gốc truyền thống văn hóa dân tộc ta. Giữa bối cảnh ấy, một bộ phận tầng lớp trí thức - trong đó có cả các nhà văn tên tuổi, có ảnh hưởng đến tâm lý công chúng lại tỏ ra chán nản, bi quan, hoang mang, mất phương hướng nên thờ ơ, không quan tâm đến thời cuộc. Tư tưởng ấy bắt đầu phả vào sáng tác, họ thật sự thiếu ngọn đèn dẫn lối về tư tưởng và con đường tất yếu làm cách mạng.

Cách mạng Việt Nam, ngay khi bước vào giai đoạn quyết định, Đảng ta nhận rõ trước hết cần phải có sự đột phá, thay đổi cục diện văn hóa, mang tính tư tưởng chính thống. Và bản “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” đã ra đời vào thời điểm trọng đại của lịch sử. Đề cương gồm 5 phần ngắn gọn cụ thể hóa quan điểm của Đảng.

Theo đó, trong giai đoạn này, mục tiêu, phương châm, phương pháp thực hiện cuộc cách mạng văn hóa ở nước ta phải nắm vững ba nguyên tắc: “Dân tộc hóa (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập); Đại chúng hóa (chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng) và Khoa học hóa (chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ)”.

Những năm sau, trong các văn kiện, sách báo của Đảng, trên các phương tiện thông tin đại chúng lúc bấy giờ đều nhất quán khẳng định giá trị tư tưởng, quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” của “Đề cương về văn hóa Việt Nam”, quyết tâm thực hiện và đưa vào đời sống quan điểm, tư tưởng, mục tiêu và ba nguyên tắc nói trên.

Có thể nói, “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943 là văn kiện đặt nền móng, mở đường cho việc xây dựng lý luận văn hóa cách mạng ở Việt Nam; là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ giới trí thức, văn nghệ sĩ hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Trên tinh thần, nội dung tư tưởng của “Đề cương về văn hóa Việt Nam”, văn hóa nói chung và văn học nói riêng đã chuyển mình sang bước tiến mới, “văn học vị nhân sinh”, giới trí thức, văn nghệ sĩ phấn đấu, sáng tạo, cống hiến vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, phụng sự Tổ quốc và nhân dân.
Trên suốt chặng đường đấu tranh đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, thế hệ văn nghệ sĩ kiên định với đường lối và phương châm “văn hóa kháng chiến”. Họ đã khẳng định khả năng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, những trận chiến cam go, ác liệt nhất và cũng từ đó, nhiều tác phẩm văn thơ, âm nhạc, mỹ thuật, điện ảnh, múa và kịch bản sân khấu… có sức hàm chứa và lan tỏa lớn nhất. Cho đến nay, sự hiện diện tác phẩm của họ vẫn giữ nguyên các giá trị sáng tạo; luôn khơi dậy niềm tự hào dân tộc, xứng danh với truyền thống anh hùng, với đạo lý văn hóa ngàn đời của tổ tiên ta. Những thành tựu lớn lao ấy đã chứng tỏ sức mạnh của đường lối mang tính cương lĩnh mà “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943 của Đảng ta là duy nhất đúng và trường tồn.

Mạch nguồn chảy mãi…

Từ sau năm 1975 thống nhất đất nước, bước sang thời kỳ xây dựng XHCN phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng thị trường cạnh tranh và hội nhập sâu rộng thì các hoạt động văn hóa nói chung, văn học nghệ thuật nói riêng, theo đó cũng trở nên đa dạng với nhiều loại hình, sản phẩm sáng tạo mới, du nhập mới đa sắc, đa chiều. Với cơ chế mới, đời sống kinh tế nhân dân nhanh chóng tăng lên, nhu cầu sinh thưởng thức văn hóa tăng theo và mặc nhiên các “sân chơi, sàn diễn” văn học nghệ thuật phát triển theo hướng cởi mở, đội ngũ văn nghệ sĩ ngày càng đông đảo.

Trước thời điểm Thủ đô Hà Nội kỷ niệm ngàn năm Thăng Long văn hiến, một lần nữa, định hướng quan trọng của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” được kế thừa cùng với yêu cầu của thực tiễn đổi mới là hết sức cần thiết, Ban chấp hành Trung ương đã xây dựng, ban hành Nghị quyết 05-NQ/TW (khóa VIII). Nghị quyết này thể hiện bước chuyển quan trọng về tư duy và năng lực xây dựng, phát triển văn hóa nước nhà của Đảng những năm đầu đổi mới; chứa đựng nhiều giá trị nhân văn và khoa học. Từ đây, giới văn nghệ sĩ đã coi Nghị quyết Trung ương 05-NQ/TW là kim chỉ nam cho tổ chức và hoạt động của mình ở thời kỳ mới. Trên cơ sở này, sự kiện lịch sử 1000 năm Thăng Long văn hiến trở thành mốc son đánh dấu bước phát triển vượt bậc của tất cả các ngành văn học, nghệ thuật Thủ đô và cả nước, về giá trị sáng tác, số lượng tác phẩm, quảng bá, công diễn với quy mô, tầm vóc, ý nghĩa to lớn.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW (khóa VIII), trước bối cảnh toàn thế giới phát triển mạnh về kinh tế, chính trị, đời sống văn hóa xã hội, đặc biệt là sự tiếp diễn mạnh mẽ của các cuộc cách mạng công nghệ trên thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, tác động khá nhanh và lớn đến mọi sinh hoạt đời sống, văn hóa xã hội, trong đó có văn học nghệ thuật, BCH Trung ương Đảng kịp thời ra Nghị quyết 23-NQ/TW (khóa X, năm 2008) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Đây là Nghị quyết đi sâu hơn và cụ thể hơn về văn học nghệ thuật.

vnapotalhanoichuongtrinhaodai-disanvanhoavietnam0734427524829177.jpg
Ảnh minh họa (Thành Đạt - TTXVN)

Như một bước phát triển mới từ các Hội nghị Trung ương về văn hóa, văn nghệ từ năm 1943 đến nay, tháng 11/2021, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Về mục tiêu chung, Đảng ta chỉ rõ: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến Chân - Thiện - Mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học; làm cho văn hóa phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh… Tổng Bí thư cũng chỉ rõ những hạn chế, tồn tại, bất cập, yếu kém trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục…

Triển khai thực hiện và phát triển nội dung “Đề cương về văn hóa Việt Nam” và Nghị quyết về Văn hóa của Trung ương Đảng, Thành phố Hà Nội đã cụ thể hóa cương lĩnh, nhiệm vụ của Đảng, vận dụng, đổi mới để phát huy tính tích cực tới mọi cấp ngành và tầng lớp nhân dân Thủ đô. Qua các kỳ Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Thường vụ Thành ủy đều xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trên địa bàn có nhiều di sản nhất cả nước; Tiếp tục xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, đáp ứng với nhu cầu của một xã hội tiến bộ.

Ngày 22/2/2022, Thành ủy ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045” với mục tiêu tạo bước phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường… Đây cũng chính là tiền đề tạo động lực cho sự phát triển của văn hóa nói riêng, văn học nghệ thuật nói chung.

Năm 2023 không chỉ là năm đánh dấu 80 năm “Đề cương về văn hóa Việt Nam”, mà còn là 25 năm Nghị quyết Trung ương 05 (Khóa VIII) và 15 năm Nghị quyết Trung ương 23 (Khóa X). Để “Đề cương về văn hóa Việt Nam” tiếp tục tỏa sáng sau 80 năm, hơn bao giờ hết, thế hệ chúng ta hôm nay cần nhận thức đầy đủ nhất chủ trương và nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo nội dung Nghị quyết của Đảng. Các thế hệ văn nghệ sĩ quyết tâm lao động sáng tạo để có nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, mang tầm vóc thời đại./. 

Bài tiếp theo: Đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng trong Đề cương về văn hóa Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • 15 năm đồng hành với Nghị quyết 23 - NQ/TW
    Nghị quyết 23 NQ/TW (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật (VHNT) trong thời kỳ mới được Trung ương ban hành năm 2008 - thời điểm chạm đích Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Giới văn nghệ sĩ Thủ đô thuộc 9 hội chuyên ngành và Báo Người Hà Nội (nay là Tạp chí Người Hà Nội) - cơ quan ngôn luận của Hội VHNT Hà Nội nhận thức rõ vị thế, trách nhiệm hết sức lớn lao của mình trước yêu cầu đổi mới văn hóa đất nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh… từ đó vai trò của văn nghệ s
  • Tính dân tộc, khoa học, đại chúng trong âm nhạc Cách mạng Việt Nam
    Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự phát triển văn hóa và bản “Đề cương về văn hóa Việt Nam” do Tổng bí thư Trường Chinh soạn thảo đã trở thành ánh sáng soi đường cho văn hóa, văn nghệ trong đó có âm nhạc. Nhiều thập kỷ qua âm nhạc đã luôn đồng hành với những sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc, đặc biệt là trong những cuộc kháng chiến cứu quốc và trong hòa bình dựng xây đất nước. Sự ra đời của âm nhạc cách mạng Việt Nam như một sự cộng hưởng và đồng vọng của tinh thần “Văn hóa soi đường cho quốc dân
  • Còn đây một thời hoa đỏ
    Thanh Tùng, có những câu thơ thật bình dị, dễ hiểu, nhưng đọc xong cứ phải sững lại. Có gì trong ấy: “Mọi người tiễn em ra mộ/ Anh lại đón em về với trái tim/ Đó là nơi tốt nhất của em/ Nơi không bao giờ thay đổi” (Dù em đã đổi thay).
  • Bác Hồ với các nghệ sĩ tạo hình quốc tế
    Mỗi khi nghĩ về Bác, tôi luôn cảm thấy mình thật may mắn vì đã có dịp được gặp gỡ, được sống cùng thời và với vị lãnh tụ vĩ đại ấy, nhất là trong quãng thời gian tôi học tập và sinh sống tại Đức. Sắp tới kỷ niệm ngày sinh nhật Người, những kỷ niệm và câu chuyện về Bác lại ùa về trong tôi, trong đó là các câu chuyện về Bác với nghệ sĩ quốc tế.
  • Phát huy trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, tình yêu Hà Nội của văn nghệ sĩ Thủ đô
    Nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò, sứ mệnh cao quý của văn học, nghệ thuật (VHNT) và đội ngũ văn nghệ sĩ, ngày 16/6/2008, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới. Kể từ khi Nghị quyết được triển khai cho đến nay, VHNT Thủ đô đã có sự chuyển mình ra sao, còn những hạn chế tồn tại gì, và đâu là giải pháp để khắc phục những hạn chế đó. Cùng Người Hà Nội trò chuyện với NSND Trần Quốc Chiêm – Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ
  • Nói gì về "văn học queer"?
    Nằm trong chuỗi hoạt động “Những ngày Văn học châu Âu”, “Queer writing - Writing queer” là buổi tọa đàm song ngữ Việt - Anh do Hội đồng Anh tại Việt Nam và Tạp chí Zzz Review tổ chức. Sự kiện vừa diễn ra vào tối ngày 14/5/2023 tại Viện Goethe Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Góc nhìn văn hóa - Số 27
    NHN - Tượng đài vua Lê Thái Tổ nằm trong quần thể kiến trúc tại số 16 phố Lê Thái Tổ (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm), là một trong những tượng đài cổ nhất ở Hà Nội. Nơi đây ẩn chứa nhiều truyền thuyết xa xưa và bí ẩn gắn liền với hồ nước linh thiêng cùng lịch sử hào hùng của vị vua đã có công giữ nước. Trong chuyên mục văn hóa xưa và nay mời quý vị cùng tìm hiểu những nét độc đáo của công trình kiến trúc lâu đời này.
  • Trưng bày “Thi đua ái quốc – Ươm những mầm xanh”
    Sáng ngày 9/6/2023, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 25 Tông Đản, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Thi đua ái quốc – Ươm những mầm xanh”. Đây là sự kiện kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023).
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 14: Giải mã ngôn ngữ gen Z: Sáng tạo hay lệch chuẩn?
    Thời gian gần đây cùng với mức độ phủ sóng của gen Z trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, không khó để bắt gặp một loại ngôn ngữ đặc trưng riêng của thế hệ này.  Hà Nội với với vị thế là Thủ đô của cả nước; sự giao lưu và tiếp biến các trào lưu văn hoá diễn ra liên tục, ngôn ngữ gen Z cũng không nằm ngoài các trào lưu đó. Vì vậy, trong thời gian qua, việc định hình văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử cho thế hệ thanh thiếu niên luôn được các cấp chính quyền và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
  • MC Vân Hugo chuẩn bị lên xe hoa với bạn trai doanh nhân
    Mới đây, hình ảnh mặc váy cưới của MC Vân Hugo được đăng tải đã nhận về nhiều sự quan tâm từ khán giả.
  • Xây dựng bản đồ Food tour quảng bá ẩm thực Hà Nội
    Sau khi ba nhà hàng của thành phố được gắn 1 sao Michelin (Giải thưởng danh giá trong làng ẩm thực thế giới), 45 nhà hàng khác được vinh danh và một giải thưởng dành cho đầu bếp trẻ xuất sắc tại sự kiện Michelin Guide Ceremony mới diễn ra, Sở Du lịch Hà Nội khẳng định đây là tin vui cho ngành Du lịch Thủ đô, là cơ hội tốt để quảng bá rộng rãi ẩm thực Hà Nội ra thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mạch nguồn chảy mãi...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO