Nâng cao giá trị sản phẩm du lịch khu thắng cảnh Hương Sơn

Đăng Chung| 23/04/2018 08:08

Những năm qua, Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội) đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ khi số lượng du khách đến với thắng cảnh Hương Sơn ngày một đông. Có được những kết quả đó, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện môi trường du lịch tại khu di tích, ngành du lịch Hà Nội đã và đang nỗ lực nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại đây để thu hút du khách…

Đa dạng sản phẩm du lịch

Thực hiện Kế hoạch khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch tại các quận, huyện thị xã trên địa bàn TP. Hà Nội, vừa qua (18/4), Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức, đại diện Cơ quan hỗ trợ hợp tác quốc tế vùng Paris tại Hà Nội cùng các đơn vị, doanh nghiệp lữ hành tổ chức đoàn khảo sát thực tế trên tuyến Tuyết Sơn (gồm chùa Bảo Đài, động Tuyết Sơn), thuộc quần thể khu di tích thắng cảnh Hương Sơn và tọa đàm “Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tại huyện Mỹ Đức”.

Nâng cao giá trị sản phẩm du lịch khu thắng cảnh Hương Sơn
Ông Trần Đức Hải – Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội phát biểu tại buổi tọa đàm (Ảnh: Đăng Chung).

Tại buổi tạo đàm, ông Trần Đức Hải - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, chương trình công tác nhằm xây dựng các điểm đến du lịch phục vụ đa dạng các nhu cầu của khách du lịch cũng như tăng hiệu quả hoạt động của ngành kinh tế du lịch trên địa bàn Thành phố, tạo sức hút du khách đến với các điểm du lịch địa phương. Hiện nay, theo quy hoạch trên địa bàn Thành phố có 6 trọng điểm về du lịch. Khu vực huyện Mỹ Đức là Hương Sơn, Quan Sơn là một trong 6 trọng điểm du lịch, tuy nhiên các hoạt động khu vực này trọng tâm là chùa Hương (Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn). Lượng du khách đến với chùa Hương tập trung trong 3 tháng âm lịch đầu năm - mùa lễ hội chùa Hương tương đối lớn, chủ yếu là khách du lịch tâm linh. Sau mùa lễ hội, 9 tháng còn lại khách du lịch đến rất hạn chế…

“Hương Sơn (Chùa Hương) là một quần thể di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với động Hương Tích, Hinh Bồng, chùa Thiên Trù, Tuyết Sơn, Thanh Sơn... xen lẫn với rừng núi, hoa lá cỏ cây mà còn được tôn vinh bởi Hương Sơn nằm trong cái nôi văn hóa đặc sắc, với các phong tục, nếp sống sinh hoạt đặc trưng của làng quê Việt Nam. Mới đây, chùa Hương đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Vì vậy, với tài nguyên thiên nhiên ban tặng, khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cần phải phát triển hơn nữa một loại hình văn hóa đặc biệt của Hà Nội, phong phú với các sản phẩm du lịch vừa gắn với di tích lịch sử tâm linh vừa gắn với các lễ hội truyền thống và các làng nghề trên địa bàn huyện Mỹ Đức…” - ông Trần Đức Hải nhấn mạnh.

Thông tin về tuyến Tuyết Sơn, ông Nguyễn Bá Hiển - Phó Ban quản lý Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cho biết: Tuyến Tuyết Sơn (chùa Bảo Đài, động Tuyết Sơn- thuộc quần thể khu thắng cảnh Hương Sơn), được thiên nhiên ban tặng với cảnh vật rất đẹp trên bến dưới thuyền du khách thăm quan đánh giá rất cao. Chùa Bảo Đài cũng là nơi có rất nhiều điểm nhấn về du lịch, trên cung đường lên động Tuyết Sơn có những rừng mơ nổi tiếng cùng với những giá trị về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như: trồng rau sắng, rừng mơ đi vào thơ ca trong lòng du khách và nhân dân địa phương từ lâu. 

Theo ông Hiển để thu hút khách du lịch đến tuyến Tuyết Sơn, cũng cần đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng, hệ thống hàng quán đồng bộ, nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường, tăng cường thêm lực lượng giới thiệu du lịch cho du khách… Đồng thời, Phó Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cũng mong muốn phía Sở Du lịch Hà Nội, các ban ngành đoàn thể, lãnh đạo huyện Mỹ Đức tiếp tục quan tâm đến đội ngũ tiếp viên tại điểm, để tại các điểm di tích khi có khách du lịch đến vừa giới thiệu giá trị di tích, giá trị lịch sử của tour tuyến điểm vừa là người để giữ gìn môi trường cảnh quan, công tác ANTT… Để tour tuyến về với thắng cảnh Hương Sơn ngày cảng thuận tiện hơn.

Đánh thức tiềm năng du lịch

Dẫn chúng tôi đi thăm quan, anh Nguyễn Tuấn Anh - Tổ hướng dẫn tuyên truyền Ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cho biết, động Tuyết Sơn nơi đây xưa kia là một vùng hoang vắng. Đời Vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hoà thứ 15 (1694) bà quận chúa Hoàng Thị Ngọc Hương về dựng chùa Bảo Đài mở động Tuyết Sơn làm nơi thờ Phật. Từ đó, chùa Bảo Đài được xây dựng theo kiến trúc cổ Việt Nam đời Lê - Trịnh. Trải qua nhiều thế kỷ chùa đã được tu sửa lại nhiều lần như. Đến nay, hình dánh chùa được làm theo kiến trúc nhà Nguyễn. Đứng giữa sân chùa có thể cảm nhận được sự tráng lệ, kỳ vĩ của cảnh chùa, núi non.

Nâng cao giá trị sản phẩm du lịch khu thắng cảnh Hương Sơn
Du khách vãn cảnh chùa Bảo Đài (Ảnh: Đăng Chung).

Trên cửa động Tuyết Sơn có khắc ba chữ Hán “Ngọc Long Động”, trong động chia thành hai nhánh động nhỏ. Một nhánh động là Tam bảo thờ Phật, bên cạnh có khối thạch nhũ gọi là cây Trường Tuyết, trong vách đá có bức tượng phù điêu tạc bà quận chúa Ngọc Hương với đường nét chạm khắc mềm mại mang dáng vẻ hiền từ của một bà vãi tham thiền mộ đạo. Nhánh động thứ hai là điện thờ Mẫu, có tượng các cô, các cậu bằng đá. Động Tuyết Sơn thuộc quần thể Thắng cảnh Hương Sơn nên hàng năm lượng khách đến đây chủ yếu đông vào dịp Lễ hội Chùa Hương là chính và thường đi trong một ngày. Ngoài Lễ hội chùa Hương khách vãn cảnh chùa Bảo Đài và động Tuyết Sơn thưa thớt hơn.

Anh Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Công ty du lịch Nụ cười mới nhận định, “trong khoảng 10 năm trở lại đây, du lịch tâm linh có thể nói phát triển mạnh mẽ. Trong đó có danh nam thắng cảnh Hương Sơn, Thiên Trù, Hương Tích…được các đơn vị khai thác chùa Hương tâm niệm khách phải đi đủ 5 năm hoặc 10 năm giống như đi Yên Tử, Bái Đính… để hành trình về đất phật. Tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn thì tuyến Tuyết Sơn (chùa Bảo Đài, động Tuyết Sơn) cũng là một điểm nhấn du lịch cần được “đánh thức” tiềm năng giá trị du lịch, đề cùng một hành trình về chùa Hương thì các đơn vị lữ hành có thể khai thác thêm tuyến Tuyết Sơn và Long Vân.

“Giá trị chùa Hương không thể khai thác trong vòng 3 tháng hết được mà phải khai thác cả năm. Có thể khai thác vào các tháng 9, 10 đó là mùa hoa Súng tiềm năng rất lớn của chùa Hương, du khách có thể đi chụp ảnh hoa Súng trong ngày, hay tháng 3 mùa hoa Gạo chùa Hương… đó là những gì thiên nhiên ban tặng cho Mỹ Đức, để du khách cảm nhận đánh giá những giá trị tiềm năng du lịch chùa Hương và đặc biệt sản phẩm du lịch chùa Hương có thể kết nối với các sản phẩm du lịch phụ cận như: trên địa bàn huyện Mỹ Đức có 22 xã, 1 thị trấn thì có khoảng 43 lễ hội truyền thồng, làng nghề, đi đâu chúng ta có thể bắt gặp giá trị lễ hội. Vì vậy, các đơn vị lữ hành có thể đánh giá tổ chức cho du khách đến với Mỹ Đức nhiều hơn.”

Tại buổi tọa đàm “Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tại huyện Mỹ Đức”, nhiều doanh nghiệp lữ hành cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều điểm hạn chế phát triển du lịch huyện Mỹ Đức trong đó điểm nhấn khu di tích thắng cảnh Hương Sơn như: cần sớm khắc phục ở tuyến du lịch Tuyết Sơn gồm: Hạ tầng giao thông hạn chế, đò vận chuyển khách còn biểu hiện mất an toàn khi chưa được trang bị áo phao; lái đò đòi tiền típ; thiếu hướng dẫn viên du lịch tại điểm; biển chỉ dẫn chưa đồng bộ; hàng quán hai bên đường lụp xụp và còn nhiều rác thải vứt bừa bãi; công tác quảng bá, xúc tiến chưa được quan tâm đúng mức; nhiều điểm không có sóng di động, internet…

Nâng cao giá trị sản phẩm du lịch khu thắng cảnh Hương Sơn
Du khách thành tâm trong động Tuyết Sơn (Ảnh: Đăng Chung).

Trước những vấn đề đặt ra, để nâng cao chất lượng tuyến Tuyết Sơn nói riêng, quần thể di tích danh thắng chùa Hương nói chung, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Đức Hải đề nghị huyện Mỹ Đức, Ban quản lý khu di thích thắng cảnh Hương Sơn cần nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách để xây dựng sản phẩm du lịch; xây dựng hệ thống biển, bảng chỉ dẫn đồng bộ trên các tuyến du lịch; xây dựng thêm nhà vệ sinh công cộng; tổ chức bộ phận hướng dẫn viên tại điểm để thực hiện tốt không chỉ trong 3 tháng mà cả 9 tháng sau lễ hội; với khoảng 5.000 đò, vì vậy phải quản lý tốt đội ngũ lái đò vận chuyển khách, đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức thường xuyên cho người lái đò; chủ động đẩy mạnh liên kết hợp tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển sản phẩm du lịch; đảm bảo môi trường, an ninh, an toàn cho tất cả du khách,…

Trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Xuân Tùng - Trưởng phòng quản lý lữ hành, Sở Du lịch Hà Nội mong muốn, các doanh nghiệp tiếp tục phối hợp cùng Sở Du lịch, UBND huyện Mỹ Đức xây dựng những sản phẩm mới, đa dạng hóa, khác với sản phẩm du lịch truyền thống không chỉ là những sản phẩm phục vụ du khách mùa du lịch, lễ hội. Qua những buổi khảo sát thực tế giúp cho nhà quản lý thấy rõ những việc cần phải làm, cần phải điều chỉnh, bổ sung, cần đầu tư hoàn thiện hơn để các doanh nghiệp có thể xây dựng và bán sản phẩm du lịch cho du khách không chỉ vào các dịp mùa lễ hội.

Trong thời gian tới, Sở Du lịch Hà Nội sẽ tiếp tục giới thiệu các điểm đến du lịch tới các đơn vị lữ hành để mong rằng các doanh nghiệp có thêm đánh giá nhìn nhận giá trị du lịch và căn cứ vào các nhu cầu thị hiếu của khách để xây dựng các chương trình du lịch phù hợp, đưa ngành du lịch Thủ đô ngày càng phát triển.

(0) Bình luận
  • Đình Bác Lãm
    Đình Bác Lãm trước kia gọi là đình Quan Thôn, thuộc xã Bác Lãm, tổng Thắng Lãm, huyện Thanh Oai.
  • Đình Bá Dương
    Từ trung tâm thành phố Hà Nội xuôi theo Quốc lộ 32 tới thị trấn Phùng rẽ phải theo đê sông Hồng khoảng 7km, sau đó rẽ phải khoảng 400m là tới đình Bá Dương.
  • Đình, chùa Đông Trù
    Nằm bên bờ sông Đuống đầy truyền tích, cụm di tích đình - chùa Đông Trù như một bức tranh quê nằm ven sông huyền thoại. Đình và chùa Đông Trù thuộc thôn Đông Trù, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
  • Đền Bà Chúa
    Đền Bà Chúa thuộc thôn Viên, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
  • Sông Cà Lồ
    Sông Cà Lồ trước kia là một nhánh của sông Hồng, tách ra từ xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Sau do phù sa bồi lấp cửa sông nên ngọn nguồn của sông Cà Lồ ngày nay là xã Vạn Yên, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, cách bờ sông Hồng tới vài ba kilômét.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bàn giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác trong triển lãm Mỹ thuật Thủ đô
    Nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác tác phẩm nghệ thuật đáp ứng yêu cầu của Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô, sáng ngày 24/3, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Nâng cao chất lượng sáng tác trong triển lãm Mỹ thuật Thủ đô” với sự tham gia của đông đảo các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà lý luận phê bình mỹ thuật là hội viên trong Hội.
  • Triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”
    Từ 26 - 31/3/2023, tại chùa Quán Sứ (69 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Phật tử Kim Đức.
  • Truyện ký về người cộng sản kiên trung  
Nguyễn Đức Cảnh
    Kỉ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023), Nhà xuất bản Kim Đồng vừa giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Nguyễn Đức Cảnh” của tác giả Nghiêm Đa Văn.
  • Mai Tài Phến tham gia dự án điện ảnh 40 tỷ đồng
    Mai Tài Phến sẽ vào vai Võ Tòng - nhân vật kinh điển trong phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam" của đạo diễn Quang Dũng.
  • Phân luồng giao thông trên đường Hội Xá để phục vụ cho Tuần lễ thương mại
    Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội vừa có văn bản số 1019/TP-SGTVT về việc tổ chức giao thông, phân luồng giao thông trên đường Hội Xá, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội để tổ chức Tuần lễ thương mại - Hàng thủ công mỹ nghệ - Sinh vật cảnh quận Long Biên năm 2022, thời gian từ ngày 28/10/2022 đến ngày 20/11/2022.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội trong tôi là… - Số 9: “Người thủ lĩnh nhiệt huyết của Hội máu Hà Nội”
    Có một người đoàn viên thanh niên ngày đêm miệt mài, nhiệt huyết “giữ nhịp đập trái tim”, lan toả tình yêu thương với những bệnh nhân đang mòn mỏi chờ nguồn máu. Nhân dịp Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), Podcast HNTTL xin được giới thiệu khách mời đồng hành: Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội Trịnh Xuân Thuỷ - Thanh niên sống đẹp Thủ đô năm 2021.
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
  • Lễ hội Tri thức Nền tảng – Mở kho tàng thư
    Lễ hội Tri thức Nền tảng với chủ đề “Bức tranh xuất bản” do Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam tổ chức lần thứ nhất với sự tham gia của nhiều nhà xuất bản, các đơn vị phát hành sách cùng các hoạt động phong phú sẽ diễn ra từ ngày 24 – 31/3/2023 tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tranh dân gian Đông Hồ trên sân khấu ballet
    Vở ballet “Đông Hồ” sẽ được Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam công diễn phục vụ khán giả Thủ đô tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối  22 và 23/3/2023.
  • Xứ Đoài
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Xứ Đoài của tác giả Qúy Tháp
  • Nhà hát Tuổi trẻ kỷ niệm 45 năm thành lập
    Ngày 21/3, Nhà hát Tuổi trẻ thông báo chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm thành lập (1978-2023) với sự tham gia của các “thế hệ vàng”.
  • Trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long-Hà Nội
    Sáng 21/3, trong khuôn khổ Hội thảo Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, không gian trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội với nhiều sản phẩm đặc trưng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu.
  • Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc
    Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông mới đây đã ký ban hành Quyết định số 678/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc.
  • Vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy” được công chiếu miễn phí
    Chiều 25/3 tới, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam tổ chức công diễn miễn phí vở kịch “Sống mãi tuổi mười bảy".
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về”
    Tối 19/3, chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về” của các chiến sĩ bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội (3/1973-3/2023) diễn ra tại khu vực tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Nâng cao giá trị sản phẩm du lịch khu thắng cảnh Hương Sơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO