"Người thương nhớ thương" - Khúc ca mới về Huế

Lê Quang Vinh| 01/02/2023 17:52

Đây là bài hát cuối cùng của Tào Khánh Hưng khép lại một năm nở rộ tài năng âm nhạc của một người viết nhạc "tay ngang" - Nhà báo, Phó Tổng biên tập Báo Xây dựng họ “Tào”, dòng họ hiếm hoi của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tôi là một trong số ít được nghe bản demo bài "NGƯỜI THƯƠNG NHỚ THƯƠNG" do chính tác giả tự... “lên giọng”.

Ngay thời điểm "thuở ban đầu" này, tôi đã bị lời ca "đo ván" bởi những khúc thức rất... “thơ" mượt mà: "Ơi nàng thơ giữa Huế thương/ Nón nghiêng nghiêng, che chiều tím thế/ Hương Giang xuôi, mây trời soi bóng/ Cầu Trường Tiền mười hai nhịp cong xinh".

gnbghnft.jpg

Hình ảnh "Nón nghiêng nghiêng, che chiều tím thế" không những là "đặc sản” Huế, nó còn như là "hồn" của xứ mưa Cố đô. Bởi vùng miền nào, ngay cả Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội, cũng không thể có được màu tím lịm ngọt này, một màu tím dịu dàng duy nhất phớt mỏng tang lên không gian, thời gian, sông núi, thành quách trầm mặc, u huyền nơi kinh thành một thuở. Câu ca từ khiến tôi bật nhớ bài thơ cực ngắn, tài hoa - chỉ mỗi 2 câu, của thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo khi ông "điểm nhãn" Huế trong một lần "trà dư, tửu hậu" cùng bạn bè văn chương trên quê hương người vợ thứ 2 của mình: "Sông Hương hóa rượu, ta đến uống/ Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say".

Ngay sau khi ra đời, bài thơ đi vào lòng bè bạn, được truyền từ người này sang người khác, và cứ thế dòng sông Hương này của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo chảy rào rạt, ngây ngất trong lòng những ai có dịp biết đến bài thơ. Tôi tin, đoạn ca từ "Ơi nàng thơ giữa Huế thương/ Nón nghiêng nghiêng, che chiều tím thế/ Hương Giang xuôi, mây trời soi bóng/ Cầu Trường Tiền mười hai nhịp cong xinh" cũng sẽ được công chúng yêu thơ nhạc nằm lòng như đã nằm lòng bài thơ vừa dẫn của Nguyễn Trọng Tạo.
“Huế yêu ơi! Sâu lắng Nam Ai
Và Nam Bình dịu dàng câu hát
Chín nhớ, mười thương em vẫn đợi
Duyên dáng thướt tha nắng sớm phượng hồng”

Ngay như Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước cũng từng bị “ám ảnh” bởi các làn điệu Nam Bình, Nam Ai. Trong ca từ nhạc phẩm "Đêm tàn bến Ngự", nhạc sĩ đề cập đến âm hưởng của Nam Bình: “Nhưng thoảng nghe khúc ca Nam Bình sầu than như nức nở khóc duyên bẽ bàng”. Cũng trong ca khúc này, nhạc sĩ nhắc đến khúc Nam Ai: “Thuyền mơ trong khúc “Nam Ai”. Đàn khuya trên sông ngân dài. Ai luyến ai tiếc khúc ca Tần Hoài…”. Tào Khánh Hưng chắc chắn cũng đã nhiều phen bị “gió táp, mưa sa” bởi hai điệu dân ca Huế này. Nên đến đoạn mượt mà nhất, “Huế nhất” của bài hát, không thể để con tim mình giả bộ “thờ ơ” được nữa: “Huế yêu ơi! Sâu lắng Nam Ai/ Và Nam Bình dịu dàng câu hát”. Bởi “Chín nhớ, mười thương em vẫn đợi”.

Tôi nghĩ nhạc sĩ viết ra nét nhạc này, là khi anh đã thành “con tin” của những dáng Kiều sông Hương núi Ngự: “Duyên dáng thướt tha nắng sớm phượng hồng”...
“Ơi Huế thương!
Nhịp chèo mái đẩy trăng lên
Thành Nội thâm nghiêm, dáng xưa trầm mặc
Cơm hến chiều ni thơm hương Vĩ Dạ
Ngọt bùi hạt gạo quê hương”

Đây là đoạn điệp khúc - tả thực. Nét nhạc cuồn cuộn, mà dìu dặt, trào dâng (“Nhịp chèo mái đẩy trăng lên”). Hình ảnh vừa trang đài, sang trọng (“Thành Nội thâm nghiêm, dáng xưa trầm mặc”), lại vừa chân chất, bình dân (“Cơm hến chiều ni thơm hương Vĩ Dạ”); rất gần gũi, đời thường (“Ngọt bùi hạt gạo quê hương”)...
Đến đây thì cảm xúc khó mà kìm nén được nữa. Ca từ cùng tiết tấu, giai điệu như được đẩy lên để... “100% Huế” hơn:
“Gió mênh mang đôi bờ Hương Giang
Chiều xuống theo chuông chùa Thiên Mụ
Xa xa thông xanh, núi Ngự Bình
Mây lang thang đưa ai về Bạch Mã hoàng hôn”.

Một bức tranh thủy mặc (thủy mạc) rất đẹp: dòng Hương Giang miên man gió, tiếng chuông Thiên Mụ mờ ảo trong sắc chiều thinh không, núi Ngự Bình thông xanh ngút ngàn tầm mắt, mây trời bảng lảng Bạch Mã hoàng hôn. Công cụ của nhà nghệ sĩ giờ là “cây cọ” và những “lọ phẩm màu” hoà quện cùng các cung bậc âm thanh, được phối trộn kỳ ảo (hư hư, thực thực) như ở nơi vô thủy vô chung - không mở đầu, không kết thúc. Triết thuyết đạo Phật gọi đó là cõi “vô thường", đầy lãng mạn.
Ở đoạn điệp khúc vừa nghe, tác giả đã rút hết tấm lòng, cái tình của người để viết ra rồi, như chim yến từ máu thịt làm nên sự kết tinh vô giá của cái tổ yến nhỏ nhoi mà quý hơn vàng, bởi ngàn lần bổ dưỡng dâng đời.

dnftyn.jpg
Ngay sau khi ca khúc “ Người thương nhớ thương “ ra đời đã thu hút đông đảo khán thính giả Huế và cả nước qua giọng ca mượt “ chất Huế” của ca sĩ (Sao mai) Nguyễn Hoàng Tịnh Uyên.

“Ơi nàng thơ giữa Huế thương
Môi hồng, rượu ngọt men say
Mắt ai vương màu tím
Dịu dàng Huế, người thương, nhớ thương…
Mắt ai vương màu tím
Dịu dàng Huế, người thương, nhớ thương…”

Ở trên là cảnh Huế, không gian, thời gian Huế (vũ trụ Huế); còn đoạn kết này là con người cụ thể của "NGƯỜI THƯƠNG NHỚ THƯƠNG": nhan sắc, mọi vẻ của “nàng thơ giữa Huế thương”: “môi hồng”, “mắt ai vương màu tím”, “dịu dàng Huế”...

Bài hát mà các bạn đang nghe qua vidio là giọng ca của nữ ca sĩ Nguyễn Hoàng Tịnh Uyên. Với ưu thế được sinh ra và lớn lên ở Tp. Huế, Tịnh Uyên đã chinh phục thành công bài hát của một tác giả người miền Bắc sáng tác về quê hương mình. Ca sĩ khá giỏi khi cố gắng “nhuận sắc” bài hát (Huế hóa) cho “đặc sệt Huế” trong cách nhả chữ độc đáo của mình. Chỉ nghe qua mỗi bài hát này, người nghe đã phải thốt lên: ca sĩ chắc chắn phải là một trong những “giọng ca vàng” của xứ Huế mộng mơ.

Tìm hiểu về Tịnh Uyên, mới biết nữ danh ca từng công tác tại Học viện âm nhạc Huế. Sau mới chuyển công tác vào Tp. Đà Nẵng làm Giảng viên thanh nhạc của Khoa “Giáo dục Nghệ thuật” thuộc Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng.

Là giảng viên trẻ, năm 2022 Tịnh Uyên bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ chuyên ngành “Lý luận và phương pháp dạy âm nhạc trong nhà trường”. Cô giáo trở thành 1 trong những tiến sĩ trẻ tuổi bậc nhất của ngành học này.

Ngoài công tác giảng dạy tại Học viện âm nhạc Huế và Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng, Tịnh Uyên thường xuyên tham gia biểu diễn trong các chương trình truyền hình, sự kiện ân nhạc lớn được tổ chức tại Huế, các tỉnh - thành miền Trung khác.

Sở trường với giọng hát ngọt ngào (“rất Huế”), Tịnh Uyên luôn thành công khi thể hiện những ca khúc nhạc nhẹ, trữ tình.

Tịnh Uyên còn tham gia nhiều cuộc thi âm nhạc chuyên nghiệp, từng đoạt giải thưởng lớn như: giải 3 Sao mai truyền hình Toàn quốc (dòng nhạc nhẹ năm 2013), giải Nhất đơn ca hè năm 2008, giải Nhất giọng hát vàng 2008, giải Nhất tiếng hát Trịnh Công Sơn 2011 tại Huế, giải 3 biên tập viên dẫn chương trình truyền hình Huế năm 2012...

NGƯỜI THƯƠNG NHỚ THƯƠNG

Tào Khánh Hưng

Ơi nàng thơ giữa Huế thương
Nón nghiêng nghiêng, che chiều tím thế
Hương Giang xuôi, mây trời soi bóng
Cầu Trường Tiền mười hai nhịp cong xinh

Huế yêu ơi! Sâu lắng điệu Nam Ai
Và Nam Bình dịu dàng câu hát
Chín nhớ, mười thương em vẫn đợi
Duyên dáng thướt tha nắng sớm phượng hồng

Ơi Huế thương!
Nhịp chèo mái đẩy trăng lên
Thành Nội thâm nghiêm, dáng xưa trầm mặc
Cơm hến chiều ni thơm hương Vĩ Dạ
Ngọt bùi hạt gạo quê hương
Gió mênh mang đôi bờ Hương Giang
Chiều xuống theo chuông chùa Thiên Mụ
Xa xa thông xanh, núi Ngự Bình
Mây lang thang đưa ai về Bạch Mã hoàng hôn

Ơi nàng thơ giữa Huế thương
Môi hồng, rượu ngọt men say
Mắt ai vương màu tím
Dịu dàng Huế, người thương, nhớ thương…
Mắt ai vương màu tím
Dịu dàng Huế, người thương, nhớ thương…

(Hà Nội, 8/12/2022)

Bài liên quan
  • Ăn và nghiền kem Tràng Tiền trên đất Huế
    Quán kem Tràng Tiền nằm khiêm nhường trên đường Lê Lợi rợp bóng râm và tràn hương hoa níu ánh mắt, dùng dằng bước chân của bọn trẻ tha thẩn trong buổi chiều lưng lửng nắng.
(0) Bình luận
  • “Chân trời gọi nắng”: Tưởng niệm cố nhạc sĩ Hồng Đăng
    “Chân trời gọi nắng” là tên cuốn sách của nhiều tác giả, do bà Lê Anh Thúy (người vợ của cố nhạc sĩ Hồng Đăng) tập hợp bản thảo và Nxb Hội Nhà văn ấn hành vừa ra mắt độc giả vào chiều ngày 21/3/2023.
  • Truyện ký về người cộng sản kiên trung  
Nguyễn Đức Cảnh
    Kỉ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023), Nhà xuất bản Kim Đồng vừa giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Nguyễn Đức Cảnh” của tác giả Nghiêm Đa Văn.
  • Ra mắt bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” bản tiếng Nga
    Ngày 15/3, tại thủ đô Moskva của Nga, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN (Viện Trung Quốc và châu Á đương đại, Viện Hàn lâm Khoa học Nga) đã tổ chức buổi giới thiệu công trình khoa học tập thể bộ quốc sử “Đại Việt sử ký toàn thư” của Việt Nam được dịch sang tiếng Nga và xuất bản với 8 tập.
  • Tín hiệu mừng khi dòng tiểu thuyết dã sử nở rộ
    Xuất hiện trên văn đàn từ năm 2005 với tiểu thuyết dã sử “Điệu nhạc trần gian” dày 1000 trang, nhà văn Hà Thuỷ Nguyên đã làm đầy sự nghiệp văn chương với những tác phẩm ghi dấu ấn. Nhân dịp tập 2 của bộ tiểu thuyết dã sử “Thiên địa phong trần” vừa ra mắt với nhan đề “Nổi gió”, phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có buổi trò chuyện cùng chị xung quanh câu chuyện sáng tác dòng văn học này.
  • “Sóng độc”: Lối rẽ bất ngờ của nhà văn Trần Gia Thái
    Buổi tọa đàm về tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức đã diễn ra vào sáng ngày 10/3 tại 19 Hàng Buồm, Hà Nội với nhiều chia sẻ từ các nhà nghiên cứu phê bình, nhà văn và nhà báo.
  • Hồi ký “Đi tìm một vì sao": Sức hấp dẫn của sự chân thực
    Ngạn ngữ có câu: “Mở một cuốn sách, thấy một con người”. Đó là điều mà độc giả sẽ thấy khi đọc cuốn hồi ký tự truyện “Đi tìm một vì sao” của tác giả Phạm Quang Nghị, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội… - một chân dung, một chính khách đã đi qua 70 năm đầy biến động của xã hội, đất nước và những điểm nút thời cuộc không thể nào quên của lịch sử.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hộp nghệ thuật - Số 07: Lễ hội truyền thống trong thời hiện đại - Kỳ II
    Ở kỳ trước của Podcast  Hộp nghệ thuật chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về lễ hội truyền thống và thực trạng lễ hội truyền thống hiện nay. Với những biến tướng và thực trạng đó, ở podcast kỳ này, Người Hà Nội tiếp tục có cuộc trò chuyện với Nhà nghiên cứu Văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ để làm sáng tỏ những vấn đề tiếp theo xoay quanh lễ hội truyền thống. Đó là hệ quả, nguyên nhân và hướng đi cho sự phát triển vẹn toàn của loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian này.
  • Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023: Kết nối di sản
    Tối 24/3, Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp cùng UBND thành phố tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023 với chủ đề: “Kết nối di sản phát triển du lịch” tại sân khấu khu vực Đền Bà Kiệu, phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm.
  • Bàn giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác trong triển lãm Mỹ thuật Thủ đô
    Nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác tác phẩm nghệ thuật đáp ứng yêu cầu của Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô, sáng ngày 24/3, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Nâng cao chất lượng sáng tác trong triển lãm Mỹ thuật Thủ đô” với sự tham gia của đông đảo các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà lý luận phê bình mỹ thuật là hội viên trong Hội.
  • Top 05 điểm săn mây đẹp nhất Việt Nam
    “Săn mây” đang là một trào lưu cực "hot" của dân "phượt" hiện nay. Đứng trên các ngọn núi cao, thả hồn theo đám mây trắng xốp bồng bềnh trôi dưới chân hẳn là những giây phút mà ai cũng muốn được một lần trải nghiệm trong đời.
  • Hoa hậu Phương Khánh gặp sự cố sau hôn lễ của Linh Rin và Phillip Nguyễn
    Hoa hậu Phương Khánh bị mất hành lý quan trọng sau khi tham dự đám cưới tại Philippines của Linh Rin và Phillip Nguyễn.
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyện về những con dốc trong lòng Hà Nội
    Những con dốc cao vời vợi của Hà Nội xưa, giờ đã được "khoác áo mới" bởi những con đường bằng phẳng, thẳng tắp. Nhưng với những người yêu Hà Nội, những con dốc vẫn luôn vẹn nguyên trong ký ức. những câu chuyện xung quanh chúng cũng dần mai một.
  • Thưởng thức những bức vẽ giàu cảm xúc trong triển lãm "Gặp gỡ tháng 3"
    Hơn 200 bức tranh tươi sáng, giàu cảm xúc của các thầy trò trung tâm Nghệ thuật Megan Art vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm "Gặp gỡ tháng 3” diễn ra từ 25/3 đến 31/3 tại sảnh tầng 1 tòa nhà New skyline, KĐT Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.
  • Các hoạt động trong Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng
    Từ ngày 9 đến 13/5/2023, Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam tổ chức Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần đầu tiên.
  • Giải mã những địa danh có tên gọi "Tây" ở Hà Nội
    Trung tâm Hà Nội có những địa danh "Tây" được đặt theo tên của người nước ngoài, gắn với đó là câu chuyện lịch sử thú vị xoay quanh.
  • Dạo bước ngắm hoa mai anh đào giữa lòng Thủ đô
    Những ngày này, dãy hoa anh đào Nhật Bản bắt đầu nở rộ trong khuôn viên khu ngoại giao nằm trên phố Thụy Khuê (Tây Hồ), tạo nên cảnh sắc thiên nhiên thú vị.
  • Đền thờ bà Ả Lanh
    Thôn Đại Đồng Nam có một ngôi đền thờ Bà Ả Lanh, là tướng lĩnh tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Nhân dân trong vùng thường gọi là đền thờ Bà Ả Lanh, thuộc tiểu khu Đại Nam, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
  • Góc nhìn văn hóa - Số 19
    NHN – Bánh mì là một món ăn hiếm hoi có mặt ở cả những nhà hàng và bàn tiệc sang trọng cho đến những quầy ăn nhanh đường phố hay những thúng bán rong. Bánh mì Hà Nội đã có từ lâu đời và cho đến nay đây vẫn là món ăn hấp dẫn, nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn tại nhiều quốc gia trên thế giới.
  • Triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”
    Từ 26 - 31/3/2023, tại chùa Quán Sứ (69 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm nghệ thuật “Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Phật tử Kim Đức.
  • Hà Nội trong tôi là… - Số 9: “Người thủ lĩnh nhiệt huyết của Hội máu Hà Nội”
    Có một người đoàn viên thanh niên ngày đêm miệt mài, nhiệt huyết “giữ nhịp đập trái tim”, lan toả tình yêu thương với những bệnh nhân đang mòn mỏi chờ nguồn máu. Nhân dịp Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), Podcast HNTTL xin được giới thiệu khách mời đồng hành: Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội Trịnh Xuân Thuỷ - Thanh niên sống đẹp Thủ đô năm 2021.
  • Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội, và cũng là chợ có lịch sử ra đời sớm từ năm 1889.
"Người thương nhớ thương" - Khúc ca mới về Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO