Nhạc sĩ Phú Quang: Thấu cảm nỗi đau trong ký ức Hà Nội 12 ngày đêm

Nhạc sĩ Phú Quang/ANTĐ| 20/12/2017 18:21

Nhà ở phố Khâm Thiên, Hà Nội, nhạc sĩ Phú Quang đã từng suýt chết trong trận ném bom rải thảm B52. Đài tưởng niệm Khâm Thiên hiện nay chính là vị trí căn phòng trước đây của ông. Ngắn gọn là vậy nhưng cũng đủ nói lên những thời khắc kinh hoàng mà người nhạc sĩ tài hoa này đã từng trải qua trong quá khứ.

ảnh 1Nơi đặt Đài tưởng niệm Khâm Thiên từng là vị trí căn phòng của nhạc sĩ Phú Quang

Tiếng bom rung chuyển đất trời 

Là một người con Hà Nội, Phú Quang không thể nghĩ, ông lại trở thành nhân chứng sống của đợt ném bom rải thảm B52 cách đây đúng 45 năm. Cái đêm máy bay Mỹ trút xuống Hà Nội cả nghìn tấn bom, Hà Nội kéo còi báo động vang trời, Phú Quang cùng các anh chị chạy xuống hầm chữ U. Tiếng bom rơi mà ông còn nhớ tới ngày hôm nay là tiếng ầm ầm rung chuyển đất trời. Sau những loạt bom đã dứt, cả 3 người thấy căn hầm im bặt, không một tiếng động. Khi dùng tay quờ sang những người nằm trong căn hầm, ông thấy ai nấy đều đã chết trước sức ép của bom. Thì ra, một quả bom đã rơi ngay trước cửa hầm. Những người ngồi ở hai bên cạnh hầm chữ U đều đã không thể thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. 

Có lẽ, trời đã cho ông và các anh chị của mình được sống. Khi cả 3 leo lên trên mặt hầm, không thể ngờ, nhà cửa đã bị san phẳng. Thường ngày, không thể đứng ở phố Khâm Thiên nhìn sang phố Đê La Thành, vậy mà hôm ấy, ông đã nhìn thẳng được tới tận khu vực bên kia. Trong đợt ném bom năm ấy, Phú Quang đã chứng kiến đôi mắt thất thần của những người phụ nữ mất đi chồng con. Ông nhớ nhất hình ảnh của cụ bà đã đứng gần như bất động, hệt như một pho tượng khi chứng kiến người dân tìm kiếm trong đống đổ nát lần lượt 26 người thân trong gia đình bà. Không một giọt nước mắt nào rơi, nhưng chính gương mặt lặng khô ấy lại khắc trong tâm trí ông một nỗi đau, một sự thấu cảm. 

Nhạc sĩ Phú Quang: Thấu cảm nỗi đau trong ký ức Hà Nội 12 ngày đêm

Nghe bản giao hưởng “Hồi ức”, 3/4 khán giả đã khóc

Do vậy, mỗi khi nhớ về Hà Nội 12 ngày đêm, bên cạnh niềm tự hào về tinh thần quả cảm của quân và dân Thủ đô, nhạc sĩ Phú Quang luôn cảm thấy xót xa, nghẹn ngào. Đặc biệt, căn phòng nhỏ của ông ngày đó, giờ đã là nơi đặt Đài tưởng niệm Khâm Thiên. Phú Quang cho biết, mỗi lần nhìn vào bức tượng cô gái bế đứa con trên tay, ông lại rơm rớm nước mắt bởi những ký ức đau thương lại ùa về. Cũng trong trận ném bom vào Hà Nội năm ấy, nhạc sĩ Phú Quang đã mất đi một người bạn thân. Không biết có mối liên hệ nào giữa hai thế giới của người “được” sống và người đã chết, nhưng trong những ngày đi tìm xác bạn, Phú Quang đã thấy người bạn hiện lên trong giấc mơ. Do vậy, ông đã cất công đi tìm bạn và quyết tìm cho ra. Lần nào trở về từ đống đổ nát, áo Phú Quang cũng ám mùi tử khí. Nhạc sĩ Phú Quang bảo: “Cái áo bu-dông ấy, tôi để ngay trước cửa nhà nhưng cũng không ai thèm lấy”. 

Thế rồi, ông cũng tìm thấy xác người bạn thân. Thì ra, chính là nơi bà chị dâu bỗng bị hẫng chân như có ai kéo xuống khi đi qua đống tro tàn, chỉ khới lớp đất lên khoảng 50 phân là thấy bạn. Để rồi thời gian qua đi, trong các chương trình ca nhạc kỷ niệm Hà Nội một thời đạn bom hay các chương trình biểu diễn tại sông Thạch Hãn, nhạc sĩ Phú Quang luôn rơi vào cảm giác lặng thinh khi hồi tưởng về những ký ức năm xưa. Để rồi khi phím đàn piano cứ dạo mà giọng hát như nghẹn đắng lại. “Dường như, có một thế giới bên kia đang hiện diện song hành cùng cuộc sống của con người” - Phú Quang nghĩ vậy.  

Với tâm hồn nghệ sĩ mong manh và trải nghiệm của một người con Hà Nội đã đi qua những ngày Thủ đô chìm trong bom đạn, Phú Quang đã viết nên ca khúc “Em ơi Hà Nội phố”. Đặc biệt, bản giao hưởng “Hồi ức” khi trình diễn trong khán phòng Nhà hát Lớn TP.HCM, có tới 3/4 khán giả đã khóc. Có lẽ, âm nhạc với sức mạnh truyền đi tâm tư, tình cảm của người nhạc sĩ đã lay động con tim mọi người. Hay đúng hơn, ký ức về Hà Nội đã giúp ông tạo nên các sáng tác bất hủ. Dù thành công là vậy nhưng nếu được lựa chọn, Phú Quang cho rằng: “Không có chiến tranh còn hơn”. 

(0) Bình luận
  • Người lính Sài Gòn trong bộ ảnh “Hai người lính
    Sáng ngày 19/5, Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đã diễn ra tại Hà Nội. Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành là một trong số tác giả vinh dự được nhận giải thưởng cao quý này với bộ ảnh “Hai người lính”. Tôi lại nhớ hồi tháng 4/2021, tôi có dịp đi cùng ông, nữ nhà báo Dương Phương Vinh, Báo Tiền Phong và tổ phóng viên VTV để gặp ông Bùi Trọng Nghĩa, người lính Sài Gòn trong bức ảnh.
  • Phát động cuộc thi vẽ tranh về di sản văn hóa Việt Nam
    Hội Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Trịnh Gia vừa phát động cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” với mong muốn góp thêm những hoạt động thiết thực, ý nghĩa vào sự nghiệp chung bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
  • Lần đầu trưng bày gốm cổ Bát Tràng trong 6 thế kỷ
    Sáng 18/5, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia khai mạc Trưng bày chuyên đề “Gốm cổ Bát Tràng”, giới thiệu tới công chúng sưu tập hiện vật độc đáo, đặc sắc gốm Bát Tràng từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XX.
  • “Nam Định in dấu chân Người”
    Triển lãm “Nam Định in dấu chân Người” nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023) vừa khai mạc tại Bảo tàng tỉnh Nam Định.
  • Khám phá đất nước, con người Argentina qua triển lãm “50 năm - 50 hình ảnh”
    Triển lãm “50 năm - 50 hình ảnh” tại Không gian nghệ thuật Complex 1 (Tây Sơn, Đống Đa, TP. Hà Nội) giới thiệu tới công chúng về đất nước Argentina từ những góc nhìn đặc biệt.
  • Triển lãm "Chung một con đường" mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
    Kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức trưng bày “Chung một con đường” với gần 200 tài liệu, hiện vật tiêu biểu.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Góc nhìn văn hóa - Số 27
    NHN - Tượng đài vua Lê Thái Tổ nằm trong quần thể kiến trúc tại số 16 phố Lê Thái Tổ (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm), là một trong những tượng đài cổ nhất ở Hà Nội. Nơi đây ẩn chứa nhiều truyền thuyết xa xưa và bí ẩn gắn liền với hồ nước linh thiêng cùng lịch sử hào hùng của vị vua đã có công giữ nước. Trong chuyên mục văn hóa xưa và nay mời quý vị cùng tìm hiểu những nét độc đáo của công trình kiến trúc lâu đời này.
  • Trưng bày “Thi đua ái quốc – Ươm những mầm xanh”
    Sáng ngày 9/6/2023, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 25 Tông Đản, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Thi đua ái quốc – Ươm những mầm xanh”. Đây là sự kiện kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023).
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 14: Giải mã ngôn ngữ gen Z: Sáng tạo hay lệch chuẩn?
    Thời gian gần đây cùng với mức độ phủ sóng của gen Z trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, không khó để bắt gặp một loại ngôn ngữ đặc trưng riêng của thế hệ này.  Hà Nội với với vị thế là Thủ đô của cả nước; sự giao lưu và tiếp biến các trào lưu văn hoá diễn ra liên tục, ngôn ngữ gen Z cũng không nằm ngoài các trào lưu đó. Vì vậy, trong thời gian qua, việc định hình văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử cho thế hệ thanh thiếu niên luôn được các cấp chính quyền và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
  • MC Vân Hugo chuẩn bị lên xe hoa với bạn trai doanh nhân
    Mới đây, hình ảnh mặc váy cưới của MC Vân Hugo được đăng tải đã nhận về nhiều sự quan tâm từ khán giả.
  • Xây dựng bản đồ Food tour quảng bá ẩm thực Hà Nội
    Sau khi ba nhà hàng của thành phố được gắn 1 sao Michelin (Giải thưởng danh giá trong làng ẩm thực thế giới), 45 nhà hàng khác được vinh danh và một giải thưởng dành cho đầu bếp trẻ xuất sắc tại sự kiện Michelin Guide Ceremony mới diễn ra, Sở Du lịch Hà Nội khẳng định đây là tin vui cho ngành Du lịch Thủ đô, là cơ hội tốt để quảng bá rộng rãi ẩm thực Hà Nội ra thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Nhạc sĩ Phú Quang: Thấu cảm nỗi đau trong ký ức Hà Nội 12 ngày đêm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO